Những việc cần làm khi đi tảo mộ tiết Thanh minh
GiadinhNet - Rất nhiều người đi tảo mộ tiết Thanh minh đã làm qua loa cho nhanh xong, hoặc làm không đúng nghi lễ, hoặc cúng bái vàng mã, sát sinh tốn kém... Phải làm sao cho đúng?
Đi tảo mộ không nên sát sinh
Năm nay tiết Thanh minh rất tiện cho mọi người sắp xếp vì bắt đầu đúng vào ngày chủ nhật 4/4/2021 (23/2 âm lịch), tiết trời trong sáng, dễ chịu hơn do nhiệt độ đã lên cao và độ ẩm giảm xuống.
Chị Nguyễn Thị Hòa (Hà Nội) rất vui và khoe với chị hàng xóm rằng Thanh minh rơi vào ngày nghỉ nên cả đại gia đình nhà chị sẽ tề tựu đông đủ để cùng nhau đi "thăm" các cụ.
Chị khoe luôn đã mua được con gà trống thiến nặng tới 3kg, đã được làm sạch để luộc, sáng mai đem lên nghĩa trang để cúng Thanh minh "các cụ". Khách nhà chị vốn là một phật tử nói rằng, Thanh minh tuy không lớn như lễ Vu lan báo hiếu, nhưng mang nét đẹp văn hoá về truyền thống hiếu kính, biết ơn tổ tiên của người Việt. Dịp này nhiều nhà có các hoạt động sum vầy, vui vẻ nhưng tuyệt đối tránh sát sinh khi đi tảo mộ.
Nghe giải thích biết dịp này nên kiêng sát sinh, chị đã cất biến con gà vào ngăn đá.
Rất nhiều người đi tảo mộ tiết Thanh minh đã làm lễ mặn đem ra mộ bày biện, hoặc làm qua loa cho xong chuyện, làm không đúng nghi lễ, hoặc cúng bái vàng mã tốn kém mà gia tiên không được hưởng.
Tiết Thanh minh không nên sát sinh, vật phẩm cúng lễ tiết Thanh minh không nên dùng lễ mặn mà chỉ nên cúng hoa quả, cỗ chay. Có như vậy tổ tiên mới dễ siêu thoát.
Lễ chay gồm: Hoa quả, trầu cau, oản chuối, xôi chè, bánh trái, nước, gạo muối, bỏng, bơ, mật ong, hương nhang, đèn (nến), tiền vàng (tiền vàng có, nhưng không nhiều và không dùng những đồ mã lớn như ngựa, nhà, xe cộ... vừa lãng phí tốn kém, vừa không đúng lễ).
Lễ mặn nếu muốn làm thì không đặt trên mặt mộ vì các cụ không được hưởng, còn bị cõi âm quở trách nặng nề. Lễ mặn cũng chỉ nên là bánh chưng, rượu, thịt (thịt là chân giò, khoanh giò nạc…).
Cả lễ chay hay lễ mặn đều chỉ đặt ở ban thờ Thần linh. Nếu không có ban thờ Thần linh thì mang theo bàn, đặt lễ lên đấy, hoặc chọn chỗ cao, kê vài viên gạch đặt mâm lễ lên.
Các gia đình thường thích cúng khấn xong hạ lễ, ăn uống vui vẻ tại chỗ. Nhưng các chuyên gia đều khuyên không nên tảo mộ xong thì hạ lễ và ăn uống tại chỗ hoặc gần nghĩa trang – bởi khu vực đó âm khí nặng nề, khói hương, tàn tro, bụi bặm nhiều.
Đồ cúng Thanh minh thì không nên mang về nhà, nên để lại nghĩa trang cho người làm ở đó, người nghèo đói ăn. Nhưng nếu mộ phần ở nơi hoang vu, ít người lui tới thì có thể gói đem về cho người khó khăn.

Muốn mời "các cụ" về ăn cỗ và biếu vàng mã thì nên về nhà làm. Ảnh minh họa.
Các bước nên làm khi tảo mộ
Khi tới nghĩa trang, mộ phần thì chủ lễ, thường là Trưởng họ (là trưởng nam, hoặc người lớn tuổi nhất trong dòng họ), hoặc người cha trong gia đình đặt lễ vào ban Thần linh (ở nghĩa trang lớn), hay miếu quan Thần linh, hoặc chỗ thờ chung (ở nghĩa địa nhỏ) – rồi thắp hương, khấn quan Thần linh cho phép con cháu vào thăm mộ gia tiên và tảo mộ (nếu là nghĩa trang tập thể thì sắm lễ, vàng, hương cúng quan Thần linh riêng).
Chủ lễ đốt hương khấn vái xin quan Thần linh, long mạch, sơn thần, thổ phủ - những vị cai quản khu đất nghĩa trang cho con cháu tảo mộ, sửa sang, phát quang và bồi thổ mộ phần tổ tiên, rồi đưa con cháu tiến về khu mộ gia tiên.
Tại đây chủ lễ thắp hương xin phép gia tiên cho con cháu thăm viếng, đồng thời tu bổ, làm quang quẻ lại khu mộ, rẫy cỏ, phát quang, tỉa cành cây khô, gẫy, bồi tôn mộ phần (nếu là mộ đất) để tránh rắn, chuột làm tổ, đào hang. Hoặc làm sạch bia mộ, quét lại vôi/sơn… Vôi sơn dịp này hay được dùng là màu nâu, màu đỏ nhằm giúp khu mộ vượng khí, vui mắt… mong ước con cháu dễ có tài lộc.
Riêng mộ đất nếu sụt lún, vỡ lở thì cần xin phép bồi thổ, hoàn long mạch để âm phần yên ổn. Với mộ đất thì bồi thổ, đắp tôn cao. Với mộ xây thì làm sạch, quét dọn, rẫy cỏ, tỉa cành cây, rễ cây để bảo vệ mộ phần.
Xong xuôi công việc tảo mộ thì biện lễ cắm hoa, thắp hương, hoa quả, bánh kẹo, xôi chè... Nếu có điều kiện thì đặt mỗi mộ một đĩa, nếu không có điều kiện thì đặt tất cả chung một mâm to ở trước mộ cụ "to nhất", rồi chủ lễ tập trung con cháu đứng trước mộ phần đọc Văn khấn Thanh minh.
Cúng Thanh minh gia tiên nhà mình xong thì đốt thêm hương đi "thăm hỏi" các cụ xung quanh, mộ vô chủ. Khi hương nơi mộ phần cháy khoảng 2/3 nén thì thắp tiếp một tuần hương xin hạ lễ, tạ ơn rồi hóa vàng mã.
Lưu ý là lễ tảo mộ không nên đốt nhiều vàng mã vì rất tốn tiền thật để mua đồ mã đốt, còn gây nên các hình thức mê tín. Theo giải thích của các nhà tâm linh, làm như thế "các cụ" không thể nhận được, còn bị ma quỷ quanh đó cướp hết. Đốt nhiều vàng mã còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của chính những người đốt và nhiều người khác.

Thanh minh mang nét đẹp văn hoá hiếu kính, biết ơn tổ tiên nên nhiều nhà cùng vui vẻ đi tảo mộ. Ảnh minh họa.
Trong khi mọi người đi tảo mộ thì những người ở nhà cần dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, ban thờ gia tiên và chuẩn bị làm cỗ cúng tổ tiên.
Sắp lễ xong thì thắp hương khấn vái theo tập tục, đọc Văn khấn Thanh minh tại nhà, mời gia tiên về nhà thụ hưởng. Quan trọng là phải thành tâm và nghiêm cẩn khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Lúc này những người đi tảo mộ ngoài nghĩa trang đã có thể về tới nhà, tất cả rửa ráy sạch sẽ rồi mới sum vầy ăn uống mới vui vẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngày nay một số đô thị lớn đã giản tiện hơn, họ làm mọi việc tu sửa, tôn tạo mộ phần từ lễ tạ mộ cuối năm, tới lễ tảo mộ tiết Thanh minh họ chỉ mang hương hoa đi thăm viếng rồi về. Người ở xa, người bận công việc không về quê được có thể không tham dự lễ tảo mộ đầu năm, hoặc không cần cúng bái cỗ bàn, mà có thể đơn giản thắp hương tưởng nhớ tổ tiên ở xa.
Lễ tảo mộ tiết Thanh minh không có công thức chung, tùy vùng miền, tập tục địa phương mà thực hiện. Tảo mộ là sửa sang làm sạch đẹp cho ngôi mộ, tân trang mộ phần. Cúng lễ chỉ hương, hoa, oản khảo. Riêng thần linh thì có chút vật phẩm không quy định, không cố chấp. Không cúng lễ linh đình nơi mộ phần.
"Phú quý sinh lễ nghĩa" nên ngày nay người ta bày biện đủ kiểu, rất khó nói. Lễ tảo mộ có chung ý nghĩa là biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên; Không sát sinh; Tảo mộ xong mời các cụ về nhà thụ hưởng lễ vật chứ ngoài mộ phần không cúng bái cỗ bàn, ăn uống gì, mà chỉ đơn giản là thắp hương xin phép tảo mộ. Quá trình tảo mộ với cái tâm vui vẻ, chân thành thể hiện sự hiếu kính, giúp âm phần của tổ tiên tốt đẹp để con cháu thuận hòa, hưng thịnh.
Hà Thanh
(Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người)

Đây là lý do vì sao nên tránh đặt bàn thờ gần cửa sổ
Ở - 7 giờ trướcGĐXH - Đặt bàn thờ gần cửa sổ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt về phong thủy và làm giảm tính thiêng liêng của không gian thờ cúng. Cụ thể, những yếu tố sau đây là lý do tại sao nên tránh đặt bàn thờ gần cửa sổ.

Có nên chuyển nhà vào tháng 6 nhuận 2025? Lời khuyên của chuyên gia
Ở - 9 giờ trướcGĐXH – Năm 2025 là năm có 2 tháng 6 nhuận theo lịch âm. Vậy chuyển nhà vào tháng 6 nhuận có tốt không và cần lưu ý gì để mọi việc thuận lợi, may mắn, dưới đây mọi người có thể tham khảo.

Hoa hậu Ngọc Hân vác bụng bầu tự trang trí căn hộ xinh xắn, đúng chất 'chữa lành'
Ở - 14 giờ trướcGĐXH - Đang trong thời gian bầu bí, Hoa hậu Ngọc Hân vẫn tích cực làm việc, sửa nhà và vừa hoàn thiện một căn hộ nhỏ xinh. Cô cho biết, ngôi nhà này đủ cho những dịp cả nhà quây quần, "healing" cuối tuần.

Nếu nhà bạn sở hữu loại cây này, con cháu hưởng phúc, cả nhà được bình an, ấm no
Ở - 16 giờ trướcGĐXH - Trong phong thủy, một số loại cây cảnh được tin rằng mang lại năng lượng tích cực, giúp gia đạo bình an, thịnh vượng. Bài viết dưới đây giúp bạn biết một số cây cảnh không chỉ làm đẹp không gian sống, mà còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

'Sau khi khấn ông bà phù hộ cho con cháu biết thương nhau, mọi việc tốt lên' - câu chuyện khắc phục một lỗi trên bàn thờ là phúc khí ngập tràn
Ở - 20 giờ trướcGĐXH - Ban thờ tổ tiên là không gian linh thiêng với các gia đình Việt. Một ban thờ sạch, bố trí đúng cách ngoài thể hiện lòng hiếu kính, còn giúp con cháu lòng nhẹ – nhà an, giữ gìn phúc khí.

Cách bố trí lọ hoa trên bàn thờ chuẩn phong thủy, thu hút tài lộc và may mắn
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Việc đặt lọ hoa trên bàn thờ không chỉ bày tỏ lòng tôn kính mà còn quan trọng trong việc thu hút tài lộc và may mắn đến với gia đình.

Sen đá hoàng tử đen - vừa đẹp, vừa sang và lý do phong thủy cây thường được tặng trong dịp khai trương hoặc dịp lễ quan trọng
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Cây xanh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng và vận khí của ngôi nhà. Sen đá hoàng tử đen là một trong những loại cây mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, đem lại nhiều lợi ích cho gia chủ.

Cuộc sống xa hoa của 'em xinh' Quỳnh Anh Shyn, trong căn nhà hơn 100m2 cực chất
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Quỳnh Anh Shyn mất sáu tháng sửa chữa căn hộ và bố trí nội thất phong cách mid-century modern, tạo không gian sống nghệ thuật và ấm cúng.

Những loại cây cảnh văn phòng mang lại tài lộc, giảm stress
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Chọn cây cảnh phong thủy cho văn phòng giúp thanh lọc không khí, giảm stress, tăng may mắn và tài lộc, đồng thời mang đến không gian làm việc thoải mái, hiệu quả.

Người tuổi này trồng cây đại tướng quân để mang lại bình an, giảm thiểu những khó khăn
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Cây đại tướng quân khi phát triển tốt và nở hoa sẽ mang lại hạnh phúc, tài lộc và sự bình an cho gia chủ. Người mang tuổi sau đây nếu sở hữu cây này sẽ bình an, giảm xui xẻo và khó khăn trong cuộc sống.

Nếu nhà bạn sở hữu loại cây này, con cháu hưởng phúc, cả nhà được bình an, ấm no
ỞGĐXH - Trong phong thủy, một số loại cây cảnh được tin rằng mang lại năng lượng tích cực, giúp gia đạo bình an, thịnh vượng. Bài viết dưới đây giúp bạn biết một số cây cảnh không chỉ làm đẹp không gian sống, mà còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc.