Niềm vui từ điểm trường mới nơi vùng cao Hà Giang
GĐXH –Thầy và trò điểm trường Mầm non Tiên Nguyên nhiều năm nay vì không có lớp phải học nhờ ở nhà văn hóa thôn. Phòng học ngày càng xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho học sinh, nhưng nỗi lo đó đã không còn khi một điểm trường mới đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng với phòng ốc khang trang.
Thầy và trò nhiều năm phải mượn địa điểm để học
Tiên Nguyên là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Cơ sở vật chất nhà lớp học tại trường chính đã được nhà nước đầu tư đầy đủ các phòng học, tuy nhiên trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được cho công tác dạy và học, tại 11 điểm trường hiện nay mới được đầu tư 10 điểm trường, điểm trường Xuân Hồng học chung với nhà văn hóa; đồ chơi giành cho các cháu không có, đồ dùng của cô giáo chủ yếu do các cô tự tạo.
Nhiều năm qua, thầy cô ở điểm trường Tiên Nguyên không có cơ sở học tập riêng mà phải học nhờ tại trụ sở văn hóa thôn. Cơ sở vật chất thiếu thốn đủ bề, xuống cấp, thiếu an toàn nhưng giáo viên của trường vẫn luôn cố gắng bám trường, bám lớp. Cô Bùi Hồng Hạnh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tiên Nguyên, huyện Quang Bình nhớ điểm trường trước đây khi chưa có sự đầu tư xây dựng nhà lớp học, thầy cô phải học ở lớp vách lứa dột nát. Sau đó không đảm bảo an toàn nên mới nhờ thôn học ở nhà văn hóa, nhưng bất cập là nhà văn hóa 1 tháng họp 3 lần. Không có lớp học, học sinh nghỉ học nhiều. Bởi vậy mà việc nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như duy trì tỉ lệ chuyên cần cho học sinh rất khó khăn.

Đường lên điểm trường Xuân Chiều còn nhiều khó khăn. Ảnh PT
Không chỉ vậy đã có những thời gian để động viên người dân cho con đi học, các cô thay phiên nhau người ở lại trường trông học sinh, cô lại tranh thủ buổi trưa tới nhà phụ huynh để thuyết phục mỗi ngày. Đường đồi núi đất đá, người dân lại sống thưa thớt nên việc phải leo bộ cả quả đồi mới gặp được phụ huynh không phải là chuyện hiếm. Vào những hôm trời mưa, đường trơn trượt, việc đi lại còn khổ sở hơn nhiều.
Tất cả những khó khăn đó giờ có lẽ chỉ còn ở trong trí nhớ. Nhìn điểm trường Mầm non Tiên Nguyên mới khang trang, sạch đẹp, vừa được khánh thành ngày 18/9/2023 còn đượm mùi sơn mới, cô Hạnh vui mừng nói: "Chúng tôi luôn mong có được một ngôi trường mới với lớp học sạch sẽ và kiên cố để đảm bảo đủ điều kiện an toàn cho các con yên tâm học tập lâu dài. Nay niềm mong mỏi này đã thành sự thật rồi. Được dạy và học trong ngôi trường kiên cố thế này sẽ yên tâm hơn. Phụ huynh thấy cơ sở khang trang đã cho con đi học đều hơn".
Năm học 2023 – 2024 này tỷ lệ học sinh đến lớp đến trường tăng so với năm trước. Thành quả của những nỗ lực ấy là hiện giờ phụ huynh trong bản đều cho con đi học. Điểm trường mẫu giáo có khoảng 30 học sinh từ 3 – 5 tuổi theo học.
Trường đẹp cho em
Vào tháng 3/2023, điểm trường Mầm non Tiên Nguyên đã được khởi công xây dựng mới trên một vùng đất cao ráo của thôn Xuân Chiều, xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình. Sau 6 tháng, điểm trường đã được hoàn thiện. Toàn bộ kinh phí 415 triệu đồng để xây dựng điểm trường nhờ sự chia sẻ chia của các mạnh thường quân, trong đó BNI Rainbow tài trợ 350 triệu đồng. Ngoài ra là sự đóng góp công và trợ giúp của nhân nhân, Trung tâm Tình nguyện Việt Nam Trung ương đoàn. Vào ngày 18/9, lễ khánh thành điểm trường mầm non Xuân Chiều đã diễn ra.

Điểm trường thôn Xuân Chiều - Trường Mẫu giáo Tiên Nguyên đã được khánh thành sau 6 tháng khởi công. Ảnh PT
Trong giây phút hân hoan ấy, ai cũng cảm nhận rõ niềm vui của nhân dân, các bậc phụ huynh, tập thể giáo viên trong nhà trường cùng các em học sinh. Từ hôm nay, các em nhỏ đã có thể yên tâm học tập, vui chơi; cô và trò phát huy hết tính tích cực chủ động và sáng tạo của mình trong mỗi giờ học, các em sẽ cảm nhận được "Mỗi ngày đến trưởng là một ngày vui".
Ông Linh Chí Nguyễn – Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiên Nguyên cho biết: "Sự hỗ trợ của BNI ngày hôm nay chính là nguồn động viên, khích lệ to lớn để cô và trò nỗ lực cố gắng thi đua học tập. Công tác giáo dục của địa phương có điều kiện hơn. Hiện toàn xã Tiên Nguyên có 14 thôn bản, nhưng cơ sở vật chất của lớp học thiếu còn 1 thôn. Ngoài ra, các hạng mục khác còn thiếu nhiều như sân chơi, đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho các cháu ăn trưa… không có. Địa phương nguồn lực có hạn nên mong tổ chức BNI và các mạnh thường quân tiếp tục hỗ trợ địa phương để các cháu có điều kiện học tập tốt nhất". Ông Nguyễn cũng mong muốn bà con sẽ đưa các con đi học đầy đủ, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương và các thầy cô giáo tiếp tục hoàn thiện, giữ gìn các trang thiết bị đã được đầu tư xây dựng, sử dụng đúng mục đích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.


Những món quà cho các em nhỏ trung thu sớm
Tại buổi lễ khánh thành và bàn giao điểm trường mới, BNI cũng đã trao tặng áo ấm, bánh trung thu cùng cặp sách cho các em học sinh nhằm tiếp bước các em nhỏ tới trường. Bà Tuệ Giang – Chủ tịch BNI Rainbow (BNI Hà Nội 6) chia sẻ: "Ngoài việc khánh thành điểm trường hôm nay, chúng tôi mang thêm một số phần quà cho các em như áo ấm vì săp tới mùa đông, balo cho các em đi học và sữa, bánh trung thu… để có các em có mùa trung thu thật vui. Sau điểm trường này, Chapter BNI Rainbow cũng sẽ tiếp tục tìm và triển khai thêm những điểm trường khó khăn khác hoặc có thể hỗ trợ các vấn đề như áo ấm, sách bút, trang thiết bị học tập…. cho các cơ sở, hoàn cảnh khó khăn để các em có thể đến trường đầy đủ hơn và có 1 cuộc sống tốt hơn sau này".
Được biết, trước điểm trường thôn Xuân Chiều, các thành viên BNI Rainbow và đặc biệt BNI Hà Nội 6, Quỹ BNI Foundation Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Giám đốc vùng Phạm Thành Long đã tài trợ xây dựng 10 điểm trường. Đến nay đã có 9 điểm trường được khánh thành và bàn giao. Các điểm trường có ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên…và nhiều tỉnh thành trên cả nước với mong muốn chung tay tạo nên những mái trường mơ ước cho các con.

Sự chung tay của các thành viên BNI đã mang lại nhiều điểm trường mới cho các em nhỏ nơi vùng cao như Tiên Nguyên để các em có điều kiện học tập tốt. Ảnh PT

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế
Kết chuyển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể
Cảnh ngộ - 3 ngày trướcGĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại
Kết chuyển - 4 ngày trướcGĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn tại Huế
Kết chuyển - 3 tuần trướcGĐXH - Hoàn cảnh khó khăn ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ của bạn đọc sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải bài viết.

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.