Ninh Bình: Gian nan giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
GiadinhNet - Hiện nay, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đang là một trong những thách thức lớn đối với công tác DS-KHHGĐ của nước ta nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng. MCBGTKS sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các gia đình, an ninh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Cán bộ dân số truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại TP Ninh Bình. Ảnh: TL
Chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao
Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Đề án Kiểm soát MCBGTKS và triển khai nhiều hình thức tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng MCBGTKS của Ninh Bình mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao so với toàn quốc. Năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Ninh Bình là 113,3 bé trai/100 bé gái. Năm 2017, tỷ số này là 114,8 bé trai/ 100 bé gái. 9 tháng đầu năm 2018, tỷ số này ở mức 117,8 bé trai /100 bé gái.
Tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố, trong đó, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh tập trung cao ở thành phố Ninh Bình và huyện ven biển Kim Sơn. Đặc biệt từ năm 2012 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình luôn ở mức cao nhất tỉnh, thậm chí có phường, tỷ số giới tính khi sinh đạt mức trên 177 trẻ trai/100 trẻ gái.
Chia sẻ về những khó khăn trong việc kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Ngọc Cương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình cho biết: Hiện nay, tại Ninh Bình vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý ưa thích con trai, thậm chí “khao khát” có con trai để nối dõi tông đường. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã góp phần không nhỏ vào tình trạng MCBGTKS, nhất là trên địa bàn thành phố, thị xã – những nơi rất dễ tiếp cận với những dịch vụ y tế hiện đại. Mặc dù trong Pháp lệnh Dân số cũng đã có điều khoản nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng cách thức triển khai, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt cá nhân, những cơ sở có hoạt động hỗ trợ cho việc lựa chọn giới tính thai nhi còn chưa thực hiện triệt để.
Theo ông Phạm Ngọc Cương, việc xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ hiện nay thực hiện theo Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của BCH TW và chỉ xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. Do vậy thiếu sức răn đe đối với các đối tượng khác không phải là đảng viên. Việc xử lý đảng viên vi phạm ở nhiều đơn vị, địa phương thực hiện chưa được nghiêm túc, triệt để. Mặt khác, một số đơn vị, cấp ủy, đảng, chính quyền chưa thật sự vào cuộc, chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo nên kết quả đạt được chưa cao. Một số cán bộ chuyên trách, cộng tác viên chưa nhiệt tình trách nhiệm và thường xuyên biến động việc nắm bắt đối tượng và tuyên truyền, vận động còn hạn chế.
Cũng theo lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình, kinh phí chương trình Y tế - Dân số năm 2018 cấp muộn; kinh phí cho hoạt động truyền thông bị cắt giảm. Tại các địa phương, việc hỗ trợ kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ ít, gây khó khăn trong việc thực hiện triển khai hoạt động công tác DS-KHHGĐ của tỉnh, trong đó có việc kiểm soát tình trạng MCBGTKS. Ngoài ra, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với đội ngũ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số và nhân viên y tế thôn bản phần nào ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động truyền thông tại cơ sở.
Nỗ lực giảm thiểu tình trạng MCBGTKS
Trong năm 2018, theo báo cáo 9 tháng đầu năm, Chi cục DS-KHHGĐ đã ban hành nhiều kế hoạch liên quan đến giảm thiểu MCBGTKS như: Kế hoạch tổ chức Hội nghị phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các thông tin, kiến thức về kiểm soát MCBGTKS cho lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp cơ sở năm 2018; Kế hoạch về tổ chức Hội nghị phổ biến các thông tin, kiến thức thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng MCBGTKS cho những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ năm 2018; kế hoạch về tổ chức ngoại khóa trong các trường PTTH, THCS về vấn đề giới, bình đẳng giới, vai trò vị thế của phụ nữ và trẻ em gái năm 2018.
Theo đó, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố, Ban Dân số các xã, phường, thị trấn đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông giúp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS. Cụ thể, tổ chức 8 hội nghị ngoại khóa trong các trường PTTH, THCS về vấn đề giới, bình đẳng giới, vai trò vị thế của phụ nữ và trẻ em gái năm 2018; 8 hội nghị về nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng MCBGTKS cho những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ năm 2018; tích cực truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; treo băng rôn, pano, áp phích về MCBGTKS…
Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình tiếp tục phổ biến và quán triệt các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ tới các tầng lớp nhân dân; tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ, xử lý nghiêm những cán bộ đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ; tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình, đề án để từng bước nâng cao chất lượng dân số và giảm thiểu MCBGTKS, khống chế và phấn đấu giảm dần tỷ lệ MCBGTKS.
Theo đó, tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng dân số, tập trung vào giảm thiểu MCBGTKS” giai đoạn 2017-2020. Tập trung đầu tư nguồn lực, kinh phí, trang thiết bị truyền thông đến từng tổ dân phố, thôn xóm, cụm dân cư, tư vấn trực tiếp tới từng người dân, chú trọng đối tượng nam giới, người có uy tín trong cộng đồng, ông bà trong gia đình. Giảm thiểu MCBGTKS không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần có sự kiên trì, bền bỉ, sự hợp tác cũng như vào cuộc của tất cả các ban, ngành, tổ chức đoàn thể và toàn xã hội.
Nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, từ năm 2009, tỉnh Ninh Bình đã được triển khai Đề án Giảm thiểu MCBGTKS tại 74/145 xã, phường. Đến năm 2013, triển khai rộng khắp tại 145/145 xã, phường trong toàn tỉnh. Mục tiêu của Đề án là đưa tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Ninh Bình về mức bình thường, đảm bảo sự phát triển cân bằng của xã hội.
Mai Thùy - Quỳnh Trang

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 3 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.