Nỗi lòng của người mẹ già gồng mình nuôi cả gia đình tàn tật
GiadinhNet - Hết quần quật bên 7 sào ruộng lúa, bà Trần Thị Hà, 64 tuổi, trú thôn Linh Vượng, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lại tất tả đạp xe hơn 10 km lên chùa Hương Tích (huyện Can Lộc) gom cây chổi trện (cây rành) về bó thành chổi bán kiếm vài đồng để gồng gánh nuôi cả gia đình người con tàn tật.
Nhắc đến gia cảnh của bà Hà, người dân trong thôn Linh Vượng đều ngậm ngùi bởi số phận của bà đã khổ trăm bề với người con mắc di chứng chất độc da cam nay lại thêm người con dâu ngờ nghệch cùng người cháu bị bại não.
Khổ cả một đời người
Chúng tôi tìm gặp bà Hà khi bà đang còng lưng ngồi sửa lại chiếc xe đạp cà tàng để chuẩn bị đi làm thuê cho một người ở trong xã. Lau vội giọt mồ hôi trên trán, bà nói: "Gần đến ngày phải đưa cháu nội đi Hà Nội khám bệnh nên tôi cố làm thêm việc để có đồng tiến mua thêm hộp sữa cho cháu".

Hai vợ chồng anh Sơn cùng người con bị bệnh.
Năm 1980, bà Hà xuất ngũ sau 7 năm đi bộ đội chiến đấu ở tỉnh Đắc Lắc. Về quê nhưng bà Hà đã quá lứa, lỡ thì nên bà quyết ở vậy chăm lo cha gia đình. Khi thấy bạn bè cùng trang lứa có chồng con vui vầy nên bà liều đi xin cho mình một đứa con. Năm 1989, bà sinh con và đặt tên là Trần Văn Sơn.
Niềm vui vỏn vẹn chỉ được mấy tháng bởi sau đó, bà phát hiện Sơn không bình thường như những đứa trẻ cùng lứa.
"Sơn hay quấy khóc và thường lên cơn co giật. Lúc đó, tôi cứ gom được ít tiền là đưa Sơn đi bệnh viện khám. Hết bệnh viện huyện Nghi Xuân lại sang bệnh viện ở TP Vinh (Nghệ An) rồi đi bệnh viện ngoài Hà Nội. Khi các bác sĩ chẩn đoán Sơn bị teo cơ toàn thân do phơi nhiễm chất độc da cam thì tôi chỉ biết ôm con khóc" – bà Hà nhớ lại.
Các bác sĩ an ủi bà về chăm con và thường xuyên bóp chân, tay cho cháu. Thế nhưng, 11 năm sau đôi chân của Sơn cứ teo, co lại và không thể đứng lên được. Ngày đó, thấy bạn bè líu lo đi học, Sơn cứ khóc rưng rức đòi đi theo. Thương con, bà Hà gia cố lại chiếc xe đạp cà tàng rồi chở Sơn đến trường.
Thấy mẹ nhắc đến mình, Sơn từ trong nhà tập tễnh đi ra. Dù hai chân teo nhỏ, cẳng chân và đùi như dính vào nhau nhưng Sơn vẫn gắng gượng đi.
Thấy tôi ngạc nhiên, Sơn kể: "Mẹ tôi ngày nào cũng tất bật ngược xuôi, sáng sớm thì đội mưa nắng ở ngoài đồng, trưa chạy vội về nhà cho tôi ăn rồi để bụng đói đạp xe lên núi Chùa Tiên (chùa Hương Tích, cách nhà khoảng 10 km) nhổ cây chổi trện. Đêm mẹ tôi lại lầm lũi ngồi bó lại để sáng sớm đi bán mà tôi không cầm nổi nước mắt.
Nghĩ mẹ quá vất vả nên tôi gắng ngồi dậy bám vào thanh giường để tập đi. Nhiều lần gắng gượng đi được vài bước tôi vui lắm. Cứ nghĩ, nếu đi được 1 bước rồi tôi sẽ đi được 10 bước. Giờ thì tôi có thể đi lại để đỡ đần cho mẹ ít việc nhà".
Lo cho tương lai các con
Sơn đi được, sinh hoạt hàng ngày có thể tự lo được cho mình nên bà Hà phần nào yên tâm. Thế nhưng, năm 2003, bà lại gặp một cảnh đời éo le khiến bà không thể quay lưng. Đó là một ngày mưa tầm tã cuối tháng 9/2003.
Khi bà Hà đi cấy lúa từ ngoài đồng về thì gặp một cô gái bụng mang dạ chửa đội mưa ngồi ở mép đường. Hỏi qua, bà được biết cô gái này bị bố mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà vì lỡ dại khi con trai của họ đang đi làm ăn xa. Bố mẹ đẻ của cô gái thì đã mất.

Bà Hà phải bươn chải, gồng gánh cả gia đình tàn tật
Dù cuộc sống của hai mẹ con bà Hà còn vất vả nhưng bà vẫn quyết định cưu mang cô gái cùng đường. 10 ngày sau, cô gái sinh con và bà Hà đã nuôi hai mẹ con cô gái ở trong nhà suốt 6 tháng trời. "Cô gái để đứa con lại cho tôi nuôi nấng và xin đi làm ăn xa. Khi nào có điều kiện thì sẽ về đón cháu thế nhưng từ đó đến nay vẫn không có tin tức gì của cô ta cả" – bà Hà nói.
Vừa dứt câu chuyện thì nghe tiếng cháu khóc. Bà Hà lại vội chạy vào ôm đứa bé vào lòng. Đợi đứa bé nín khóc, bà nói - "Đây là cháu nội thứ hai của tôi". Nhìn cháu, bà lau vội nước mắt: "Nó mới được 8 tháng tuổi nhưng đã mắc bệnh bại não. Bố nó thì tàn tật, mẹ thì tâm tính không được bình thường. Giờ một mình tôi gồng gánh hết cả".

Bà Hà chăm sóc người cháu nội bị bệnh bại não.
Sức khỏe đã yếu nên giờ bà Hà không còn leo nổi lên núi để gom cây chổi trện về bán. Thay vào đó, ai ở trong xã thuê gì thì bà đều không nề hà.
Một người hàng xóm kể: "Hai vợ chồng Sơn người thì tàn tật, người thì làm trước quên sau nên chẳng làm được gì. Cả gia đình giờ trông vào tiền công làm thuê của bà Hà, 7 sào lúa và tiền hỗ trợ chất độc da cam của hai mẹ con được hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên, tất cả đó cũng không đủ một chuyến đi điều trị cho cháu nội".
Hiện tại, cứ hai tháng là bà Hà lại phải chuẩn bị mọi thứ để đưa cháu nội ra ngoài Hà Nội khám. Tiết kiệm lắm thì mỗi chuyến đi cũng hết 5 triệu đồng. Chưa kể tiền thuốc men cho cháu.
Bà Hà thở dài: "Giờ tôi cũng chỉ biết cố gắng làm lụng chắt bóp đồng tiền để lo cho cháu. Còn tương lai hai vợ chồng thằng Sơn cùng hai đứa con thì chẳng biết sẽ ra sao".
Mọi sự giúp đỡ gia đình bà Trần Thị Hà - Mã số 368 xin gửi về:
1. Bà Trần Thị Hà, 64 tuổi, trú thôn Linh Vượng, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 371
3. Ủng hộ trực tiếp tại Chương trình "Vòng tay Nhân ái", Tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 371
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email Vanxuangdxh@yahoo.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình&Xã hội. Số tài khoản: 126000032013, Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh Nam Thăng Long, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình&Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980, Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, Chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.
6. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
7. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
8. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
Swift Code: ICBVVNVX
Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH
Swift Code: ICBVVNVX124
- Thông tin người nhận:
Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội
Account Number: 102020000189568
Đề gửi Mã số 371
V. Đồng

Hơn 25 triệu được trao tới người mẹ ung thư có con nhỏ bệnh tật
Kết chuyển - 1 ngày trướcGĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Liễn vui mừng gửi lời cảm ơn tới quý báo và các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị.

MS 995: Cả vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc, người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người
Cảnh ngộ - 5 ngày trướcGĐXH – Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang phải gánh trên vai nỗi đau cùng áp lực rất lớn khi cùng lúc cả vợ và con đều mắc bệnh nặng.

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Mất bố mẹ từ khi mới 5 tuổi, anh Khang đã kiên cường để có cho mình một cuộc sống tốt đẹp với tổ ấm nhỏ. Nhưng hiện giờ, bệnh tật bủa vây khiến người đàn ông này lâm vào cảnh khốn đốn. Con nhỏ của anh có thể lại chịu cảnh mồ côi giống bố.

MS 993: Xót thương bé gái 1 tuổi cần tiền phẫu thuật hậu môn nhân tạo
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Mới được 1 ngày tuổi, bé Khánh Phương đã phải làm phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Sớm phải mang hậu môn nhân tạo, giờ gia đình bé lại gặp khó khăn khi chi phí điều trị tốn kém, không có tiền để cho con phẫu thuật theo lịch.

MS 992: Tương lai mịt mờ của hai đứa nhỏ khi mẹ suy thận nặng
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH – Chi phí điều trị căn bệnh suy thận giai đoạn cuối tốn kém khiến vợ chồng anh Tám đang rơi vào cùng cực. Thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, hai đứa con nhỏ của anh chị đứng trước nguy cơ thất học.

MS 991: Xót thương gia cảnh nam thanh niên bị chấn thương sọ não nặng sau tai nạn giao thông
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Mới vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự hơn một tháng và hiện vẫn chưa có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống, không may anh Chung lại bị chấn thương sọ não vì tai nạn. Anh đang cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, trên còn một người anh bị thiểu năng cần sự chăm sóc đặc biệt.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộ - 4 tuần trướcGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/02/2025 - 28/02/2025
Kết chuyển - 4 tuần trướcGĐXH - Từ ngày 01/12/ 2024 - 31/12/2024, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 989: Người phụ nữ đáng thương có chồng mất vì tai nạn, con gái không nói được và dần mất khả năng vận động
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH – Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Quyến ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Mất chồng vì tai nạn, người góa phụ này đang rất lo sợ mất thêm con khi con bà không nói được và dần mất khả năng vận động vì bệnh bao sơ thần kinh.

MS 988: 7 năm chăm vợ ung thư, người chồng giờ lại cần phẫu thuật sớm vì căn bệnh quái ác
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH – Nhiều năm nay, ông Khoan phải chạy vạy vay mượn để điều trị cho người vợ bị ung thư dạ dày. Chật vật suốt 7 năm qua, giờ đây ông lại đau đớn khi biết mình bị ung thư biểu mô tế bào gan và có chỉ định phẫu thuật sớm.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.