Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
Giadinh.net - Tính cách, thái độ, tài năng của những nhân vật lớn như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền... và những sự kiện lớn trong "Tam Quốc diễn nghĩa" thật - giả đến đâu, chúng ta sẽ dần dần được sáng tỏ.
* Lưu Bị: ông tổ nghề đan lát.
* Quan Công: ông tổ nghề buôn (thần Tài).
* Trương Phi: ông tổ nghề mổ lợn.
>> Kỳ 1: Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"
Hãy bắt đầu từ nhân vật nổi tiếng Chu Du của Đông Ngô.
Gia Cát Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du
Nhắc tới Chu Du, người ta liền nghĩ tới Tam khí Chu Du, chết vì tính đố kỵ; Nhớ câu Chu Du than thở: “Đã sinh Du sao còn sinh Lượng”. Nhưng đó là trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, nó hoàn toàn không giống Chu Du trong lịch sử.
Trong lịch sử, Gia Cát Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du, và Chu Du cũng chưa bao giờ tức thổ huyết mà chết. Vì sao? Vì Chu Du là một con người rất có bản lĩnh. Tam quốc chí đánh giá rất cao về ông: “Cởi mở, khí phách hơn người”. Người cùng thời cũng rất trân trọng ông.
Lưu Bị nhận xét về Chu Du là “rất độ lượng”. Tưởng Cán - danh sĩ Hoài Hải, nói ông “là con người thanh lịch”. Nhân đây xin minh oan cho Tưởng Cán. Tưởng Cán sang Giang Đông sau khi trận Xích Bích đã xảy ra 2 năm, không làm gì có chuyện Tưởng Cán trộm thư của Sái Mạo gửi Chu Du. Bộ mặt Tưởng Cán cũng không gớm ghiếc, mũi trắng lốp như trong hí kịch. Trái lại, Tưởng Cán khá đẹp trai. Sách Giang biểu truyện chép: “Cán dung mạo đẹp, có tài hùng biện, khắp Giang - Hoài không có đối thủ”.
Chu Du: Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông
Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Tam quốc chí chép ông “khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp” và còn nói thêm “người Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách.
![]() |
Tượng Chu Du oai phong lẫm liệt. |
Đương nhiên, một con người được kêu bằng Lang không chỉ ở dung mạo đẹp, mà còn ở khí chất, ở tâm hồn. Chu Du có đầy đủ khí chất cao thượng, tài hoa. Ông rất chú ý trau dồi nhân phẩm, giỏi trận mạc, am hiểu nghệ thuật, nhất là âm nhạc. Ngay cả khi rượu đã 3 tuần, tức đã ngà ngà say, ông vẫn chỉ ra nốt nhạc đánh sai trong dàn nhạc cung đình. Vậy nên mới có chuyện người đương thời lưu truyền câu “khúc hữu ngộ, Chu Lang cố” (khi nốt nhạc đánh sai, Chu Lang liền ngó về phía đó). Một con người tài hoa như vậy, với âm nhạc mà còn thế, chắc chắn biết điều binh khiển tướng, nắm vững nghệ thuật tiến hành chiến tranh.
Chu Du quả rất giỏi trận mạc. Trong trận Xích Bích, ông là Tổng chỉ huy liên quân Tôn - Lưu. Về phong độ Chu Du, Tô Đông Pha đã miêu tả trong Xích Bích hoài cổ: “Nhớ Công Cẩn năm xưa, khi Tiểu Kiều mới sánh duyên cùng, hào hoa phong nhã, quạt lông khăn lượt, nói cười đấy mà kẻ cường địch tan thành tro bụi”.
Tướng chiến trường vẫn quạt lông, khăn lụa
Tam Quốc, Thuỷ Hử ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Quốc Dân chúng quan tâm đến Tam Quốc diễn nghĩa không kém các nhà sử học. Như trên đã nói, trong 4 tác phẩm văn học cổ điển, tuy người ta có câu: “Khi rảnh mà không bình Hồng lâu mộng thì đọc thiên kinh vạn quyển cũng bằng thừa”, nhưng dân chúng thì lại thích Tam Quốc và Thủy Hử. Trên thực tế không phải Hồng lâu mộng ánh hưởng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mà là Tam Quốc và Thủy Hử. Một số nhân vật trong Tam quốc được suy tôn là tổ sư của nghề này nghề nọ, nhưng tuyệt nhiên không một ai trong Hồng lâu mộng được tôn sùng như trong Tam Quốc. |
Quạt lông là quạt làm bằng lông vũ, khăn lượt là khăn đội đầu bằng lụa xanh. Ung dung biết mấy! Hào hoa biết mấy! Dưới triều đại phong kiến, giới quí tộc và quan lại thường đội mũ. Mũ cao ngất ngưởng, áo rộng thùng thình. Nhưng đến cuối đời Đông Hán, khăn lượt quạt lông là cái mốt của danh sĩ. Làm tướng mà khăn lượt quạt lông, thì tính cách nho nhã càng nổi bật.
Ta có thể hình dung một cảnh tượng như sau: Tào Tháo bày thủy trận trên Trường Giang, chiến thuyền san sát, cờ xí rợp trời, người yếu bóng vía trông thấy mà hồn bay phách lạc. Vậy mà Chu Du vẫn quạt lông khăn lượt, ung dung tự tại, tính toán không sót một kẽ hở, cuối cùng đại phá quân Tào bằng chiến thuật lấy yếu đánh mạnh, để lại một chiến thắng lừng danh kim cổ, là niềm cảm hứng bất tận cho thơ ca ngàn đời sau đó.
Tuy nhiên, chiến tranh không phải là nghệ thuật, không chỉ cười cợt mà cường địch tan thành tro bụi. Khi chỉ huy trận Xích Bích, Chu Du lấy Tiểu Kiều đã 10 năm, chứ không phải mới thành hôn như Tô Đông Pha viết trong Xích Bích hoài cổ.
Tô Đông Pha viết vậy để khắc họa càng đậm tính cách Chu Du, người hùng trong trận Xích Bích. Tuy rằng không thể coi văn học là lịch sử, nhưng vẻ hào hoa phong nhã của Chu Du trong đời thường đúng như Tô Đông Pha miêu tả.
Quan trường, tình trường, chiến trường đều mỹ mãn
Chu Du năm 24 tuổi đã được Tôn Sách phong chức Kiến Uy Trung Lang Tướng, cai quản toàn bộ lực lượng quân sự Giang Đông. Cũng vào năm này, Chu Du lấy Tiểu Kiều, Tôn Sách lấy Đại Kiều, hai hoa khôi Giang Đông, ái nữ của Kiều Công. Có thể thấy Chu Du là con người mà về quan trường, tình trường, chiến trường đều mỹ mãn, không có lý do gì để ganh tị với người khác, lại càng không thể nhỏ nhen, ghen ghét người tài đến mức tức hộc máu mà chết.
|
Hình Chu Du trong sách cổ. |
Đúng là Chu Du và Lưu Bị khi công khai, khi ngấm ngầm có sự tranh chấp quyết liệt. Ông đã từng đề nghị Tôn Quyền giam lỏng Lưu Bị, chia rẽ Quan Công - Trương Phi. Nhưng đó là vì quyền lợi chính trị của Đông Ngô mà ông là một thành viên quan trọng. Đây là nhiệm vụ chính trị, không liên quan gì đến bản tính của ông.
Và còn chuyện này nữa. Khi ấy Chu Du ngại là ngại Lưu Bị, chứ không ngại Gia Cát Lượng. Đơn giản là khi ấy Gia Cát Lượng mới ra khỏi lều tranh, chưa có tiếng tăm gì, chưa phải là đối thủ của Chu Du. Chỉ vài nét phác họa như thế, đủ để ta thấy Chu Du mắc tiếng oan dậy đất với những chuyện đối đầu với Gia Cát Lượng.
Ba bộ mặt của nhân vật và sự kiện lịch sử
Thực ra, rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử đều có ba bộ mặt, ba hình tượng lịch sử. Một là, bộ mặt ghi lại trong chính sử, gọi là hình tượng lịch sử, là bộ mặt do các nhà sử học chủ trương. Cũng cần nói thêm rằng, hình tượng lịch sử có khi cũng không đúng với bộ mặt thật trong lịch sử. Vì sao vậy? Vì rằng trong tay ta không còn những tài liệu nguyên thủy, cũng không thể dựng người xưa ngồi dậy để hỏi han, mà dù có hỏi thì chưa chắc đẫ nói thực. Vậy là ta phải dựa vào những gì ghi chép về lịch sử, chủ yếu là trong chính sử.
Nhưng chính sử đôi khi cũng có chỗ không tin cậy. Chính vì vậy mà nhà sử học nổi tiếng Lã Tư Dật từng cảnh báo: “Một số ghi chép trong “Tam Quốc chí” và “Hậu Hán thư” chưa chắc đã đủ độ tin cậy”. Thí dụ, nhà Thục - Hán không đặt chức quan chép sử, vậy nên những ghi chép về Thục - Hán đều dựa vào chuyện kể, hoặc tin tức vỉa hè, khiến chúng ta chỉ còn hy vọng vào những khảo chứng của các nhà sử học. Rồi thì, quan điểm của các nhà sử học cũng không thống nhất. Tất cả những cái đó, khiến lịch sử càng xa thì tam sao thất bản càng lớn, “Tam Quốc diễn nghĩa” đã chứng minh điều đó.
![]() |
Hình Chu Du trong games. |
Hai là, hình tượng lịch sử của các nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn nghệ (thơ ca, tiểu thuyết, hí kịch...) ta gọi là hình tượng văn học do các văn nghệ sĩ dựng nên trong tác phẩm văn học, mà Chu Du, Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền... trong Tam Quốc diễn nghĩa là những trường hợp điển hình. Những nhân vật lịch sử này đã được La Quán Trung gán cho một bộ mặt hoàn toàn khác trong chính sử và cả trong đời thường. Cụ thể như thế nào, xin dành cho khi nhắc đến từng người trong bài này.
Ba là, hình tượng các nhân vật lịch sử do dân chúng dựng nên, ta gọi là hình tượng dân gian. Vì rằng, trong con mắt mỗi chúng ta hầu như đều có một nhân vật lịch sử mà ta thích hoặc không ưa. Hợp với mình thì thích, không hợp với mình thì không ưa. Hoặc ai tô vẽ gì cũng mặc, nhân vật lịch sử có thế nào thì nói thế ấy, không thêm không bớt. Hình tượng dân gian này nhiều khi khác xa hình tượng văn học.
Thí dụ: Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị được giới thiệu là dòng dõi hoàng tộc, hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương, Hoàng đế đất Ba Thục, nhưng trong dân gian thì được coi là ông tổ của nghề đan lát, vì ông này xuất thân từ nghề dệt chiếu, đan giày cỏ; Quan Công xuất thân từ nghề buôn (ông này có cửa hiệu tạp hóa trước khi kết nghĩa vườn đào) nên dân gian thờ là Thần Tài; Trương Phi là võ tướng, dũng mãnh là thế, nhưng lại được coi là ông tổ của nghề đồ tể, vì Trương Phi xuất thân làm nghề mổ lợn.
Cũng vậy, trong Thủy Hử, Tống Công Minh (Tống Giang) được coi là ông tổ của nghề cướp đường, Thời Thiên được coi là ông tổ của nghề trộm cắp. Và còn nhiều thí dụ khác nữa, ở đây không kể hết.
(Còn tiếp)
Dịch giả Trần Đình Hiến

Xuất hiện thông tin mỹ nhân quê Tây Ninh bán nhà thi hoa hậu, mạng xã hội bán tín bán nghi?
Giải trí - 7 giờ trướcGĐXH - Lily Chen - một mỹ nhân quê Tây Ninh đã quyết định thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam - Miss Grand Vietnam 2025. Có tin đồn cô bán nhà thi hoa hậu, thực hư chuyện này ra sao?

Điều bất ngờ về dàn diễn viên nhí phim 'giờ vàng' VTV đang khiến khán giả rơi nước mắt
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Các diễn viên nhí Khôi Nguyên, An Nhiên, Gia Nghĩa đang góp mặt trên phim giờ vàng VTV và nhận được nhiều thiện cảm của khán giả bởi diễn xuất tự nhiên, đáng yêu.

Một hoa hậu quê Thái Nguyên 'ở ẩn' sau khi giành vương miện, hiện tại không hoạt động mạng xã hội
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Triệu Thị Hà thời gian qua đã không chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội. Người đẹp quê Thái Nguyên từng giành vương miện Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam năm 2011 và chỉ vài năm sau đó, cô chọn cuộc sống "ở ẩn".

Biểu cảm đáng yêu của bé Lúa nhà Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Bé Lúa nhà Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My khoe loạt biểu cảm hớn hở cực kỳ đáng yêu. Doãn Hải My hé lộ lý do đằng sau khiến fan thích thú.

'Mặt trời lạnh' mới nhất (tập 16): Sơn Dương muốn hôn Lam Anh, Tuấn Trần phát hiện bí mật của Mai Ly
Xem - nghe - đọc - 12 giờ trướcGĐXH - Trong tập 16 "Mặt trời lạnh", Sơn Dương cảm thấy rung động thực sự với Lam Anh, hai người chuẩn bị bước vào một tình yêu khi đồng điệu về mọi thứ.

Chân dung người đẹp quê Hưng Yên thi Miss Grand Vietnam 2025
Giải trí - 12 giờ trướcGĐXH - Miss Grand Vietnam 2025 - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2025 công bố thí sinh tiếp theo ghi danh là người đẹp quê Hưng Yên (Thái Bình cũ) - Nguyễn Thị Kim Anh.

Shark Bình làm rõ thông tin 'mỗi tháng cho Phương Oanh 1 tỷ tiêu vặt'
Giải trí - 13 giờ trướcGĐXH - Shark Bình bức xúc với các bài đăng trên mạng xã hội "mỗi tháng cho Phương Oanh 1 tỷ đồng tiêu vặt nhưng vợ không chịu".

Hai sao nhí phim 'Đất phương Nam': Sau gần 30 năm, người thành đạt sống xa hoa, người chật vật mưu sinh
Giải trí - 16 giờ trướcGĐXH - Hùng Thuận và Phùng Ngọc đều nổi tiếng từ khi còn nhỏ khi đóng chung phim "Đất phương Nam", nhưng sau này hoàn cảnh lại khác biệt, người sung túc, người chật vật mưu sinh.

Ca sĩ Đức Phúc, Erik dự đám cưới lãng mạn của Kai Đinh
Thế giới showbiz - 17 giờ trướcKai Đinh và Hà Đức Hạnh tổ chức đám cưới lãng mạn tại Khánh Hòa có sự tham dự của Đức Phúc, Erik.

'Dịu dàng màu nắng' mới nhất (tập 25): Nghĩa tìm cách tỏ tình với Xuân, Thảo không hạnh phúc bên chồng đại gia
Xem - nghe - đọc - 18 giờ trướcGĐXH - Trong "Dịu dàng màu nắng" tập 25, Nghĩa quyết định sẽ tỏ tình với Xuân, trong khi đó Thảo lại có cuộc sống không hạnh phúc bên chồng đại gia.

Hai sao nhí phim 'Đất phương Nam': Sau gần 30 năm, người thành đạt sống xa hoa, người chật vật mưu sinh
Giải tríGĐXH - Hùng Thuận và Phùng Ngọc đều nổi tiếng từ khi còn nhỏ khi đóng chung phim "Đất phương Nam", nhưng sau này hoàn cảnh lại khác biệt, người sung túc, người chật vật mưu sinh.