Nỗi trăn trở của thầy giáo giảng dạy ở ngành “hiếm người muốn theo”
GiadinhNet - Muốn trở thành bác sỹ, bất cứ sinh viên y khoa nào cũng buộc phải trải qua một môn học nhập môn là “Giải phẫu học”. Thế nhưng, đây lại là môn học đang gặp phải muôn vàn khó khăn. Người theo giảng dạy ngành này được ví “hiếm như kim cương” bởi lẽ ngành vừa độc hại lại vừa khó tìm được “tư liệu”, đồng lương lại còm cõi...
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy giáo Vũ Duy Tùng – Phó trưởng Bộ môn Giải phẫu học (Trường Đại học Y Thái Bình) – một người đam mê ngành “Giải phẫu học” hiếm hoi đã có những phút trải lòng với Báo GĐ&XH nhiều câu chuyện xung quanh bộ môn đặc thù này.

“Thi thể là người thầy vĩ đại nhất”
Thầy Vũ Duy Tùng cho biết, ngay từ năm thứ nhất, các sinh viên y khoa đã buộc phải học giải phẫu cơ thể người. Đây là bộ môn bắt buộc để các sinh viên bắt đầu có những khái niệm sâu về cơ thể người, từ đó mới tiếp tục học được các kiến thức chuyên sâu khác về y học. Tuy nhiên, có một thực tế là sinh viên nhiều nơi rất ít được thực hành trên cơ thể người, đặc biệt là các sinh viên y khoa phía Bắc.
“Tư liệu” hiếm hoi là tình trạng chung của tất cả các trường y khoa phía Bắc, nhiều trường luôn trong tình trạng thiếu người hiến xác. Chính vì thiếu cơ thể người thật để học tập nên các giảng viên ngành giải phẫu học buộc phải có nhiều sáng tạo để giảng giải cho sinh viên của mình. Thầy Tùng cho biết, các thầy cô giáo trong khoa buộc phải biết vẽ mà vẽ phải có sự chính xác để còn giới thiệu được với sinh viên những kiến thức mình nắm bắt được.
Thầy Tùng tâm sự, hiện Khoa Giải phẫu học của Trường Đại học Y Thái Bình có một số xác người để phục vụ cho bộ môn nhưng các xác này đều được lưu lại từ nhiều chục năm nay – kể từ khi mới thành lập trường. Từ khi thầy Tùng về công tác tại trường, đã hơn 10 năm nay, trường không nhận được thêm bất cứ xác người nào hiến tặng. Thi thoảng, có những bệnh nhân bị cắt chi mà họ đồng ý hiến các phần bị cắt thì nhà trường mới có thêm được “tư liệu” mới.
Theo thầy Tùng, thông thường, ở nhiều nước, các sinh viên y khoa sẽ được học tập trên các xác người được hiến tặng. Việc được học trên cơ thể người sẽ giúp sinh viên có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề mình đang học. Thầy Tùng cho biết: “Cơ thể người rất khác nhau, không cơ thể nào giống cơ thể nào. Khó khăn của chúng tôi là không có người hiến xác mới để cho các em thực hành nhiều hơn. Các giáo viên của chúng tôi thường phải tự tạo các giáo cụ như tranh vẽ, mô hình nộm bằng thạch cao, bằng gỗ, bằng vải, lấy dây điện tạo thành các dây thần kinh giả để hướng dẫn các em học. Giờ có thêm phương tiện là máy tính nữa, hầu như các em phải học qua máy tính là chính. Trong khi đó, chúng tôi vẫn coi xác người là người thầy vĩ đại nhất vì chỉ qua đó, chúng tôi mới học hỏi được những kiến thức cụ thể nhất về cơ thể người mà các máy móc hay các phương tiện dù hiện đại cũng không đáp ứng được hết”.
Tuyển đã khó, giữ người còn khó hơn
Mặc dù là ngành học cơ bản và quan trọng trong y khoa nhưng điều mà thầy giáo Vũ Duy Tùng trăn trở nhất không chỉ là hiếm nguồn “tư liệu” mà chính là việc bộ môn này càng ngày càng khó tìm được người kế cận trong công tác giảng dạy.
Bộ môn Giải phẫu học của Trường Đại học Y Thái Bình nhiều năm qua muốn tuyển thêm giảng viên nhưng đều gặp khó khăn vì không tuyển được người. Có những thời điểm, khoa đã đưa ra thêm các chế độ ưu tiên và “hạ tiêu chí”cũng rất khó khăn mới lấy được thêm người về khoa. Hơn nữa, có nhiều người dù có đến với bộ môn này cũng chỉ một thời gian ngắn sẽ lại buộc phải bỏ đi vì nhiều lý do liên quan đến “cơm – áo – gạo – tiền”.
Tuyển được cán bộ đã khó, giữ chân họ còn khó hơn, Khoa Giải phẫu học của trường đã nhiều lần phải chia tay với các cán bộ chuyển ngành và hiện khoa chỉ còn 7 người tất cả. Trong khi đó, họ thường xuyên phải giảng dạy cho hơn 1.000 sinh viên. Để kịp tiến độ về giảng dạy, các giáo viên trong khoa phải dạy tăng ca cả vào các buổi tối và các ngày nghỉ.
Sở dĩ, “Giải phẫu học” khó tuyển được người không chỉ môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất giữ xác rất độc hại mà còn bởi đây là bộ môn không có cơ hội để làm thêm. Vì thế, ngoài đồng lương cơ bản, các bác sỹ ngành này hoàn toàn không có thu nhập nào khác.
Như thầy Tùng, vốn là một bác sỹ nội khoa, làm việc ở một bệnh viện lớn. Khi quyết định chuyển từ bệnh viện về làm giảng dạy, thầy đã chấp nhận mức lương ban đầu chỉ bằng 1/5 so với thu nhập khi còn làm ở bệnh viện vì khi còn làm ở viện thầy Tùng còn có cơ hội đi làm việc thêm tại các phòng khám vào buổi tối và ngày nghỉ. Thầy Tùng tâm sự: “Thực sự, ban đầu tôi không có ý định làm nghề này nhưng khi làm trong bệnh viện, có rất nhiều sinh viên theo tôi mong tôi chỉ bảo. Kiến thức của tôi cũng có hạn, làm bệnh viện quá bận lại không có điều kiện để đi học. Tôi cứ nghĩ, nếu tôi không học thêm được thì có lẽ tôi cũng không giúp được thêm cho bệnh nhân. Tôi quyết định chuyển sang ngành này để có nhiều cơ hội học tập và chia sẻ với các em sinh viên hơn và có cơ hội cống hiến nhiều hơn. Nếu không đam mê, có lẽ tôi không thể làm nghề này”.
Thầy giáo Vũ Duy Tùng cho biết, hiện những người theo giảng dạy “Giải phẫu học” rất hiếm, thậm chí có thể “đếm trên đầu ngón tay”. Chỉ có những người thực sự đam mê và chấp nhận một cuộc sống đơn giản mới có thể tiếp tục với ngành. Tình trạng này diễn ra ở cả các trường đại học y khoa lớn khác. Đặc biệt, do đặc thù ngành thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nên cán bộ nữ giảng “Giải phẫu học” càng hiếm hoi hơn. Hiện trên cả nước chỉ có khoảng 4 -5 cán bộ nữ theo ngành này.
Đồng lương của “Giải phẫu học” đem so sánh với nhiều chuyên khoa khác... thường trở nên vô cùng khập khiễng. Thế nên, nhiều sinh viên ngành Y sau khi ra trường, dù có đam mê môn giải phẫu học thì cũng chỉ “tạm trú” ở chuyên ngành này trong thời gian ngắn rồi họ lại tìm cách chuyển sang các chuyên ngành khác. Đây có lẽ không chỉ là nỗi trăn trở của thầy giáo Tùng!
Hoàng Phương

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 40 phút trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 1 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI
Pháp luật - 6 giờ trướcThí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7, người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?