Hà Nội
23°C / 22-25°C

NS Phan Ngọc: Để ra thế giới, cần âm nhạc dân tộc và nhạc khí không lời

Thứ bảy, 10:36 31/03/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Là một trong số những nhạc sĩ (NS) đếm trên đầu ngón tay theo đuổi con đường sáng tác âm nhạc giao hưởng và hợp xướng. Không chỉ trong nước, những bản nhạc và ca khúc của ông đã từng vang lên, hoành tráng trên sân khấu quốc tế. Ông vừa được Chủ tịch nước tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước cho một số bản nhạc - ca khúc đã từng tạo dấu ấn trong làng âm nhạc Việt Nam... Ông là nhạc sĩ duy nhất ở miền Trung - Tây Nguyên được giải thưởng cao quý này.

“Khởi nghiệp” từ chiếc đàn... mo cau

Bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng sức sáng tác không hề thuyên giảm trong NS Phan Ngọc. Ông nói: Giải thưởng Nhà nước mà Chủ tịch nước tặng là một “món quà của đời”, là “đòn bẩy” tạo tiếp đà sáng tác, là niềm khích lệ cho những năm dài theo đuổi con đường âm nhạc.  Và, để có được ngày hôm nay, có lẽ bắt đầu từ niềm đam mê nghệ thuật từ thủa “lên ba lên năm”. Quê cha ở Quảng Ngãi, quê mẹ ở Huế, ngày thơ bé, mẹ ở đoàn gánh hát Huế (đoàn ca kịch Huế) mỗi lần đi biểu diễn thường mang cậu bé Ngọc đi theo. Lúc giải lao, khi cậu được nghe các nhạc công đánh dạo những bản nhạc mới, thì niềm thích thú lại nhân lên gấp bội. Từ đó nghệ thuật cứ thấm dần vào Phan Ngọc từ lúc nào. Năm ấy lên 10, đang ở thị xã Quảng Ngãi, do nhà nghèo không có đàn, Ngọc chế ra một loại đàn Mandoline bằng... mo cau để thoả niềm ham thích, ngày ngày mải mê tập đánh. Năm 1948, gặp nhạc sư tên Thiều (người Hà Nội) thấy cậu bé Ngọc làm cái đàn rất ngộ nghĩnh, thầy biết cậu bé này thích học nhạc. Thế là thầy hết lòng bày vẽ cho Ngọc. Ngọc bập bẹ những bản nhạc từ violon, sáo trúc... Ngọc theo đoàn nhạc nhẹ đi phục vụ trong những buổi mít tinh mừng thắng lợi.

Năm 1954, có đoàn văn nghệ sĩ Quân khu 5 vào biểu diễn, thấy cậu bé Ngọc đánh đàn dưới ngọn đèn dầu heo hắt trong mái tranh vách đất, thế là họ “mang theo” ra Bắc. Tập kết, Ngọc được đưa vào đoàn văn công 305, 324, sau đó vào trường Âm nhạc Việt Nam, tốt nghiệp trung cấp violon năm 1962, rồi vào mặt trận...

Đường đến vinh quang!

Các tác phẩm của NS Phan Ngọc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước: Ca khúc “Khúc ca Hơrê”, 4 bản giao hưởng: giao hưởng Emoll “Một thời để nhớ” (1966); giao hưởng thơ “Thung lũng đỏ” (1999); giao hưởng Rhapsodie “Hào khí Tây Sơn” (2002) và  bản giao hưởng “Chuyện tình Tiên Sa”. 

“Khúc ca Hơrê”, một trong những bản nhạc đầu tay viết trên đường vào chiến trường. NS Phan Ngọc nhớ như in: “Đêm ấy nghỉ lại ở bìa rừng, nghe giọng hát của đồng bào Hơrê, tôi khắc ghi từng lời, từng chữ. Sáng dậy, ghi lại (bằng nốt nhạc), sau đó về nhà sáng tác”. “Khúc ca Hơrê” là khúc tuỳ hứng bắt nguồn, phát triển từ dân ca; dòng nhạc trẻ trung, lạc quan, yêu đời  với nội dung ca ngợi đồng bào dân tộc và bộ đội, ca ngợi Bác Hồ. Chính ca khúc này là một trong 5 tác phẩm mà Giải thưởng Nhà nước vinh danh. Được biết, ca khúc này được ca sĩ Rơ Chăm Pheng biểu diễn và đoạt giải cao tại cuộc thi “Hoa cẩm chướng” tại Liên xô cũ. Và nữ ca sĩ này nổi danh từ đó cùng bài hát này.

Một kỷ niệm không thể quên, năm 1968, Phan Ngọc theo đoàn quân tiến về giải phóng Đà Nẵng. Trong đêm hành quân, ông “viết trong đầu” bài hát “Người Đà Nẵng”, đến sáng ra ông đã thuộc làu từ lúc nào. Sau đó, ông gửi theo đoàn thương binh ra Đài Tiếng nói Việt Nam. Một tháng sau, ca khúc vang lên hùng tráng trên sóng phát thanh. Bài hát đã tạo tiếng vang lớn. Từ đó đến nay, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam - Đà Nẵng (sau này là Đà Nẵng) lấy làm nhạc hiệu của chương trình.

Sau khi ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội, năm 1970, Phan Ngọc được vinh dự kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sau giải phóng, NS Phan Ngọc về làm Phó trưởng Đoàn, Chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Quân khu 5. Tham gia chiến trường Cămpuchia, bản nhạc viết cho vũ kịch (nhạc múa) “Ăng ko bất diệt”, như một lần nữa khẳng định tên tuổi của ông.

Khi trở thành NS chuyên nghiệp, ông chú trọng vào nhạc hàn lâm - giao hưởng. Dẫu biết con đường này ít người đi, nhưng ông quyết tâm khẳng định mình bằng việc lựa chọn này. Ngoài 100 ca khúc, 20 tác phẩm khí nhạc, tên tuổi của ông được giới âm nhạc trong nước và thế giới biết đến là 6 bản giao hưởng hoành tráng. Trong đó có 3 bản giao hưởng được Giải thưởng Nhà nước: giao hưởng Emoll “Một thời để nhớ” (1966); giao hưởng thơ “Thung lũng đỏ” (1999), và giao hưởng Rhapsodie “Hào khí Tây Sơn” (2002, viết về người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ). Ba bản giao hưởng này cũng đã được giải thưởng của Hội Nghệ sĩ và Bộ Quốc phòng.

Để giao hưởng Việt tiến xa

Để viết được một bản giao hưởng thành công, lao động nghệ thuật của người nhạc sĩ chắc là sẽ rất lớn?

- Để bản nhạc vang lên bởi trên 100 người trong dàn hợp xướng, người viết phải làm thế nào tạo nên cho màu âm (trong hội hoạ gọi là pha màu) nhiều phép. Nghĩa là người NS thông thạo hoà âm, phức điệu, phối khí, tính năng nhạc cụ, cấu trúc tác phẩm... Điều quan trọng, tính tư tưởng của tác phẩm tạo nên vẻ đẹp trong âm nhạc không lời, hoà quyện khiến người nghe thẩm thấu được cái đẹp nội dung âm nhạc, có lúc dễ hiểu, đôi khi trừu tượng... Viết cho nhiều giọng hát, nhiều tiếng đàn với tầm cỡ khác nhau cùng vang lên, hoà quyện bằng hoà âm, phối khí, miêu tả hình tượng âm nhạc mà tác giả muốn nói.

Quan điểm sáng tác nào để ông tạo nên một Phan Ngọc được khán thính giả trong ngoài nước đón nhận?

- Nội dung tư tưởng cao đáp ứng thiết thực từ cuộc sống, của đất nước và nhân dân. Bản thân tác giả cảm hứng sáng tác không phải từ cây đàn mà có từ cuộc sống thổi vào trong tâm hồn rồi toát ra trên mỗi nốt nhạc, phím đàn.

Theo ông, cần điều kiện gì để có những bản giao hưởng, hợp xướng tạo ấn tượng trong lòng khán thính giả?

- Chịu khó học tập những tinh hoa âm nhạc của thế giới, từ Đông-Tây, cổ điển-hiện đại... chắt lọc tinh hoa vào dân tộc mình. Ngôn ngữ âm nhạc hiện đại nhưng đầy bản sắc dân tộc, đóng góp tạo nên một nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, không lai căng. Chính đó mới tạo nên chỗ đứng. Nhất là với dòng nhạc hàn lâm. Phải tạo ra cái đẹp trong ngôn ngữ âm nhạc. Làm sao để đối tượng, khán giả cảm nhận được một cách sâu sắc, khiến nhiều người đam mê dòng nhạc giao hưởng, thì mới đạt tới thành công.

Điều gì luôn ẩn chứa trong những tác phẩm của NS Phan Ngọc?

- Với tôi, luôn giữ phẩm chất người lính. Mang cái đẹp cho công chúng, cho nhân dân, có giá trị cao về nghệ thuật.

Để nhạc giao hưởng đến với công chúng rộng rãi hơn, theo ông cần phải...?

- Nhà nước, các nhà tài trợ... cần tăng cường hỗ trợ để nhiều chương trình giao hưởng đến với công chúng. Nếu không biểu diễn được, những bản nhạc giao hưởng chỉ nằm trên những trang tổng phổ. Điều quan trọng, NS viết dòng nhạc này phải tâm huyết, phải “đẻ” ra những “đứa con tinh thần” mang hơi thở cuộc sống, đến được con tim người nghe.

Ở nước ta các NS viết giao hưởng cũng như hợp xướng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì tác phẩm viết quá công phu, tốn kém, đòi hỏi học hành chuyên nghiệp... Nên nhiều người “lao” vào nhạc trẻ, viết ca khúc để kiếm sống. Cảm nhận của ông thế nào?

- Nền khí nhạc và giao hưởng những năm gần đây không phát triển. Vì vậy, Nhà nước cũng như Hội Nhạc sĩ Việt Nam cần tích cực đầu tư hơn nữa. Bởi để giao lưu, giao tiếp với thế giới, 2 thể loại nhạc đầu tiên là âm nhạc dân tộc độc đáo và nhạc khí giao hưởng không lời.

Ông mong muốn gì ở các thế hệ nhạc sĩ trẻ hôm nay?

- Mong muốn những NS trẻ hãy nâng cao tính chuyên nghiệp, am hiểu cuộc sống của mình, nhân dân mình, dân tộc mình. Biết tạo ra cái đẹp trong âm nhạc, bằng những tác phẩm quy mô, hoành tráng. Bên cạnh đó sáng tác những tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu để quần chúng nghe và hát được.

Ông vừa được nhận Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc, điều ông muốn tâm sự với mọi người?

- Tôi luôn luôn biết ơn Đảng, Nhà nước, nhân dân tạo điều kiện, “cho” tôi cuộc sống thiết thực, rèn luyện từ lửa, được học hành chu đáo. Chiến trường là bài học vĩ đại, nhuộm đỏ tâm hồn để tôi có được nguồn cảm xúc vô tận. Tôi nguyện sẽ phục vụ, góp phần cho nền ÂN Việt Nam luôn toả sáng.

Nguyễn Xuân Hoài (thực hiện)

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vợ siêu mẫu Đức Tiến: 'Ông xã ơi! Gia đình nhỏ của anh rất cần anh...'

Vợ siêu mẫu Đức Tiến: 'Ông xã ơi! Gia đình nhỏ của anh rất cần anh...'

Giải trí - 33 phút trước

GĐXH - Vợ siêu mẫu Đức Tiến đã khiến khán giả xót xa khi viết những dòng gửi đến chồng quá cố. Cô nhắn gửi: "Ông xã ơi! Gia đình nhỏ của anh rất cần anh. Vì sao Chúa gọi anh về quá sớm?".

Đức Tiến và giấc mơ còn dang dở

Đức Tiến và giấc mơ còn dang dở

Giải trí - 1 giờ trước

Siêu mẫu - diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44 khiến khán giả và đồng nghiệp bàng hoàng.

Cuộc sống của công chúa đẹp nhất 'Tây du ký' 1986

Cuộc sống của công chúa đẹp nhất 'Tây du ký' 1986

Giải trí - 3 giờ trước

Vạn Thánh công chúa do Trương Thanh thể hiện là nhân vật gây ấn tượng trong "Tây du ký" 1986. Ở tuổi ngoài 60, bà vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung, khí chất sang trọng, cuộc sống viên mãn.

Những hình ảnh cuối đời của diễn viên Đức Tiến bên gia đình và bạn bè

Những hình ảnh cuối đời của diễn viên Đức Tiến bên gia đình và bạn bè

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Trước khi mất, Đức Tiến vẫn chăm chỉ chạy show và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện. Nam diễn viên cập nhật nhiều hình ảnh trong cuộc sống, công việc trên trang cá nhân.

Đan Trường chia sẻ hình ảnh một thời với Đức Tiến, Mai Thu Huyền chưa hết sốc khi hay tin dữ

Đan Trường chia sẻ hình ảnh một thời với Đức Tiến, Mai Thu Huyền chưa hết sốc khi hay tin dữ

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Đan Trường, Mai Thu Huyền, Quang Lê, Ngọc Quyên,... và nhiều sao Việt đang chưa hết sốc trước sự ra đi đột ngột của diễn viên Đức Tiến.

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Trưa 19/5, showbiz Việt bàng hoàng khi hay tin diễn viên/MC Đức Tiến đột ngột qua đời tại Mỹ.

Giữa tin đồn mang thai lần 2, Đỗ Mỹ Linh thanh lịch xuất hiện ủng hộ đàn em đăng ký hiến tạng

Giữa tin đồn mang thai lần 2, Đỗ Mỹ Linh thanh lịch xuất hiện ủng hộ đàn em đăng ký hiến tạng

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Sáng 19/5, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng ký hiến tạng ngay tại sự kiện "Cho đi là còn mãi". Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cũng tham dự sự kiện, kêu gọi hiến tặng mô tạng cứu người.

Nữ NSƯT xứ Thanh nổi tiếng dòng nhạc đỏ có đời tư kín tiếng bên chồng và con trai

Nữ NSƯT xứ Thanh nổi tiếng dòng nhạc đỏ có đời tư kín tiếng bên chồng và con trai

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - NSƯT Dương Khánh Hòa có giọng hát đẹp trong làng nhạc đỏ và chị nổi tiếng với nhiều bài hát về Trường Sa thân yêu. Trên sân khấu, chị tỏa sáng với từng bài hát, còn ở đời thực chị sống giản dị và rất kín tiếng về gia đình.

Hiền Thục không ngại đọ sắc Hương Ly dù chênh nhau tận 14 tuổi

Hiền Thục không ngại đọ sắc Hương Ly dù chênh nhau tận 14 tuổi

Thế giới showbiz - 22 giờ trước

Á hậu Hương Ly và đàn chị Hiền Thục đã tranh thủ khoe sắc ngay trong chuyến công tác tại Nhật

Khoe ảnh con gái cưng đi ngủ, Bảo Anh không quên "bóc phốt" tính cách công chúa nhỏ

Khoe ảnh con gái cưng đi ngủ, Bảo Anh không quên "bóc phốt" tính cách công chúa nhỏ

Giải trí - 23 giờ trước

Bức ảnh hài hước của Misumi khiến netizen vô cùng thích thú.

Top