Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nụ cười héo hắt của cậu bé có hai đầu gối to như cái trống

Thứ ba, 09:24 17/01/2017 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Bé Vừ Mí Pó (ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang) vừa nhập Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong tình trạng suy nhược, hai chân bị teo cơ, không đi lại được.

Bé Pó đang rất cần những tấm lòng để sớm phần nào bớt đi những đau đớn từ bệnh tật. Ảnh: T.G
Bé Pó đang rất cần những tấm lòng để sớm phần nào bớt đi những đau đớn từ bệnh tật. Ảnh: T.G

Duyên kỳ ngộ với một nụ cười

“Tôi cần mỗi bạn giúp 10 ngàn đồng để cứu bé Páo” - đó là lời kêu gọi của chị Vừ Thị Hương (Sở Văn hóa, Thể thao-Du lịch Hà Giang) để có tiền đưa bé Vừ Mí Páo (tức Pó) đi chữa bệnh và mở quán bán hàng giúp bé điều trị bệnh hiểm nghèo dài lâu.

Trước Tết 2017, chị Hương cùng đoàn thiện nguyện chuyển gạo, quần áo, chăn ấm cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của Trường THCS Dân tộc bán trú Sủng Là (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) và một số hộ gia đình khó khăn ở xã. Chị thay mặt nhà từ thiện Trần Kim Nga ở Hà Nội đến thăm và tặng xe lăn cho bé Vừ Mí Pó, là cậu bé đầu gối to như trống con từng được Chương trình Vòng tay Nhân ái (Báo GĐ&XH) đưa về Hà Nội chữa bệnh.

Nhà trường giới thiệu Vừ Mí Pó là học sinh ngoan và học giỏi không may mắc bệnh hiểm nghèo, khó chữa, khiến gia cảnh kiệt quệ. Bất ngờ chị thấy hai tấm ảnh in trên gỗ treo trang trọng ngay cửa chính, hỏi ra mới biết đó chính là bé Vừ Mí Pó mấy năm trước. Chị nhận ra cậu bé Mông có đôi mắt sáng trong veo, hai má bầu bĩnh, nụ cười tỏa nắng bên nương hoa cải vàng rực… mà chị ấn tượng mấy năm trước. Có khác là cậu bé ấy giờ ở trước mặt chị, trong mái tranh nghèo với căn bệnh hiểm nghèo, khó chữa. Nhà nhiếp ảnh và những người yêu thích tấm ảnh cậu bé Mông chắc cũng không thể ngờ cậu bé ấy mấy năm trước đang lụi dần như bếp than không còn củi, đôi mắt tươi vui giờ buồn buồn.

Bé Vừ Mí Pó ngồi trên chiếc xe lăn vừa được tặng, đầu gục xuống, gương mặt nhợt nhạt, tiều tụy vì đau đớn, đôi đầu gối to mọng, nhưng đôi chân thì teo quắt… Chiếc xe lăn vừa giúp em di chuyển, vừa là nguồn động viên để Pó thấy mình không đơn độc. Bé Pó ngẩng đầu hỏi chị Hương:

- Em sắp chết rồi phải không? Mọi người bảo thế, em cũng thấy vậy, vì chân tay em, cả người em đau nhức.

Chị Hương cười và nói dối Pó:

- Em còn trẻ, bệnh nặng nhưng uống thuốc là khỏi thôi.

Lời nói dối ấy khiến chị Hương day dứt mãi, bởi thực tế bé Pó đã rất yếu, gia đình không còn khả năng cho em uống thuốc từ lâu… Bé giờ như hạt ngô vương trên nương đá, chưa kịp nảy mầm đã phải chịu những đợt gió đông. Vùng cao nghèo nàn, lạc hậu, đói, rét vương vít trên cành đào phai đưa mùa xuân về trước cửa nhà em, nhưng trong em nụ cười đang héo.

Tương lai luôn cận kề cái chết

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm điều trị Hemophilia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) bệnh ưa chảy máu của bé Vừ Mí Pó (Hemophilia-rối loạn đông máu di truyền) gây xuất huyết không tự cầm. Các xuất huyết bên trong nội tạng, khớp, cơ… rất khó điều trị. Hai đầu gối bị sưng to như cái trống con ở đầu gối, là hậu quả của những lần xuất huyết bên trong do tràn dịch khớp gối, gây ra nhiều bệnh khác làm tổn thương khớp gối... do không được điều trị.

Lẽ ra mất nhiều máu thì bé Pó cần được bồi dưỡng thường xuyên, nhưng nhà quá khó khăn, cả nhà chăm chỉ làm việc, nhưng vì bé Pó mắc bệnh hiểm và nặng, điều trị tốn kém khiến cả nhà rơi vào đói khát, nợ nần chồng chất, không thể chăm dưỡng và điều trị cho bé Pó. Mỗi lần con ốm (do chảy máu từ bên trong) mẹ bé lại bỏ việc may vá, vay mượn tiền đưa con đi bệnh viện. Vì thế bé Pó có gì thì ăn nấy, mất máu nhiều nên bé thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, cô giáo lại phải đưa về nhà. Tương lai của bé Pó mờ mịt, luôn cận kề cái chết

Theo các bác sĩ điều trị cho bé Pó, bệnh máu không đông không thể chữa khỏi được. Có kéo dài cuộc sống thì cũng tốn rất nhiều tiền của, thời gian, nếu không chú ý dự phòng thì nguy cơ chảy máu nhiều rất nguy hiểm, có thể tử vong. Nhưng nếu có điều kiện điều trị đều đặn, bé Pó sẽ có cuộc sống tương đối bình thường - điều này rất khó vì có nhiều trẻ bị bệnh Hemophilia đã được chữa bệnh, nhưng bố mẹ không đủ kiên nhẫn đưa con đi lại điều trị dự phòng… nên trẻ đã tử vong sớm.

Trường hợp của bé Pó nếu có điều trị thì bố mẹ bé sẽ oằn lưng trả nợ, bởi riêng việc hàng tháng phải về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị sẽ tốn rất nhiều tiền và quá khó khăn với một gia đình dân tộc nghèo ở vùng cao biên giới. Bé Pó run rẩy, tiều tụy trong tấm áo khoác mỏng ngồi ở cửa nhìn các bạn đi học. Biết bé Pó đang tuyệt vọng vì đau đớn quá sức chịu đựng, chị Hương động viên nhắn nhủ bé hãy gắng sức lên, đồng thời chị kêu mỗi người hãy giúp mỗi người chỉ 10 ngàn đồng là đã lo cho bé Pó cơ hội sống rất nhiều. Chị Hương hy vọng tìm lại nụ cười tỏa nắng đáng yêu ngày nào của cậu bé Mông khi có thêm những tấm lòng nhân hậu giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ những khó khăn, để tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho bé Pó chống chọi với bệnh hiểm.

Bé Vừ Mí Pó, sinh ngày 12/4/2003 ở thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Năm 2015 nhà từ thiện Nguyễn Thiệu Nghĩa đã kết nối với Chương trình Vòng tay Nhân ái của Báo GĐ&XH đưa bé về Hà Nội chữa bệnh. Theo ThS.BS Nguyễn Thị Mai, từ khi bé Pó trở về nhà tới nay chắc nhà quá nghèo nên gia đình chưa lần nào đưa con trở lại Viện để điều trị định kỳ, cũng không nhận thuốc đều từ bệnh viện địa phương nên bệnh tình mới trầm trọng thế. Khi nghe đại diện Chương trình Vòng tay Nhân ái thông báo tình trạng trầm trọng của Vừ Mí Pó, ThS.BS Nguyễn Thị Mai giục các nhà từ thiện ở Hà Giang hãy đưa bé về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ngay để kịp thời điều trị, giảm bớt đau đớn cho bé.

Hà Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 21 giờ trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 4 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top