Nữ sinh 9X xinh đẹp giành học bổng 2,5 tỷ đồng tại ĐH Oxford danh tiếng
Bên cạnh suất học bổng Thạc sĩ tại ĐH Oxford trị giá hơn 73.000 bảng Anh (khoảng 2,5 tỷ đồng), Nguyễn Hà Hạnh (sinh năm 1990) từng chinh phục thành công suất học bổng 45.000 euro của ĐH Amsterdam University College và học bổng toàn phần 24.000 euro cho 1 năm Thạc sỹ tại ĐH Maastricht.
Thông tin cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Hà Hạnh
Năm sinh: 1990
Hiện đang theo học Thạc sĩ nghiên cứu ngành Phát triển quốc tế tại ĐH Oxford (Anh)
Thành thành chính đạt được:
- Học bổng toàn phần cho khoá học thạc sĩ hai năm tại ĐH Oxford, Vương Quốc Anh
-Học bổng toàn phần cho khoá học thạc sĩ tại ĐH Maastricht, Hà Lan và tốt nghiệp hạng tối ưu, luận văn tốt nghiệp hạng xuất sắc
- Học bổng cho khoá học đại học và tốt nghiệp hạng tối ưu
- Giải luận văn Inez Oliver Essay Prize của St Cross College thuộc ĐH Oxford (luận văn về mối liên hệ giữa bất bình đẳng xã hội và suy thoái môi trường).
- Học bổng của ĐSQ Ý cho khoá học ngôn ngữ và văn hoá Ý hè 2010
- Đạt giải Nhì quốc gia tiếng Anh năm 2007
Sở thích: viết báo mảng thời trang, viết blog, nghe nói tiếng Ý và Pháp, nghe nhạc indie pop, đọc sách cổ điển, đi bảo tàng, khám phá các nhà hàng mới, du lịch châu Âu
Từ giải nhì HSG quốc gia tới 3 lần giành học bổng nước ngoài
Là dân trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, đến năm lớp 12, Nguyễn Hà Hạnh ẵm giải Nhì HSG quốc gia môn tiếng Anh năm 2007. Một chút tiếc nuối khi năm của cô, Bộ từ bỏ quy chế tuyển thẳng vào ĐH đối với học sinh đạt giải quốc gia, cô gái sinh năm 1990 này vẫn thừa tự tin "vượt vũ môn", đỗ vào Học viện Ngoại giao.
Mặc dù đang theo học tại ngôi trường mà nhiều người mơ ước, Hà Hạnh vẫn ấp ủ dự định du học của mình. Sau thời gian tìm hiểu và nộp hồ sơ, giấc mơ của cô đã thành hiện thực khi nhận được suất học bổng trị giá 45.000 euro (hơn 1 tỷ đồng Việt Nam) của trường ĐH Amsterdam University College (AUC).
Kết quả sau 3 năm học, Hà Hạnh lại có được vinh dự là một trong những SV xuất sắc nhất của trường ĐH với tấm bằng hạng tối ưu (Summa Cum Laude).
Với tình cảm dành cho đất nước Hà Lan sau quãng thời gian ĐH, cô gái người Hải Phòng này tiếp tục nộp đơn theo học Thạc sĩ tại xứ sở hoa Tulip ở 4 trường là University of Amsterdam, Free University Amsterdam, Leiden University và Maastricht University.
Không nằm ngoài dự đoán, Hạnh được cả 4 trường ĐH chấp nhận hồ sơ và có 3 trường trong số đó quyết định trao học bổng cho cô.
Vì muốn trải nghiệm cuộc sống tại miền Nam Hà Lan (ĐH Amsterdam University College ở miền Bắc) nên Hạnh chọn ĐH Maastricht cùng suất học bổng toàn phần cho khoá học thạc sĩ 1 năm về Toàn cầu hoá và Phát triển (Globalization and Development Studies) trị giá 23.900 euro (hơn 560 triệu đồng).
Hoàn tất bằng Thạc sĩ tại ĐH Maastricht, dường như chưa “thỏa” nghiên cứu về Phát triển quốc tế (chú trọng vào hành trình của các nước đang phát triển) và mong muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn, Hà Hạnh lại quyết định “gõ cửa” ĐH Oxford cho bằng master thứ hai.
“Khóa học của em thường có tỷ lệ 1 chọi 10. Em cũng lo lắng một chút khi quyết định nộp đơn vào Oxford, vì Oxford thường chỉ xem xét các sinh viên có bảng điểm xuất sắc và thành tích nổi trội, nhưng tại sao không thử?”, Hà Hạnh nhớ lại.
Và rồi khi ĐH Oxford gửi thông báo, Hạnh gần như vỡ òa trong sung sướng. Cô nhận được ĐH Oxford chấp nhận với suất học bổng cho hai năm học phí và sinh hoạt phí tổng trị giá 73.201 bảng Anh (khoảng 2,5 tỷ đồng Việt Nam).
Hạnh phân tích: “Em nghĩ điểm mấu chốt em thuyết phục được Oxford trao học bổng là sự hiểu biết sâu sắc về ngành học và nghiên cứu mà em muốn theo đuổi, sự đam mê, mong muốn mang lại những biến đổi tích cực cho Việt Nam nói riêng và cách nước đang phát triển nói chung, dựa trên những điều em sẽ học tại Oxford.
Đặc biệt, em biết thể hiện sự tự tin vào giá trị và khả năng của mình, vào những thành tích em đã đạt được và lạc quan về những gì em sẽ mang lại cho khoá học, trường và cộng đồng.
Em nghĩ ai cũng có giá trị riêng nên ai cũng có quyền tự tin. Nhiều người nghĩ em giành được học bổng của trường hàng đầu thế giới như Oxford là phải học quên đêm quên ngày, chuẩn bị rất chi tiết kỹ lưỡng, có rất nhiều chiến lược. Thực sự không phải như vậy, học hành chăm chỉ là tốt, nhưng em không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân.
Với em, nên cố gắng hết mình nhưng không khắc nghiệt, phải biết giữ thăng bằng và làm nhiều việc, gặp gỡ nhiều người khiến mình yêu cuộc sống ngoài lo lắng học hành, sự nghiệp, tiền bạc.
Chẳng hạn nếu không vào được Oxford, em tất nhiên sẽ buồn nhưng không bao giờ chán nản, thất vọng với bản thân, mà sẽ xác định mục tiêu khác mình thấy khả quan để tiếp tục theo đuổi”.
Du học không phải "một bước tới thiên đường"
Chưa từng sống ở nước ngoài hay đi châu Âu lần nào, cũng không có người quen biết nào ở Hà Lan nhưng Hà Hạnh thích thú chia sẻ về những ngày đầu đặt chân tới Hà Lan du học: “Ngạc nhiên là em không bị sốc văn hoá. Tính em rất tò mò, cởi mở, thích nói chuyện, em may mắn dễ dàng hoà nhập từ những tháng đầu tiên”.
Cũng như bao bạn gái khác, Hạnh thích thời trang và “nghiện” mua sắm, dù vậy “khi xa nhà biết học cách chi tiêu thông minh, săn giảm giá, chọn khuyến mãi nên không bị "phá sản” thường xuyên.
Tuy nhiên, nhiều khi em cũng rơi vào tình trạng "kẹt tiền" trong khi chờ học bổng (3 tháng một lần) do đi du lịch nhiều, em may mắn có các bạn thân ở đây giúp đỡ. Ban đầu em cũng ngại nhờ vì họ đều là người Đức, Hà Lan, chuyện tiền nong ở mỗi văn hoá khác nhau.
Nhưng thực sự họ rất cởi mở, lúc khó khăn một chút thì vui lòng giúp, quan trọng là họ biết mình khó khăn tạm thời chứ không phải ỷ lại, bòn rút”, Hạnh cho biết.
Với khoảng thời gian 6 năm trải nghiệm du học tại Hà Lan, Anh và Mỹ (Hạnh từng sang Mỹ học theo chương trình trao đổi du học tại Boston), cô gái 9X này muốn nhắn gửi tới những bạn trẻ trong nước đang có dự định du học:
“Du học không phải "một bước tới thiên đường", thực sự không cái gì là một bước tới thiên đường cả. Tất cả là một quá trình phụ thuộc vào nỗ lực, thái độ, nhận thức của mình.
Nhiều bạn học chỉ để lấy bằng, lấy mác du học, hoặc để tránh vòng kìm kẹp của cha mẹ, vui chơi, kiếm tiền. Cũng rất nhiều bạn sang đây chỉ thấy cô đơn, khó khăn, chứ không hề có "thiên đường" như từng kỳ vọng.
Chẳng phải chỉ riêng Việt Nam mình, hay vì châu Á văn hoá khác biệt châu Âu, em cũng biết nhiều bạn ngay trong châu Âu (người Ý đi du học tại Hà Lan, hay người Đức đi du học tại Anh) chán nản, thất vọng vì xa nhà, môi trường mới và không tìm được nhiều người đồng cảm, áp lực học hành...
Những lúc đó em thấy quyết tâm, đam mê tìm hiểu, tư tưởng cởi mở là rất quan trọng. Hỗ trợ tinh thần từ người thân ở nhà là không thể thiếu, nhưng cũng đừng nhốt mình trong phòng chỉ học, hay skype về nhà, nên cố gắng đi ra ngoài tìm hiểu, kể cả chỉ là dạo phố, uống cà phê để cảm nhận văn hoá bản địa, hay tham gia các hoạt động xã hội của trường.
Các bạn sinh viên quốc tế thật sự rất tốt bụng và cởi mở khi mình mong muốn hoà đồng và cần giúp đỡ tinh thần”.
Được biết trong dịp trở về Việt Nam nghỉ Hè năm nay, Hạnh nhận lời tham gia chương trình “Truyền lửa đam mê” do một số thí sinh “Đường lên đỉnh Olympia” hiện đang sinh sống, học tập tại nước ngoài tổ chức nhằm cung cấp thông tin về học bổng và tư vấn trực tiếp cho các bạn trong quá trình làm hồ sơ xin học bổng.
Tại chương trình hoàn toàn phi lợi nhuận dự kiến diễn ra tại ĐH Thủy lợi (Hà Nội) ngày 18/7 tới đây, Hạnh mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm, trải nghiệm du học của mình tại Hà Lan, Anh, Mỹ và giải đáp các khuôn mẫu và "bí ẩn" mà bạn trẻ hay hình dung về du học.
“Du học thực sự là quá trình làm việc vất vả cả nghĩa đen và bóng. Du học thách thức các nhận thức ăn sâu trong bạn trẻ, dạy chúng ta sẵn sàng tiếp thu cái mới, tìm hiểu trước khi đánh giá, trân trọng các nền văn hoá khác.
Đừng nên nghĩ du học là hưởng thụ, hay chỉ là tiếp thu kiến thức hàn lâm, du học là dừng lại để nhìn nhận, trải nghiệm và thắc mắc. Nên đi du học với tư tưởng khoáng đạt, không quá áp lực, đặc biệt nên cởi mở kết bạn và theo đuổi nhiều hoạt động xã hội, thư giãn, sở thích khác ngoài việc học trên trường”, cô gái đang có dự định theo đuổi bằng Tiến sĩ về Phát triển quốc tế khẳng định.
Theo Lê Trường (Dân Trí)
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 14 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.