Nữ sinh Việt tại Nhật chia sẻ cách vừa đi học vừa có tiền gửi về cho gia đình
Một mình sống và học tập tại một đất nước xa xôi, phải trải qua vô vàn khó khăn và bất trắc nhưng cô gái này đã luôn biết cách để vượt qua nó.
Bạn Nguyễn Hồng Diễm, một du học sinh tại Nhật Bản có những chia sẻ về những kinh nghiệm sống và học tập tại Nhật. Đó là cả những khó khăn, bất trắc và những ưu điểm mà bạn đã trải nghiệm trong hơn 1 năm sống ở Nhật. Bên cạnh đó, Diễm còn chia sẻ cả kinh nghiệm để săn được học bổng vào một trường đại học tốt ở Nhật.
Diễm chia sẻ: "Vốn là một cô sinh viên khoa Đông Phương, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vào năm học thứ 3, tôi cũng có đăng ký xin học bổng mấy trường và may mắn được trường trường Kanazawa của Nhật Bản nhận.
Đây là học bổng toàn phần trong vòng 2 năm. Trước khi đi, tôi đã chuẩn bị khá kĩ càng cả về mọi mặt để có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường sống cũng như học tập ở một đất nước mà mình chưa từng đặt chân đến. Do học chuyên ngành Nhật Bản của khoa Đông Phương nên phần tiếng của tôi khá ổn, cộng thêm trong quá trình học, tôi cũng được tìm hiểu nhiều về văn hóa và con người Nhật nên tôi khá tự tin cho chuyến đi.
Tuy nhiên, khi sang tới đây thì rất nhiều vấn đề nảy sinh mà tôi không ngờ đến. Ngay cả khi đã khá tự tin về ngôn ngữ nhưng khi giao tiếp với người bản địa, nhiều khi vẫn gặp rất nhiều khó khăn, giao tiếp không thành công.
Hơn thế, một vấn đề lớn nhất mà tôi gặp phải đó là tình trạng sốc văn hóa. Dù đã được tìm hiểu khá nhiều về vốn văn hóa và con người Nhật nhưng khi sang đến đây những điều đó vẫn không thể đủ. Từ cách sinh hoạt hàng ngày, đến việc ăn uống, ẩm thực, nhất là với các món ăn.
Thời gian đầu, tôi bị giảm cân vì không quen với món ăn Nhật. Hơn thế, khi sang một đất nước hoàn toàn xa lạ, không có người thân ở xung quanh khiến tôi thường xuyên rơi vào trạng thái lạc lõng, việc khó hòa nhập đôi khi khiến tôi bị mặc cảm. Nhưng sau đó, khi đã tập làm quen thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Con người Nhật rất cởi mở, hòa đồng, môi trường sống rất thân thiện. Chính điều đó đã khiến tôi có nhiều động lực để tìm ra những hướng thích nghi, vượt qua khó khăn và đó cũng là điều kiện giúp tôi trưởng thành hơn.
Việc học tập tại nước Nhật mới đầu cũng gây cho tôi những khó khăn. Tôi đã quá quen với cách học ở Việt Nam, mỗi ngày 10 tiết, mỗi tiết 45 phút, bắt đầu từ 7h sáng. Ở Nhật, mỗi ngày có 5 tiết, mỗi tiết kéo dài 90 phút, giờ nghỉ giải lao là 15 phút và tiết học đầu tiên bắt đầu từ 8h45.
Việc học liền 90 phút, lúc đầu khiến tôi khá mệt mỏi, nhiều khi tôi chỉ muốn gục mặt xuống bàn để chợp mắt một lúc. Phải đến 2 tháng sau, tôi mới thực sự quen với cách học này.
Tuy nhiên, môi trường học ở đây lại rất tốt, thầy cô thân thiện, nhiệt tình, mọi người trong một tập thể luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc và luôn có tinh thần giúp đỡ nhau. Điều này làm tôi rất thích.
Ngoài tiền học phí được miễn ra, mỗi tháng tôi được trợ cấp 8 man (tương đương với 16 triệu tiền Việt) cho sinh hoạt. Tôi cố gắng chi tiêu thật tiết kiệm, số tiền thừa tôi dành ra để đi du lịch.
Thời gian rảnh không phải đến trường, tôi tranh thủ đi làm thêm. Để kiếm một việc làm thêm ở đây cũng không phải khó. Mỗi ngày tôi làm phụ việc trong canteen 2-3 tiếng (mỗi tiếng là 160 ngàn). Tính ra, mỗi tháng tôi có thể kiếm thêm được khoảng 10-15 triệu, có những tháng làm thêm thứ 7, chủ nhật, tôi có thể kiếm được gần 20 triệu, số tiền này tôi thường không tiêu đến và gửi về cho bố mẹ, cứ 3 tháng tôi lại gửi một lần.
Với tôi, việc một mình phải tự lập học tập và sống ở nước ngoài là một điều không phải dễ dàng. Ngay cả khi tôi thấy mình đã rất ổn định, thích nghi được thì có những vấn đề bất ngờ xảy ra khiến tôi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chán nản.
Chỉ hai tháng trước đây thôi, tôi mới gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Trong một chuyến đi xa cùng một vài người bạn, tôi đã bị tai nạn ô tô. Tai nạn khiến tôi nằm bất động tại chỗ, sau hai ngày hôn mê sâu, tôi tỉnh dậy trong mê man, đau đớn khắp người.
Phải một tuần sau, tôi mới biết mình bị đa trấn thương, gãy tay, dập lá lách và tụ máu não. Rất may, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, cấp cứu kịp thời, hơn thế y tế bên này cũng khá tốt nên tình trạng của tôi ổn định khá nhanh.
Suốt khoảng thời gian nằm trong viện, điều tôi sợ hãi nhất không phải là đau đớn mà là sự cô đơn. Nếu như ở nhà, hễ ốm cái là đã có bố mẹ quan tâm, chăm sóc thì ở đây, tôi không có bất kể người thân nào bên cạnh cả, chỉ có một vài người bạn ở bên.
Tôi đã khóc rất nhiều vì cô đơn, vì nhớ gia đình da diết. Nhưng rồi tôi đã tự nhủ mình phải mạnh mẽ lên, tôi biết mẹ tôi ở nhà đã khóc rất nhiều khi nghe tin tôi bị như thế và tôi cần phải cố gắng để mọi chuyện trở nên tốt hơn. Rất may, tình hình sức khỏe của tôi ổn định nhanh chóng, sau hai tháng, tôi đã có thể đi học lại.
Cũng qua đây, tôi nhận ra thêm một điều, tính kiên cường, mạnh mẽ, sự lạc quan là những yếu tố rất quan trọng khi sống ở ngoại quốc. Hơn thế, dù ở bất cứ đâu, sự an toàn là điều phải đặt lên hàng đầu, sau tại nạn đó, tôi càng phải cẩn thận và giữ an toàn cho mình hơn".
Nói về việc cách săn học bổng đi du học, bạn Hồng Diễm chia sẻ thêm: "Ngay từ khi bước vào trường đại học, đặc biệt là học chuyên ngành tiếng Nhật, ước mơ được đi du học Nhật của tôi đã được nung nấu. Chính vì thế, tôi luôn cố gắng học tập thật tốt để đạt được kết quả học tập cao, nằm trong top đầu. 3 năm liền, kết quả học tập của tôi luôn đạt xuất sắc.
Tuy nhiên, kết quả học tập tốt thôi vẫn là chưa đủ, tôi luôn cố gắng rèn luyện vốn tiếng Nhật thật tốt và cả vốn tiếng Anh nữa.
Nhưng tôi nghĩ học thôi là chưa đủ, để con người trở nên năng động hoạt bát hơn, tôi còn tham gia vào rất nhiều hoạt động, các câu lạc bộ của trường, khoa, trong đó là đội Thanh niên tình nguyện Xung kích của trường. Cuối năm học thứ hai, tôi được làm đội phó của đội tình nguyện này.
Trong các dịp hè, tôi sẽ tận dùng hết thời gian tham gia vào việc đi tình nguyện. Do thường đi tình nguyện ở các vùng núi xa nên bắt buộc tôi phải có quá trình rèn luyện sức khỏe thật tốt. Chính những điều này đã mang lại cho tôi sự nhanh nhẹn, hoạt bát, cũng như một sức khỏe bền bỉ. Khi sang Nhật, những điều này giúp ích rất nhiều cho tôi. Có lẽ cũng chính vì những ưu điểm này mà tôi đã đạt được mơ ước.
Mặc dù đã xảy ra một tai nạn đáng tiếc trong quá trình học tập ở đây nhưng tôi vẫn rất thích môi trường sống và học tập của Nhật. Sau khi về nước hoàn thành nốt việc học, tôi có ý định sẽ xin tiếp học bổng sang Nhật để học lên thạc sĩ".
Theo PNO
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.