Hà Nội
23°C / 22-25°C

Pfizer phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị khoa học hiểu chuyên sâu về vắc xin phế cầu cộng hợp

Thứ sáu, 19:45 08/09/2023 | Sống khỏe

Từ ngày 25 đến 29/9, Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) đồng hành với Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội (Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức Chuỗi hội nghị khoa học với các báo cáo viên nước ngoài.

Chuỗi hội nghị mang tên "Hiểu chuyên sâu về vắc xin phế cầu cộng hợp - Hành động để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh liên quan phế cầu" đã cập nhật những kiến thức mới đến cán bộ y tế tại Việt Nam.

Hội thảo có sự đồng hành của hai chuyên gia về bệnh Truyền nhiễm – Nhi trên thế giới là Giáo sư Ron Dagan quốc tịch Isreal và Tiến sĩ Mark Peter Gerard van der Linden quốc tịch Hà Lan, trình bày về xu hướng phát triển của vắc xin đa giá phòng ngừa bệnh do phế cầu và nêu bật giá trị của vắc xin phế cầu đối với bệnh nhân và xã hội nói chung. Chuỗi hội nghị còn có sự tham dự của hơn 1,800 bác sĩ trên mọi miền tổ quốc trong lĩnh vực nhi khoa và dự phòng, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực bệnh truyền nhiễm trong nước.

Pfizer phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị khoa học hiểu chuyên sâu về vắc xin phế cầu cộng hợp - Ảnh 1.

Giáo sư Ron Dagan, Giáo sư ưu tú của Nhi khoa và Bệnh truyền nhiễm phát biểu tại Chuỗi hội nghị khoa học với các báo cáo viên nước ngoài.

Trong thời quan qua, đại dịch SARS-CoV-2 trên toàn cầu như một hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm, có thể là bệnh mới nổi, có thể là dịch bệnh theo mùa, hay những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Bên cạnh các biện pháp dự phòng khác, vai trò của vắc xin vô cùng quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, phế cầu - một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất ở cả trẻ em và người lớn - có thể được dự phòng chủ động bằng vắc xin.

Chuỗi hội nghị đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự đồng hành lâu dài giữa Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã Hội, Đại học Y dược TPHCM; Công ty Pfizer Việt Nam, cùng quý Cán bộ, nhân viên y tế hướng đến mục tiêu hợp tác toàn diện bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc cập nhật những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực phế cầu và dự phòng. Từ những cập nhật đó, các cán bộ y tế sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và mang đến cho người dân sự tư vấn y tế cập nhật và chính xác nhất.

Pfizer phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị khoa học hiểu chuyên sâu về vắc xin phế cầu cộng hợp - Ảnh 2.

Chuỗi hội nghị có sự tham dự của PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Chủ nhiệm Bộ Môn Khoa Học Y Sinh – Viện Pasteur TPHCM.

Hội nghị được diễn ra trong 5 ngày liên tục (từ ngày 25 đến 29 tháng 8) tại Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với sự tham gia của hơn 1,800 cán bộ và nhân viên y tế cả nước bao gồm trực tiếp và trực tuyến, hội nghị hướng đến việc cập nhật, chia sẻ, thảo luận các vấn đề về:

- Gánh nặng bệnh tật liên quan phế cầu khuẩn ở trẻ em và người lớn.

- Dữ liệu thực - Thay đổi týp sau chủng ngừa PCV và kinh nghiệm triển khai vắc xin PCV tại các nước trên thế giới.

- Chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài nước về vai trò của vắc xin PCV trong phòng bệnh liên quan phế cầu.

Tại chuỗi hội nghị, Giáo sư Ron Dagan - Giáo sư ưu tú Nhi khoa và Bệnh truyền nhiễm đã phát biểu: "Phế cầu là tác nhân nguy hiểm và may mắn đã có vắc xin phòng bệnh từ những năm 2000. PCV ngoài ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu (Streptococcus pneumonia) như viêm Phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết hay Viêm tai giữa, hơn thế PCV có tác động đáng kể trong việc ngăn ngừa viêm tai giữa do NTHi (Haemophilus influenza không định typ) theo như nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi tai trẻ em đã được bảo vệ bởi Vắc xin Phế Cầu cộng hợp, không bị tấn công bởi Phế cầu thì NTHi sẽ không có cơ hội tấn công."

Ngoài ra, Tiến sĩ Mark Peter Gerard van der Linden, Tiến sĩ nghiên cứu tại Phòng nghiên cứu về Liên cầu khuẩn tại Bệnh viện Đại Học RWTH – Aachen, Đức cũng chia sẻ: "Các dữ liệu thực đã cho thấy, hiện tượng bảo vệ chéo giữa các týp là hiếm khi xảy ra, chỉ duy nhất khả năng bảo vệ chéo ở mức độ tương đối xảy ra với týp huyết thanh số 6 theo quan sát. Tuy nhiên, bảo vệ trực tiếp vẫn được ưu tiên hơn so với khả năng bảo vệ chéo. Do đó, xu hướng phát triển vắc xin phế cầu cộng hợp là tăng nhiều số týp huyết thanh có trong vắc xin.

Pfizer phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị khoa học hiểu chuyên sâu về vắc xin phế cầu cộng hợp - Ảnh 3.

Tiến sĩ Mark van der Linden phát biểu tại Chuỗi hội nghị khoa học với các báo cáo viên nước ngoài.

PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Chủ nhiệm Bộ Môn Khoa Học Y Sinh – Viện Pasteur TPHCM: "Chủng ngừa là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng các bệnh nhiễm trùng, không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn".

Nói về chuỗi hội nghị khoa học lần này, ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam cho biết: "Tại Pfizer, chúng tôi đã đồng hành tại Việt Nam trong nhiều năm qua nhằm hỗ trợ giải quyết những thách thức trong lĩnh vực dự phòng và điều trị bệnh. Chúng tôi tin rằng việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên công tư liên quan, sẽ giúp đẩy mạnh khả năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe trong việc ứng phó các thách thức về y tế như các bệnh liên quan về phế cầu. Chúng tôi tự hào với sứ mệnh Pfizer là "Những đột phá giúp thay đổi cuộc sống bệnh nhân", cho ra mắt vắc xin ngừa Phế cầu đầu tiên trên thế giới, vắc xin Covid-19. Và chúng tôi sẽ tiếp tục hành động trên tiêu chí "Science will win" – Khoa học sẽ chiến thắng.

Chuỗi hội nghị khoa học phế cầu lần này, đăc biệt với sự tham gia của các chuyên gia và báo cáo viên quốc tế chính là dấu ấn thể hiện rõ nét nỗ lực của Pfizer trong sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ cập nhật kiến thức khoa học, các tiến bộ y khoa cho cán bộ nhân viên y tế. Chúng tôi cam kết góp phần trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo nên một Việt Nam khỏe mạnh hơn."

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 4 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 7 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 7 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 15 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Top