Phát hiện mới về chế độ ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Để kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài dùng thuốc người bệnh đái tháo đường cần chú ý tiêu thụ carbohydrate một cách hợp lý. Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể được hưởng lợi từ việc cắt giảm carbs ngay cả khi họ không giảm được cân thừa.
1. Phát hiện chế độ ăn ít carbohydrate có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Carbohydrate (carbs) là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbs thành glucose (đường) để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Glucose di chuyển vào máu và lượng đường trong máu tăng lên. Tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin và cơ thể cần insulin để đưa glucose vào tế bào. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường gặp vấn đề với insulin khiến cơ thể không thể sử dụng được glucose làm cho glucose tăng cao trong máu.
Do đó, để kiểm soát lượng đường trong máu, các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường bên cạnh việc dùng thuốc cần phải chú ý đến việc lựa chọn cũng như tiêu thụ carbs một cách hợp lý.
Một nghiên cứu mới từ Đại học Alabama tại Birmingham phát hiện chế độ ăn ít carbohydrate có thể cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể bằng cách tác động đến chức năng của các tế bào trong tuyến tụy gọi là tế bào beta.
Tế bào beta có chức năng sản xuất và giải phóng hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Cắt giảm carbohydrate có thể cải thiện chức năng của tế bào beta mà không cần giảm cân.
Nghiên cứu so sánh hai nhóm người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2: một nhóm tuân theo chế độ ăn ít carbohydrate và nhóm còn lại tuân theo chế độ ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu đánh giá những chế độ ăn này ảnh hưởng đến chức năng tế bào beta và tiết insulin như thế nào.
Những người tham gia được yêu cầu ngừng dùng thuốc điều trị đái tháo đường trước khi nghiên cứu bắt đầu để theo dõi bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe của họ liên quan đến chế độ ăn uống.
Tất cả những người tham gia đều được cung cấp bữa ăn. Chế độ ăn ít carbohydrate có lượng carbohydrate thấp, nhiều chất béo và chế độ ăn nhiều carbohydrate có lượng carbohydrate cao nhưng ít chất béo.
Vào cuối thời gian nghiên cứu, những người áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate đã thấy khả năng sản xuất, lưu trữ và giải phóng insulin của các tế bào beta trong tuyến tụy được cải thiện gấp đôi để đáp ứng với glucose.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn ít carbohydrate cải thiện chức năng tế bào beta và tiết insulin, ngay cả sau khi tính đến bất kỳ sự sụt cân nào. Điều này có nghĩa là lợi ích của chế độ ăn ít carbohydrate không chỉ là do mọi người giảm cân.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Barbara Gower, Chủ nhiệm Khoa Khoa học dinh dưỡng của Đại học Alabama, nghiên cứu này cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate có thể phục hồi các tế bào beta. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nhẹ giảm lượng carbohydrate nạp vào có thể ngừng dùng thuốc và thưởng thức các bữa ăn và đồ ăn nhẹ có nhiều protein hơn đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ.
"Cần nghiên cứu thêm để xác định xem chế độ ăn ít carbohydrate có thể phục hồi chức năng tế bào beta và dẫn đến thuyên giảm ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 hay không" - Tiến sĩ Barbara Gower cho biết.
2. Cách chọn carbohydrate tốt cho người bệnh đái tháo đường
Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh đái tháo đường là cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào (vì carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu), tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Carbs được phân loại đơn giản và phức tạp tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của thực phẩm và tốc độ tiêu hóa, hấp thu của chúng.
Carbs đơn giản: Thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc những thực phẩm có thêm đường như đồ uống có đường và đồ ăn nhanh. Cơ thể chúng ta tiêu hóa và phân hủy carbs đơn giản để cung cấp năng lượng nhanh chóng, nó có xu hướng gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Carbs phức tạp: Carbs có nhiều chất dinh dưỡng hơn carbs đơn giản, có nhiều chất xơ hơn, được tiêu hóa chậm hơn so với carbs đơn giản, cung cấp lượng đường ổn định hơn vào máu, có nghĩa là nó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Nguồn thực phẩm chứa carbs phức tạp bao gồm: rau, trái cây, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, lúa mạch...
Vì vậy, để duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định, người bệnh đái tháo đường được khuyên nên ưu tiên nguồn thực phẩm chứa carbohydrate tốt là carbs phức tạp có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ để duy trì ổn định lượng đường trong máu, giúp cân nặng khỏe mạnh.
Nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate đơn giản vì những thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao, khi ăn vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa hấp thụ rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Suy thận độ 3 gây tiểu đêm nhiều lần, chân phù to – Cách hỗ trợ nào hiệu quả?
Sống khỏe - 3 giờ trướcCó rất nhiều người gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần, chân phù to kéo dài nhiều ngày mà không rõ lý do. Đến khi thăm khám mới biết đó chính dấu hiệu của suy thận độ 3. Vậy làm thế nào để hỗ trợ cải thiện bệnh?
Đột quỵ gia tăng 20-30% trong mùa lạnh, bác sĩ chỉ rõ nguy cơ cần biết để tự bảo vệ bản thân và gia đình
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, mùa lạnh, cơ thể dễ mất nhiệt, gây hiện tượng co mạch. Việc co mạch làm tăng áp lực máu, khiến huyết áp tăng cao, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ưu và nhược của các loại viên bổ sung sắt
Sống khỏe - 6 giờ trướcThiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, suy yếu khả năng miễn dịch. Nếu bị thiếu sắt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung sắt phù hợp…
Dấu hiệu đường huyết tăng vọt, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê
Sống khỏe - 21 giờ trướcQuả lê là một loại trái cây rất phù hợp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong thời tiết thu đông như ho, khát nước, da khô, chảy máu cam... nhưng có những trường hợp cần đặc biệt lưu ý khi dùng.
Người đàn ông 45 tuổi có máu đục như sữa, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Khi lấy máu làm xét nghiệm, máu của người bệnh lấy ra có hiện tượng đục trắng như sữa, có lẫn dây máu. Bác sĩ nhận định đây là tình trạng viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride.
3 loại đường sucrose, glucose và fructose khác nhau thế nào?
Sống khỏe - 22 giờ trướcSucrose, glucose và fructose là ba loại đường phổ biến được hấp thụ khác nhau và có tác dụng không giống nhau đối với cơ thể.
Sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn tiện lợi - năng lượng cho ngày mới năng động
Sống khỏe - 22 giờ trướcTrên hành trình trưởng thành, mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu và khám phá của trẻ. Để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển, dinh dưỡng cân bằng là điều rất quan trọng. Dòng sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn mới của HIUP với hương vị thơm ngậy, cung cấp dưỡng chất thiết yếu mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Người phụ nữ ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử mắc 4 bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.
5 vị thuốc hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác vị thuốc trong Đông y từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều trị và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc ung thư trực tràng từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi ngoài 9 đến 10 lần một ngày trong vài tháng, nam bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng.