Phí giữ chỗ học: Hình thức “đặt cọc” phản giáo dục?
GiadinhNet - Dù cảm thấy vô lý nhưng để có chỗ học cho con, nhiều phụ huynh chấp nhận bỏ ra vài triệu cho đến cả chục triệu đồng đóng phí giữ chỗ. Những khoản thu này dù nằm ngoài quy định nhưng đến nay vẫn tồn tại gây bức xúc đối với nhiều phụ huynh, bởi giáo dục không phải là hàng hóa để bỏ tiền “đặt cọc” cho một chỗ học.
Phí giữ chỗ đảm bảo quyền lợi học sinh?
Hiện tượng thu phí giữ chỗ này đang trở thành “mốt” trong các trường ngoài công lập, đặc biệt là ở các trường quốc tế ở Hà Nội và các thành phố lớn. Không chỉ áp dụng quy định phí giữ chỗ, nhiều trường còn áp dụng hình thức tính lãi suất đối với những phụ huynh nào nộp chậm. Không ít trường còn “dọa” phụ huynh nếu không thực hiện phí giữ chỗ, sẽ tạm ngừng việc học tập của học sinh. Tuy nhiên, dù thu lệ phí có phần áp đặt, song nhà trường lại giải thích là đây là hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Tiếp tục áp dụng hình thức thu phí giữ chỗ cho năm học 2017 - 2018, Trường tiểu học và trung học Nguyễn Siêu (Hà Nội) giải thích về loại phí này trong thông báo của mình tới các bậc phụ huynh: “Phí giữ chỗ được quy định hàng năm đảm bảo quyền lợi cho học sinh được vào học chính thức tại trường. Nhà trường sẽ hoàn lại phí giữ chỗ cho cha mẹ học sinh bằng cách bù trừ vào học phí từ tháng 10/2017 trở đi. Nếu học sinh không tiếp tục học tại trường (kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục nhập học) với bất kỳ lý do cá nhân nào, nhà trường không hoàn lại phí giữ chỗ đã nộp”.
Theo giải thích của một số trường học đang áp dụng phí giữ chỗ, hình thức này nhằm đảm bảo chỗ học cho học sinh, ít bị biến động và xáo trộn trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, cách làm đó không khác gì “trói chân” học sinh chứ không phải là việc học sinh tha thiết phải dùng tiền để đăng ký chỗ học kẻo người khác “tranh mất”. Không ít phụ huynh dù không muốn nhưng đã lựa chọn trường đành phải bỏ tiền ra đóng. Trong khi đó, một số trường còn ra rất nhiều điều khoản để phụ huynh nếu thay đổi ý định, muốn chuyển trường sẽ bị mất “cọc”.
Chỉ ra một thực tế, số trường đang áp dụng phí giữ chỗ chủ yếu để giữ chân học sinh, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chia sẻ, trường ngoài công lập có quyền tự chủ của mình. Có một số trường đưa ra quy định thu phí hay lệ phí như một cách “giữ chân” học sinh để có thể lên phương án quản lý, đào tạo cho năm tiếp theo… Đây là một cách làm nghiêng về mặt lợi về phía nhà trường, khi áp dụng sẽ có nhiều phụ huynh chưa hài lòng và phản đối.
Có vi phạm pháp luật?
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm: “Có thể hiểu rằng, khoản thu này mang tính chất thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, nhà trường cần xin ý kiến phụ huynh để không gây ra bất cứ phản ứng nào. Nhà trường cần phải thể hiện rõ, đây là việc làm cần thiết, đảm bảo cả về phía nhà trường lẫn học sinh chứ không phải chuyện áp đặt hoặc “vẽ” ra cớ để thu tiền của phụ huynh một cách không minh bạch”.
Theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, hiện chưa có bất kỳ quy định nào về phí giữ chỗ. Thực chất, đây chỉ là khoản thoả thuận của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục ngoài công lập, với phụ huynh học sinh. Việc làm này cũng là nhằm ổn định số lượng học sinh tại trường. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương vẫn chưa có các quy định chặt chẽ, cụ thể dẫn đến những thắc mắc, phàn nàn của phụ huynh.
Tại Hà Nội, hàng năm vẫn có các quy định cho các trường công lập về các khoản thu, chi được phép thu. Thậm chí, Hà Nội còn ban hành danh mục mức trần các khoản thu đối với các trường công lập trên địa bàn. Nhưng đối với các trường dân lập, hầu như ít các quy định chặt chẽ như vậy, đây cũng có thể là “kẽ hở” để các trường “sáng kiến” ra các khoản thu như phí giữ chỗ.
Chia sẻ dưới góc độ phí giữ chỗ, một luật sư (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Luật Phí và lệ phí năm 2015 không có mục nào tên là phí giữ chỗ, còn các quy định của ngành giáo dục cũng không quy định rõ về khoản phí này. Vì thế, đây có thể được coi như một hình thức đặt cọc. Đây là việc làm rất phản giáo dục, biến môi trường giáo dục như một thứ hàng hóa, mua bán. Nếu là khoản thu thỏa thuận, cần có sự trao đổi, bàn bạc trước khi ban hành, phụ huynh có thể từ chối đóng góp và yêu cầu nhà trường thực hiện theo đúng các quy định về pháp luật”.
Trong tuần vừa qua, một trường dân lập tại Hưng Yên đã phát đi thông báo về mức thu học phí và các khoản phí khác cho năm học 2017 - 2018. Trong thông báo các loại phí khác có mục “phí giữ chỗ” với khoản đóng 5 triệu đồng. Theo thông báo này, phụ huynh phải nộp trước ngày 12/5 để đảm bảo việc giữ chỗ cho học sinh trong năm học 2017 - 2018. Sau ngày 15/7, nếu cha mẹ học sinh không nộp phí giữ chỗ nhà trường sẽ tiến hành trả hồ sơ học bạ của học sinh khi năm học kết thúc. Quy định này đã gây phản ứng tới các bậc phụ huynh, sau đó nhà trường đã thông báo bỏ quy định này.
Quang Anh
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 27 phút trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 1 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 3 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 3 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 7 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.