Phim chuyển thể từ văn học: Mới “đào mỏ” được một phần rất nhỏ
GiadinhNet - Trong bối cảnh khan hiếm kịch bản, thiếu vắng phim hay thì văn học luôn được xem như mảnh đất màu mỡ để tạo nên những tác phẩm điện ảnh đích thực. Sau “thời hoàng kim” của phim màn ảnh rộng, văn học tưởng đã bị lãng quên thì một vài năm trở lại đây, các đạo diễn đã bắt đầu chú trọng hơn với thể loại truyền thống này dù chỉ mới chạm được vào một phần rất nhỏ.

Phim chuyển thể sẽ nhiều lợi thế
Tác phẩm văn học như một món ăn đã khá quen thuộc với công chúng nhưng đôi khi họ vẫn “lạ miệng” khi hương vị đã ít nhiều được biến tấu qua ngôn ngữ điện ảnh. Trên thế giới, phim chuyển thể từ tác phẩm văn học đã được khai thác và thành công từ rất sớm. Ví dụ như: “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) tự hào với 9 giải Oscar, thu về 5,4 tỷ USD và sau hơn 70 năm ra đời vẫn là tác phẩm điện ảnh kinh điển thu hút hàng triệu người xem; “The God father” (Bố Già) cũng vinh dự lọt top 2 trong danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại, là một trong những phim có doanh thu cao nhất…
Dù chưa từng có bộ phim nào chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng tầm cỡ quốc tế, nhưng điện ảnh Việt Nam đã có những mốc thành công đáng ghi nhận về giải thưởng uy tín, doanh thu “khủng”. Phim “Mùa len trâu” (đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, dựa trên tác phẩm “Mùa len trâu” trong tập truyện “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam) từng giành Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ; Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ; Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp; Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil… Phim “Cánh đồng bất tận” (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) đạt doanh thu gần 20 tỷ đồng khi ra rạp. “Đất phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn chuyển thể từ tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi là phim dài tập đầu tiên của điện ảnh Việt Nam được “xuất khẩu” sang Mỹ với sự đón nhận nhiệt tình của khán giả.
Vậy lý do nào dẫn đến sự trở về của điện ảnh với văn học trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở những đạo diễn trẻ vốn không mấy mặn mà với thể loại truyền thống? Đó chính là thành công mang tính “báo trước” nhờ sự đảm bảo về chất lượng của tác phẩm văn học. Nhìn lại những tiểu thuyết, truyện ngắn được lựa chọn để chuyển thể sẽ thấy rằng, hầu như tác phẩm văn học đã nổi tiếng hoặc đoạt giải thưởng uy tín sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của đạo diễn phim. Từ tác phẩm gốc, qua khâu kịch bản, biên kịch… là có thể khởi quay. Như vậy, các công đoạn làm phim cũng bớt “nặng đô” như thông lệ, chưa kể đến việc chuyển thể này sẽ đánh động đến sự tò mò, thu hút công chúng bởi ai cũng muốn biết nhân vật họ từng đọc trong sách, tưởng tượng ra, khi xuất hiện trên màn ảnh sẽ thế nào…
Nên nghĩ thoáng hơn
Vẫn biết, ấn tượng của độc giả với một cuốn sách thường khó lòng thay đổi nên có lẽ không chỉ riêng gì các nhà làm phim mà cả công chúng cũng đều nhận ra được những áp lực khi chuyển thể một tác phẩm văn học thành phim. Một trong những trở ngại lớn nhất cho các đạo diễn chính là khả năng nâng tầm tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ điện ảnh.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Văn Thọ, tác giả tiểu thuyết “Quyên” đang được chuyển thể cho dự án phim lớn của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cho biết: “Tôi xác định, tác giả văn học chỉ nên tham gia một phần nào đó cho phim thôi, còn dành quyền cho sự sáng tạo của các nhà điện ảnh. Biết đâu chính vì điều này mà có một tác phẩm điện ảnh “Quyên” hay hơn tác phẩm văn học “Quyên”. Ta nên hy vọng, nếu điều ấy xảy ra thì đó là sự may mắn cho nền nghệ thuật nước nhà”.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú, “cha đẻ” của tiểu thuyết “Phiên bản” được đạo diễn Cường Ngô dựng thành phim “Hương Ga” cũng đồng tình với quan điểm trên. “Tôi là nhà văn, tôi có thể giỏi miêu tả nhân vật nhưng lại không biết gì về các thủ pháp điện ảnh. Vì thế trước một bộ phim, hãy tôn trọng đạo diễn và các diễn viên. Phim hay là thành công của họ, phim dở là thất bại của họ. Trước khi các nhân vật của tôi bước ra màn ảnh rộng thì cuốn tiểu thuyết của tôi đã đi hết con đường văn học của nó rồi. Và khi ấy nhà văn hãy đứng sang một bên bởi anh ta không còn việc gì để làm ở đây cả”, nhà văn Nguyễn Đình Tú nói.
Vậy nên chăng, khán giả cũng cần nghĩ thoáng hơn để giải tỏa áp lực cho các nhà làm phim về sức ảnh hưởng từ tác phẩm gốc, bởi nếu so sánh giữa văn học và điện ảnh thì vô cùng “khập khiễng”. Một nhân vật trong sách khiến độc giả có quyền tưởng tượng thêm nhưng một nhân vật đã lên màn ảnh thì là lựa chọn của nhà làm phim, nên kể cả khi phim đã thành công rồi thì họ vẫn khó mà chiều lòng được toàn bộ khán giả.
Văn học có độc giả riêng nhưng nếu thêm một lần được xuất hiện trên màn ảnh, sẽ có thêm triệu khán giả biết đến, trong đó có cả khán giả chưa từng đọc tác phẩm gốc. Như thế, sao không mừng cho được?
Lữ Mai

Người chơi vừa xuất sắc nhận thưởng 320 triệu đồng trong 'Vua tiếng Việt' là ai?
Giải trí - 59 phút trướcGĐXH - Người chơi Hoàng Trọng Sang đã vượt qua 3 đối thủ để giành ngôi vị 'Vua tiếng Việt' tập 17 với phần thưởng trị giá 320 triệu đồng tiền mặt.

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Xuân liên tiếp gặp rắc rồi, Bắc thương con nên tha thứ cho Lan Anh?
Xem - nghe - đọc - 1 giờ trướcGĐXH - Trong tập 24 "Dịu dàng màu nắng", thương con còn nhỏ đã chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của mẹ, Bắc đã có ý định gọi điện nói chuyện với Lan Anh.

Gia thế bất ngờ của ca sĩ Soobin Hoàng Sơn
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Ca sĩ Soobin Hoàng Sơn ngôi sao nổi tiếng Vbiz, nhưng ít ai biết được nam ca ca sĩ lại được sinh ra trong gia đình 3 thế hệ làm nghệ thuật.

'Thần đồng âm nhạc' sở hữu loạt ca khúc trăm triệu view từ 3 tuổi giờ ra sao?
Thế giới showbiz - 2 giờ trướcSau thế hệ Xuân Mai, Xuân Nghi, có thể nói bé Bảo An là sao nhí sáng giá nhất trong trang lứa của mình, được gọi là "sao nhí triệu view".

Nghệ sĩ Lê Vi giấu đạo diễn mang bụng bầu đến phim trường
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 30 năm bộ phim "Cây bạch đàn vô danh", đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hé lộ nữ chính - NSƯT Lê Vi khi đó đã mang bụng bầu đến phim trường.

Nam ca sĩ tuổi 41 sống trên núi tuyết, mỗi tháng ngồi không cũng có nửa tỷ đồng
Câu chuyện văn hóa - 4 giờ trướcCa sĩ Tiến Dũng - thành viên nhóm The Men - hiện định cư Mỹ, thu nhập chính từ dịch vụ cho thuê nhà. Mỗi tháng, anh kiếm hơn 20.000 USD (524 triệu đồng).

Vì sao Hải Tú bị gọi là 'nàng thơ thị phi' của Sơn Tùng M-TP?
Thế giới showbiz - 6 giờ trướcSuốt 5 năm vào công ty của Sơn Tùng M-TP, Hải Tú vẫn luôn nhận được nhiều chú ý của khán giả nhưng không phải ở những sản phẩm nghệ thuật.

'Vua hề' từng sở hữu 90 cây vàng giờ trắng tay, sống đơn độc chẳng vợ con
Câu chuyện văn hóa - 6 giờ trướcỞ tuổi 73, nam nghệ sĩ nổi tiếng một thời này vẫn sống một mình, không vợ con dù từng có quá khứ lừng lẫy, đào hoa.

Cuộc đời cay đắng 'ngủ công viên, khóc giữa đường' của diễn viên cao 1,5m Kim Đào
Thế giới showbiz - 7 giờ trướcKhông có tiền thuê phòng cả ngày, Kim Đào từng phải đưa con trai 4 tuổi ngồi xe buýt tránh nắng, khiến bé say nắng ói sốt.

'Trùm vai đểu' Minh Tuấn tiết lộ về hôn nhân ngọt ngào với Đại tá, NSND Ngọc Thư
Câu chuyện văn hóa - 9 giờ trướcNSƯT Minh Tuấn - "trùm vai đểu" màn ảnh Việt có cuộc tình đẹp 36 năm với Đại tá, NSND Ngọc Thư bắt đầu từ đôi tất len. Ngoài đời, anh là người chồng tâm lý, cha tận tụy.

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới
Giải tríGĐHXH - Diễn viên Phương Oanh sắp tái xuất trong một dự án phim truyền hình, điều này khiến khán giả tò mò, háo hức chờ đợi.