Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Hoan nghênh sáng kiến của Bộ Y tế

Thứ hai, 11:51 30/05/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh sáng kiến của Bộ Y tế, hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án 1816.

Sau hơn 2 năm triển khai, Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” gọi tắt là Đề án 1816 đã đạt những kết quả rất khả quan.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế lần đầu tiên tổ chức Chương trình Hội nghị trực tuyến Sơ kết thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010 tại Hà Nội từ 8giờ 30 đến 12 giờ hôm nay, 30/5/2011.

Để quảng bá rộng rãi chương trình Hội nghị đến với bạn đọc cả nước, Báo Gia đình và Xã hội tường thuật trực tiếp toàn cảnh Hội nghị trực tuyến này trên báo Giadinh.net.vn.

Dưới đây là diễn biến chương trình.
 
8:20: Theo quan sát của PV Giadinh.net.vn, Báo Gia đình và Xã hội tại đầu cầu Trung ương, nơi diễn ra Hội nghị, dù chưa đến giờ khai mạc nhưng các đại biểu đã có mặt đầy đủ và ổn định chỗ ngồi với sự đón tiếp chu đáo của Ban tổ chức. Các màn hình lớn, các thiết bị thu phát âm thanh, máy chiếu và các trang thiết bị khác phục vụ cho việc trực tuyến đã sẵn sàng để bắt đầu Hội nghị.
 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (thứ 4 từ trái qua), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu (thứ 3 từ trái qua), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên (thứ 5 từ trái qua), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến (thứ 2 từ trái qua) và các đại biểu tại Hội nghị.

 
Đúng 8:30, đ/c Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh – Bộ Y tế lên tuyên bố lý do và giới thiệu các đại biểu:
 
Về lý do tổ chức Hội nghị, đ/c Cao Hưng Thái cho biết: “Ngày 26 tháng 5 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1816/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án "cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh", gọi tắt là Đề án 1816.

Hiệu quả luân phiên các bác sĩ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới
Để đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1988/VPCP-KGVX ngày 31/3/2011 của Văn phòng Chính phủ, hôm nay Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008 - 2010.

Sau đó, thay mặt Ban tổ chức, đ/c Cao Hưng Thái lần lượt giới thiệu các đại biểu tham dự Hội nghị, gồm có:

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ về dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Quốc Triệu, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 1816 Bộ Y tế.

Đồng chí Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1816 Bộ Y tế.

Về dự Hội nghị tại Đầu cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo: Ban Tổ chức TW Đảng, Ban Tuyên giáo TW, Văn phòng TW Đảng, UB các vấn đề xã hội của Quốc hội; Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bảo hiểm xã hội VN, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an. Đại diện Trung ương Đoàn TN CS HCM, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội thầy thuốc trẻ VN.

Cùng sự hiện diện của các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 1816 Bộ Y tế; Đại diện Lãnh đạo Công đoàn y tế Việt Nam, Lãnh đạo các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ, Viện Chiến lược và chính sách y tế; Giám đốc bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh và Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến các bệnh viện trực thuộc Bộ. Lãnh đạo UBND - Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1816 các tỉnh/thành phố; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BVĐK tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc (từ Thanh Hóa trở ra).

Hội nghị cũng nhận được sự quan tâm của đại diện các đơn vị đã hỗ trợ cho hoạt động Đề án 1816; Các cá nhân điển hình tiêu biểu trong thực hiện Đề án 1816. Cùng sự xuất hiện của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Tại điểm cầu địa phương, gồm 38 tỉnh thành phố từ Nghệ an trở vào, có sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND và Thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 1816 của tỉnh/thành phố; Đại diện Ban Tuyên giáo và các Sở ban ngành địa phương, Đại diện Lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ y, Phòng tổ chức SYT tỉnh thành phố; Giám đốc, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh/thành phố và các bệnh viện huyện. Và các cơ quan truyền thông địa phương.
 
8:35: Kết thúc phần tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu tham dự, một tràng pháo tay vang lên để nhiệt liệt chào mừng các đại biểu về tham dự Hội nghị. Sau đó đ/c Cao Hưng Thái giới thiệu và mời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu lên Phát biểu khai mạc.
 

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khai mạc Hội nghị.

 
Là người khởi xướng và đầy tâm huyết với đề án 1816, phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết: “Sau hơn hai năm thực hiện, Đề án 1816 đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đã có hàng ngàn lượt cán bộ y tế từ Trung ương xuống hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến tỉnh, chuyển giao hàng ngàn kỹ thuật cho BV tuyến dưới, đào tạo hàng chục ngàn lượt cán bộ, trực tiếp khám và điều trị cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân, phẫu thuật hàng ngàn ca, đặc biệt nhiều ca bệnh hiểm nghèo được cứu sống và giảm đáng kể tỷ lệ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Đề án được nhân dân đón nhận, hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Điều đó khẳng định Đề án 1816 là một chủ trương đúng đắn của ngành y tế phù hợp với ý Đảng và lòng dân.

Theo Bộ trưởng, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008 - 2010 nhằm đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, phát huy những mặt mạnh, thành quả đạt được, đồng thời khắc phục hạn chế, bàn kế hoạch và giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu chính thức khai mạc Hội nghị. 
 
Đọc toàn văn bài phát biểu khai mạc của Bộ trưởng TẠI ĐÂY.
 

Các đại biểu tham dự Hội nghị

 
8:50: Sau khi Bộ trưởng kết thúc bài phát biểu khai mạc, đ/c Nguyễn Thị Xuyên, thứ trưởng Bộ Y tế đã thay mặt cảm ơn và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng. Sau đó, Thứ trưởng Xuyên giới thiệu và mời đ/c Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế lên trình bày báo cáo.
 
Là người đứng đầu đơn vị đầu mối được giao triển khai thực hiện Đề án 1816, báo cáo kết quả sau 2 năm thực hiện đề án 1816, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1816 Lương Ngọc Khuê cho biết: sau 2 năm thực hiện Đề án với sự tham gia của 100 % bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, đề án đã gặt hái được những thành công lớn cả về khía cạnh chuyên môn cùng các yếu tố kinh tế xã hội.

Theo đó, đã có 3.665 lượt cán bộ từ tuyến Trung ương được cử đi luân phiên hỗ trợ các tỉnh. Đã có 2.504 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành đã được chuyển giao cho tuyến tỉnh. Bao gồm các chuyên ngành: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Y học Cổ truyền, Tâm thần, Truyền nhiễm, Lao, Da liễu, Bỏng, Ung bướu, Nội tiết, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Huyết học - Truyền máu, Miễn dịch, Di truyền, Hóa sinh, Giải phẫu bệnh và Tế bào, Chẩn đoán hình ảnh, Nội soi, Thăm dò chức năng, Bỏng. Ngoài các chuyên ngành trên, một số bệnh viện còn cử cán bộ xuống hỗ trợ đào tạo về quản lý bệnh viện, sửa chữa trang thiết bị y tế, xét nghiệm...

Cán bộ đi luân phiên đã khám và điều trị cho 802.486 lượt người bệnh, trực tiếp thực hiện 11.697 ca phẫu thuật, cứu sống nhiều trường hợp người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến không phù hợp của các bệnh viện tuyến dưới trung bình khoảng 30%.

Các bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trên trong việc khảo sát, đánh giá nhu cầu, điều kiện cơ sở vật chất, bố trí cán bộ nhận chuyển giao kỹ thuật, nhiều đơn vị bố trí nơi ăn ở cho cán bộ đi luân phiên chu đáo, ngoài ra còn hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ đến luân phiên. Nhờ đó hợp đồng ký kết giữa tuyến trên và tuyến dưới được thực hiện tốt và hầu hết cán bộ y tế đi luân phiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được địa phương khen thưởng...

47/63 tỉnh đã có kế hoạch triển khai luân phiên cán bộ từ Bệnh viện tỉnh xuống hỗ trợ Bệnh viện huyện. Có 305 Bệnh viện huyện cử 3.234 lượt cán bộ xuống hỗ trợ 1.815 trạm y tế xã, KCB cho 3.539.314 lượt người bệnh.
 

Chia sẻ ngay tại hội nghị, TS Lương Ngọc Khuê (ảnh) bồi hồi nhớ lại bối cảnh ra đời của đề án mang đầy ý nghĩa nhân văn này: Tôi nhớ lại, khi đồng chí Bộ trưởng mới về Bộ Y tế đã gọi chúng tôi lên và giao nhiệm vụ phải suy nghĩ về thực trạng quá tải của các bệnh viện, sự thiếu hụt cán bộ và các kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân ở tuyến dưới, cải tiến công tác chỉ đạo tuyến của hệ thống bệnh viện nhằm giúp củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân ở các tuyến, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Đồng chí Bộ trưởng đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án từ rất sớm gồm đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng và các cơ quan truyền thông của Bộ. Hàng tuần vào 7 giờ 15 sáng thứ Sáu đồng chí đã trực tiếp chủ trì giao ban kiểm điểm và cho các ý kiến chỉ đạo việc thực hiện Đề án...

Các tỉnh tổ chức tốt luân phiên trong nội bộ tỉnh như: Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Bắc Giang, Điện Biên, TP. Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Bến Tre…

Khi thực hiện Đề án 1816, các Bệnh viện đã phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong thực hiện, nhiều mô hình hay và giải pháp phù hợp được triển khai áp dụng như mô hình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến dưới trong quá trình thực hiện Đề án 1816 của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Mô hình chuyển giao kỹ thuật trong thực hiện Đề án 1816 của Bệnh viện Việt Đức theo hình thức ký kết hợp đồng 3 bên; Mô hình phối kết hợp, lồng ghép công tác Đào tạo, công tác chỉ đạo tuyến và thực hiện Đề án 1816 của Sở Y tế Hòa Bình đã đem lại hiệu quả cao được Bộ Y tế và tổ chức JICA Nhật Bản ghi nhận. Mô hình này đang được nghiên cứu nhân rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc.…

Sau rất nhiều nỗ lực đầy sự tâm huyết của những người thực hiện, chỉ sau 2 năm, đề án 1816 đã đạt được những kết quả bước đầu, đạt được cơ bản 3 mục tiêu mà đề án đã đặt ra:

Thứ nhất, đề án góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới, nhất là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, thể hiện ở chỗ cả nước đã có gần 9.000 lượt cán bộ đi luân phiên hỗ trợ tuyến dưới. Chuyển giao hơn 4.200 kỹ thuật và hầu hết các kỹ thuật được đánh giá là thực hiện tốt, Bệnh viện tuyến dưới làm chủ được kỹ thuật. Trực tiếp khám chữa bệnh cho hơn 4.500.000 người bệnh, phẫu thuật hơn 1.600 ca, cứu sống hàng trăm người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo nếu đưa về tuyến trên thì nguy cơ tử vong cao ...

Thông qua việc thực hiện đề án, cũng đã giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, nâng cao vị thế, uy tín của các cơ sở khám, chữa bệnh địa phương nhờ việc chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn của cán bộ luân phiên thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế địa phương. Trong hơn hai năm 2 ngàn lớp đào tạo, tập huấn được tổ chức trên 52 ngàn lượt cán bộ y tế địa phương; 2.504 kỹ thuật được chuyển giao...

Thêm vào đó, đề án góp phần giảm tải từ xa cho Bệnh viện tuyến trên nhất là Bệnh viện tuyến Trung ương thể hiện ở chỗ làm giảm tỷ lệ chuyển lên tuyến trên không phù hợp trung bình khoảng 30 %.

Ngoài ra, cán bộ y tế đi luân phiên đã hướng dẫn và đưa vào sử dụng các máy móc, trang thiết bị y tế đắt tiền đã được trang bị nhưng chưa được đưa vào sử dụng tại một số cơ sở y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và giảm lãng phí cho các cơ sở y tế. Thông qua hoạt động thực tiễn tại tuyến dưới cán bộ đi luân phiên học tập thêm những kiến thức về chuyên môn cũng như quản lý của các đơn vị tuyến dưới, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính độc lập tự chủ cho cán bộ đi luân phiên.

Có thể nói, việc thực hiện Đề án 1816 đưa cán bộ có trình độ chuyên môn cao đi luân phiên hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới đã góp phần giúp cho người dân ở các địa phương, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, người nghèo, đồng bào dân tộc, được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao ngay tại địa phương, với chi phí thấp nhất, không phải tốn kém về thành phố để khám, chữa bệnh.

Nhờ trình độ chuyên môn năng lực cán bộ y tế tuyến dưới được nâng cao, bệnh tật được phát hiện sớm, được can thiệp điều trị đúng, kịp thời đã giúp giảm thiểu chi phí của bệnh nhân cho việc điều trị và chi phí của các cơ sở y tế cho việc thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Kết quả của Đề án là sự thể hiện truyền thống văn hoá và bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, tình cảm đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn.

Thực hiện Đề án 1816 là góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. Đề án 1816 có ý nghĩa xã hội và mang tính nhân văn cao cả. Việc triển khai thực hiện thành công đề án có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, góp phần giải quyết những khó khăn, những bức xúc mà xã hội đang quan tâm, nhất là trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.

Đọc toàn văn Báo cáo thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010 TẠI ĐÂY

9:10: Tiếp ngay sau báo cáo của Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, đ/c Nguyễn Thị Xuyên cảm ơn báo cáo của đ/c Cục trưởng và mời đ/c Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai báo cáo
 
Bệnh viện Bạch Mai đề nghị các BV tuyến dưới cần được bố trí một nguồn kinh phí nhất định cho hoạt động này cũng như đầu tư cung cấp trang thiết bị đồng bộ, tạo cơ hội cho các cán bộ y tế tuyến dưới tiếp nhận và duy trì việc chuyển giao kỹ thuật một cách bền vững. (Đ/c Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai báo cáo tại Hội nghị.

Trong quá trình thực hiện triển khai đề án, Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một trong nhiều đơn vị có được giải pháp hay, phù hợp, sáng tạo. Báo cáo kết quả tại hội nghị, TS.BSCC. Nguyễn Quốc Anh, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ:  Để thực hiện thành công mục tiêu của đề án, Bệnh viện Bạch mai đã thực hiện lồng ghép 1816 và Đề án BV Vệ tinh, ĐT liên tục trong CĐT: Xây dựng và phê duyệt 204 phác đồ điều trị của 11 chuyên khoa hệ nội, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm; chuẩn hóa 13 bộ tài liệu trong khuôn khổ đề án BV Vệ tinh... Theo đó, các CBLP từng bước vận dụng và chuyển giao những phác đồ này tại các BV tuyến dưới trong phạm vi đề án 1816 của bệnh viện Bạch Mai.

Tuy nhiên, ngay trong quá trình triển khai thực hiện đề án, nhiều thực tế khác có thể nảy sinh. Ví như, tại bệnh viện Bạch Mai, định mức cử CBLP của Bộ Y tế quá cao nên việc đáp ứng được chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng đến việc xét lựa chọn nội dung ưu tiên trong nội dung và địa bàn luân phiên...
 
Đọc toàn văn Báo cáo thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010 tại Bệnh viện Bạch Mai TẠI ĐÂY.
 
9:20: Cũng được đánh giá là một điển hình tốt trong việc thực hiện Đề án 1816, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Đề án 1816 được triển khai theo một quy trình rất sáng tạo mà nhiều bệnh viện khác có thể áp dụng.
 
Cụ thể, theo báo cáo của đ/c Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc BV Việt Đức: Hàng năm, Ban chỉ đạo tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu cũng như khả năng cụ thể của các bệnh viện tỉnh miền Bắc Việt Nam (từ Nghệ An trở ra). Đồng thời có kế hoạch xác định số cán bộ chuyên môn được cử đi luân phiên trong năm.
 

Đ/c Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong thời gian cán bộ đi luân phiên, dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban, Ban thư ký Đề án 1816 của bệnh viện luôn gọi điện thăm hỏi, động viên và lắng nghe các ý kiến của cán bộ đi luân phiên. Luôn phối hợp với bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi luân phiên cũng như để việc thực hiện Đề án 1816 đạt hiệu quả cao nhất.

Trước mỗi quý cử cán bộ đi luân phiên 15 ngày, Ban chỉ đạo Đề án 1816 của bệnh viện Việt Đức họp thống nhất cử cán bộ chuyên môn luân phiên đi hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa đề xuất của bệnh viện tỉnh và khả năng cử cán bộ chuyên môn của bệnh viện.

Sau đó, Ban chỉ đạo Đề án 1816 bệnh viện Việt Đức mời đại diện lãnh đạo bệnh viện dự kiến nhận cán bộ đến luân phiên và các cán bộ được cử đi luân phiên họp, trao đổi, thống nhất nội dung cần hỗ trợ, kỹ thuật chuyển giao, thời gian chuyển giao. Sau khi thống nhất, đại diện lãnh đạo bệnh viện Việt Đức (kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 1816 của bệnh viện), cán bộ chuyên môn được cử đi luân phiên và đại diện lãnh đạo bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên ký kết Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong cuộc họp, cán bộ của bệnh viện Việt Đức đi luân phiên một lần nữa được phổ biến Đề án 1816, ký bản cam kết và nhận được một số giấy tờ cần thiết phục vụ cho công tác đi luân phiên.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức gửi Báo cáo về việc xây dựng kế hoạch cử cán bộ chuyên môn đi luân phiên của quý và Danh sách cán bộ đề nghị Bộ Y tế ra quyết định cử đi luân phiên lên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế.

Trong thời gian cán bộ đi luân phiên, dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban, Ban thư ký Đề án 1816 của bệnh viện luôn gọi điện thăm hỏi, động viên và lắng nghe các ý kiến của cán bộ đi luân phiên. Luôn phối hợp với bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi luân phiên cũng như để việc thực hiện Đề án 1816 đạt hiệu quả cao nhất.

Kết thúc đợt công tác, cán bộ đi luân phiên sẽ gửi lại cho Ban chỉ đạo Đề án 1816 của bệnh viện các giấy tờ như báo cáo tổng kết theo mẫu của Bộ Y tế, báo cáo tổng kết theo mẫu của bệnh viện, phiếu đánh giá của bệnh viện tuyến dưới đối với cán bộ đi luân phiên, quy trình chuyển giao kỹ thuật, lịch giảng, bài giảng, danh sách học viên, giấy đi đường, bài viết quy trình chuyển giao dưới dạng báo cáo khoa học.

Cuối cùng, Ban chỉ đạo Đề án 1816 bệnh viện Việt Đức viết báo cáo tổng kết gửi Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Nhờ sự kết hợp giám sát của Ban chỉ đạo 1816 bệnh viện HN Việt Đức với Ban lãnh đạo bệnh viện tỉnh nơi cán bộ đến luân phiên, cùng tinh thần tự nguyện của các bác sĩ, sau 2 năm thực hiện triển khai, bệnh viện Việt Đức đã chuyển giao hàng trăm kỹ thuật cho cán bộ của bệnh viện đến luân phiên, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt tại các tỉnh miền núi Phía Bắc.
 
9:40: Đ/c Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Sở Y tế Yên Bái lên báo cáo:
 

Theo đ/c Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Sở Y tế Yên Bái, tinh thần thực hiện Đề án 1816 của Sở Y tế tỉnh Yên Bái được "quán triệt" ngắn gọn qua một bài thơ nhỏ, thể hiện tinh thần 5 không, 4 có. 5 không bao gồm: "Không ỷ lại; không dấu dốt; không đùn đẩy; không chê bai và không thử tài đồng nghiệp"; 4 có, bao gồm "có bám sát công việc; có đề xuất nhu cầu; có báo cáo trước sau và có duy trì kết quả".

 
Đồng chí Đào Thị Ngọc Lan cho biết: Là một tỉnh miền núi phía bắc, nhìn chung trình độ của cán bộ y tế ngành y tế Yên Bái còn hạn chế, bật cập; trang thiết bị còn rất thiếu thốn, lạc hậu; các dịch vụ kỹ thuật cao chưa được triển khai áp dụng nhiều, một số kỹ thuật vẫn phải chuyển lên tuyến trên chưa thực hiện được, tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến còn cao, gây tốn kém thời gian và tiền của cũng như chưa đảm bảo đáp ứng chăm sóc tại chỗ các kỹ thuật cao kịp thời cho người bệnh. Do vậy Ngành Y tế Yên bái rất cần thiết có cán bộ của tuyến trên luân phiên đến hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho tỉnh. Bởi vậy có thể nói, gặp được đề án 1816 đối với ngành Y tế tỉnh Yên Bái có thể nói như “nắng hạn gặp mưa rào”.

Sau hơn 2 năm thực hiện đề án tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận 76 cán bộ của 7 bệnh viện trung ương (Bệnh viện Bạch Mai, BV Việt Đức, Viện Mắt trung ương, Viện Răng hàm mặt trung ương, BV Y học cổ truyền trung ương, Bệnh viện Bỏng và Bệnh viện Nội tiết trung ương) thuộc 22 lĩnh vực chuyên ngành,

Song song với việc tiếp nhận cán bộ của trung ương đến luân phiên hỗ trợ tại tuyến tỉnh. Sau hơn 2 năm tỉnh Yên Bái đã cử 20 cán bộ xuống luân phiên hỗ trợ tại các huyện (có 13 cán bộ của bệnh viện tuyến tỉnh, 07 cán bộ từ các đơn vị dự phòng tuyến tỉnh). Tổng số thời gian cán bộ của tỉnh đi luân phiên hỗ trợ tại huyện là 63 tháng, chuyển giao được 15 kỹ thuật cho huyện, số bệnh nhân được cán bộ luân phiên trực tiếp phẫu thuật là 7 bệnh nhân, khám và điều trị cho 2.564 bệnh nhân.

“Tuy nhiên, do lực lượng bác sỹ tại các bệnh viện huyện còn thiếu nên việc luân phiên cán bộ từ huyện xuống các xã chưa được thường xuyên, hình thức luân phiên chủ yếu là tổ chức phân công cán bộ tăng cường từng đợt ngắn ngày đến các Trạm y tế xã với tính chất cầm tay chỉ việc và đi khám bệnh điều trị ngoại trú cho nhân dân tại các xã” – bà Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Yên Bái chia sẻ.

Đọc toàn văn Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Yên Bái TẠI ĐÂY.

9:50: Phần báo cáo của đ/c Lương Đức Sơn, Giám đốc BV ĐK tỉnh Điện Biên.

Theo đ/c Lương Đức Sơn, tại Điện Biên, trong 2 năm qua, các bệnh viện trung ương qua thực hiện Đề án 1816 đã liên tục cử bác sĩ luân phiên tăng cường giúp đỡ bệnh viện từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và 3 tỉnh bắc Lào. BV Nội tiết trung ương hướng dẫn cho CB khoa khám bệnh thành lập phòng khám ngoại trú quản lý bệnh nhân đái tháo đường, với 4304/lượt người bệnh/năm.
 

“Trong điều kiện nhân lực thiếu, việc cử cán bộ đi học dài hạn rất khó khăn thì các lớp đào tạo tại chỗ do Bs tăng cường giảng dạy là rất hữu ích đối với thầy thuốc cơ sở.” – ông Lương Đức Sơn, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.

 
Bệnh viện Bạch Mai trong 3 tháng giúp bệnh viện triển khai phòng khám ngoại trú quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng, giảm bớt số BN tăng huyết áp vào điều trị nội trú, hiện nay phòng khám đang quản lý 1024 bệnh nhân Tăng huyết áp với 5330 lượt khám năm 2010.

Bên cạnh đó, công tác dược, quản lý, sử dụng và bảo quản Trang thiết bị, vật tư y tế cũng được bệnh viện Bạch Mai quan tâm cử CB, kỹ sư luân phiên tăng cường giúp bệnh viện xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa và phục hồi nhiều trang thiết bị y tế bị hư hỏng.

“Trong điều kiện nhân lực thiếu, việc cử cán bộ đi học dài hạn rất khó khăn thì các lớp đào tạo tại chỗ do Bs tăng cường giảng dạy là rất hữu ích đối với thầy thuốc cơ sở.” – ông Lương Đức Sơn, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.

Từ những nỗ lực đầy tâm huyết của các bác sĩ thực hiện Đề án 1816, bên cạnh việc tiếp nhận những kỹ thuật mới từ bác sĩ tuyến trên, các lương y tại tỉnh Điện Biên đã đồng thời chuyển giao được 21 kỹ thuật cho tuyến huyện: Phẫu thuật U nang buống trứng, chửa ngoài tử cung, mổ lấy thai, đỡ đẻ khó, một số cấp cứu Ngoại khoa, kỹ thuật bó bột cơ bản, Kỹ thuật khâu lỗ thủng dạ dầy, tạo hậu môn nhân tạo, Kỹ thuật chụp, siêu âm. Tập huấn cho cán bộ cơ sở với các nội dung chuyên môn liên quan đến kỹ thuật chuyển giao nêu trên tại các trung tâm Y tế. Sau chuyển giao các kỹ thuật đã tiếp tục được thực hiện hiệu quả.

Tuy nhiên, do tình trạng thiếu cán bộ tại cơ sở đặc biệt là cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và việc duy trì thực hiện kỹ thuật được chuyển giao, phần nhiều thời gian các bác sĩ tăng cường phải "làm thay" chứ không phải "làm thầy".

Cùng với đó, do cơ sở thiếu trang thiết bị y tế, một số thuốc vật tư chưa có nên nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh và tuyến huyện triển khai chuyển giao khó khăn hoặc chưa thực hiện được.

Đọc toàn văn Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Điện Biên TẠI ĐÂY.

10:00: Không khí hội nghị trở nên "nóng" hơn bởi các đại biểu đang trực tiếp nghe báo cáo từ đ/c Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh LongAn và đ/c Briu Liếc, Bí thư Huyện ủy huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam khi Hội nghị được nối trực tuyến với 2 điểm cầu này. Theo quan sát của PV Báo Gia đình và Xã hội, chất lượng âm thanh được truyền từ đầu cầu Long An và Quảng Nam về rất tốt, "tròn vành rõ chữ" như báo cáo trực tiếp tại đầu cầu trung ương.
 

Các đại biểu đang hết sức tập trung nghe báo cáo từ 2 đầu cầu Long An và Quảng Nam.

Đ/c Trần Hữu Phước cho biết, tại đây, triển khai thực hiện Đề án 1816, Sở Y tế Long An và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định hợp tác lâu dài để triển khai, chuyển giao, chuẩn hóa Hồi sức cấp cứu, phát triển ngoại khoa.

Theo đó, hàng tuần từ thứ hai đến thứ sáu Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cử hai Bác sỹ đến Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa công tác. Các Bác sỹ đảm bảo có mặt tại Bệnh viện 24/24 giờ hỗ trợ các tua trực khi cần thiết. Đến ngày cuối tuần có cuộc họp mặt giữa Lãnh đạo Bệnh viện và Bác sỹ đến công tác nhằm đánh giá những công việc đã thực hiện trong quá trình công tác, góp ý những thiếu sót và đề xuất công tác tiếp theo. Sau cuộc họp Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa báo cáo bằng văn bản đến Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Hàng năm Bệnh viện lập Kế hoạch về việc thực hiện Đề án 1816 có tổ chức sơ kết 6 tháng, năm đánh giá những công việc đã thực hiện và đưa ra phương hướng họat động. Khi sơ tổng kết đều có sự tham dự và chỉ đạo của Sở Y tế Long An, UBND huyện Đức Hòa.
 

Đ/c Trần Hữu Phước đang phát biểu tại đầu cầu Long An (Ảnh chụp qua màn hình trực tuyến)

Trong quá trình thực hiện Đề án được sự hỗ trợ của ban ngành, đoàn thể trong huyện, thông qua đài truyền thanh thông tin công tác thực hiện Đề án 1816 Bác sỹ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương đến công tác tại Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa, từ đó tạo niềm tin cho nhân dân, bệnh nhân trong huyện tin tưởng và điều trị tại huyện nhà.

Đọc toàn văn Báo cáo TẠI ĐÂY.

Kết nối với điểm cầu Quảng Nam, đại diện huyện Tây Giang, Quảng Nam, đồng chí Briu Liếc cho biết, Tây Giang là một huyện miền núi cao biên giới nằm phía tây bắc của tỉnh Quảng Nam, giáp với nước bạn Lào và tỉnh Thừa Thiên - Huế.  Tại đây, sự phát triển y tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện và triển khai thực hiện Đề án 1816 đã trở thành một “cứu cánh” cho y tế Tây Giang.

Tại đây, Trung tâm y tế Tây Giang đã được Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam hỗ trợ giúp đỡ về mọi mặt.

Trong những năm qua Phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện C đã thường xuyên phối hợp với đơn vị khảo sát nhu cầu thiết thực cần hỗ trợ và chuyển giao về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của đơn vị. Trong 2 năm qua đã giúp đơn vị đào tạo và đào tạo lại cán bộ chuyên môn trên lĩnh vực cấp cứu Nội, Nhi. …
 

Các đại biểu tại đầu cầu Quảng Nam (ảnh chụp qua màn hình trực tuyến)

Bệnh viện C Đà Nẵng thường xuyên và sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ hỗ trợ kiến thức chuyên môn trong quá trình điều trị, đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nặng từ TTYT huyện Tây Giang chuyển lên.

Trong 2 năm qua Bệnh viện ĐKKVMN phía Bắc Quảng Nam cũng đã giúp đơn vị đào tạo bồi dưỡng 49 cán bộ về chuyên môn trên các lĩnh vực về Ngoại, Sản phụ khoa; Nội - Nhi - Truyền nhiễm; cấp cứu đa khoa, đặc biệt  Bệnh viện đã đào tạo cho TTYT Tây Giang được một ê kíp phẫu thuật gồm 02 phẫu thuật viên, 02 GMHS và 02 phụ dụng cụ mỗ.

Theo đó, đến tháng 10/2010 TTYT Tây Giang đã tự đảm nhiệm triển khai phẩu thuật các cấp cứu về Ngoại khoa như Ruột thừa viêm, thoát vị bẹn nghẹt, mổ kết hợp xương và lấy phương tiện kết hợp xương..., về  Sản phụ khoa đã giải quyết được mổ đẻ, thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng và thực hiện các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình...; đã tạo rất nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nơi vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tây Giang và một bộ phận nhân dân nước bạn Lào khu vực giáp biên.
 
Đọc toàn văn Báo cáo TẠI ĐÂY.
 

Báo Gia đình và Xã hội đang tường thuật trực tiếp Hội nghị này trên Giadinh.net.vn

10:30: Kết thúc phần báo cáo của 2 điểm cầu, chương trình chuyển về phần báo cáo trực tiếp tại điểm cầu trung ương. Tiếp nối chương trình là báo cáo của điển hình các cá nhân xuất sắc trong thực hiện Đề án 1816.

Những thành công có được của Đề án 1816 không thể không kể đến công sức của những bác sĩ trực tiếp đi “nằm vùng”. Họ chính là những người mang đề án đến gần dân hơn.

Một trong số rất đông những bác sĩ đầy tâm huyết như thế phải kể đến bác sĩ Nguyễn Thuần, bác sĩ đi luân phiên thuộc BV ĐK TƯ Huế, người đã trực tiếp đi luân phiên 10 tháng tại 3 cơ sở.
 

Bác sĩ Nguyễn Thuần xúc động chia sẻ những kỷ niệm nơi ông đã đi qua trong những tháng ngày thực hiện luân phiên công tác: "Qua 10 tháng công tác, tôi mới cảm nhận hết những khó khăn và nhọc nhằn của đồng nghiệp ở cơ sở. Họ phải chịu một áp lực công việc lớn, công tác chuyên môn của họ bị chi phối bởi nhiều quan hệ. Họ phải giải quyết quá nhiều công tác sự vụ không thuộc chuyên môn. Đồng nghiệp tại cơ sở của tôi phải trực giã gạo, phải đi mổ phiên trong lúc trực cấp cứu. Đây là một điều cấm trong quy chế thường thực. Họ là tấm gương "lương y như từ mẫu" mà tôi thán phục."

Chia sẻ một cách đầy trăn trở tại Hội nghị, trong bài phát biểu của mình, bác sĩ Thuần kể lại: Đề án 1816 là “cánh cửa mở” trong tư duy nhận thức của tôi. Hiệu quả do Đề án đã mang lại là hết sức thiết thực. Trình độ tay nghề cán bộ tuyến dưới tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, bệnh nhân ở tuyến dưới được điều trị và phẫu thuật tại cơ sở không phải chuyển lên tuyến trên, tạo được niềm tin tưởng và phấn khởi cho bệnh nhân và gia đình, qua đó đã giảm tải cho tuyến trên. Điều này, theo nhận xét của tôi, không thể nào có được khi các bác sĩ ở cơ sở về tập huấn ở các trường Đại học Y hoặc ở tuyến Trung ương. Đây cũng là một ưu điểm của Đề án 1816.

10:45: Sau mỗi phần kết thúc báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên lên cảm ơn các đại biểu. Sau phần báo cáo của BS Nguyễn Thuần, Thứ trưởng mời các đại biểu xem phim tài liệu về đề án 1816.
 
Đặc biệt, không khí hội trường trở nên ấm cúng hơn khi Bộ Trưởng Nguyễn Quốc Triệu đích thân hỏi thăm các điểm cầu địa phương về chất lượng truyền phát. Bộ Trưởng yêu cầu bộ phận kỹ thuật luôn phải túc trực kiểm tra để các đại biểu tại 37 đầu cầu trên cả nước có thể theo dõi trực tuyến với chất lượng tốt nhất.
 
Hiện các đại biểu tại các đầu cầu đang chăm chú theo dõi bộ phim tư liệu về Đề án 1816. 
 
 
11:12: Sau phần chiếu phim tài liệu để kết thúc phần báo cáo tham luận của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã trân trọng kính mời Phó Thủ tưởng Nguyễn Thiện Nhân lên phát biểu chỉ đạo.
 

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh sáng kiến của Bộ Y tế, hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án 1816. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng hứa với bệnh viện các cấp, trong thời gian tới sẽ cùng với lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ triển khai đề án xuống các cấp huyện, xã.

 
Thay mặt hơn 4 triệu người bệnh được hưởng lợi trực tiếp, Phó Thủ tướng gửi lời cảm ơn tới Bộ Y tế về những thành tựu đáng tự hào mà Đề án 1816 đã đạt được trong 3 năm qua. Phó Thủ tướng hoan nghênh sự tham của các đầu cầu, với khoảng 1000 CBCNV ngành Y Tế và CB tại các địa phương. Phó Thủ tướng đánh giá cao cách làm của hội nghị trực tuyến lần này của Bộ Y tế. Theo Phó Thủ tướng, cách làm này rất hữu ích, rất hiệu quả và đầy sáng tạo, giúp chúng ta có khái quát chung đồng thời học tập được các điển hình tại các địa phương. 
 
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: vì sao hoạt động này tuy không hoàn toàn mới lạ nhưng được thực hiện với quy mô lớn và được sự đồng tình của các bác sĩ tham gia?

Trước hết: đó là nhờ sự thống nhất chủ trương và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nhờ đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp, hoạt động triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và cơ sở; 

Thứ hai: Nhờ tổ chức tập trung và giám sát liên tục của Bộ Y tế từ việc thành lập các Ban Chỉ đạo các cấp đến việc phổ biến quán triệt tuyên truyền, khảo sát lập kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, tranh thủ các nguồn lực XHH, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt, Bộ Y tế cũng đã và đang triển khai đề tài nghiên cứu, nhằm cung cấp những bằng chứng mang tính khoa học, trên cơ sở đó hoàn thiện các quy định, một số đơn vị đã nghiên cứu đúc rút xây dựng các mô hình hay trong thực hiện Đề án 1816;

Thứ ba, đó là nhờ sự chủ động và sáng tạo trong triển khai của địa phương và cơ sở tạo nên sự phong phú đa dạng.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: Qua thực tiễn triển khai nên có mục tiêu rõ ràng như việc lên danh sách các bệnh viện, các kỹ thuật cần chuyển giao; Cần có tổng kết để xác định rõ các phân cấp từ TƯ về tỉnh, từ tỉnh về huyện để có được sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển y tế cho 10 năm tới, triển khai đồng bộ xây dựng toàn ngành, xây dựng các chuyên khoa gắn với việc chuẩn bị nhân lực, chuyển giao công nghệ.

Phó Thủ tướng một lần nữa hoan nghênh sáng kiến của Bộ Y tế, hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án 1816. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng hứa với bệnh viện các cấp, trong thời gian tới sẽ cùng với lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ triển khai đề án xuống các cấp huyện, xã.
 
Đáp lời Phó Thủ tướng, thay mặt hội nghị, Bộ trưởng Y tế gửi lời cảm ơn và hứa tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ Phó Thủ tướng.

11h20: Tiếp theo chương trình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế Trần Đức Long lên công bố quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định số 805/QĐ-TTg ngày 27/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đã có 7 tập thể và 6 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án 1816, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
 

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích.

 
Theo đó, 7 tập thể là: Bệnh viện Bạch Mai (Bộ Y tế), Bệnh viện Chợ Rẫy (Bộ Y tế), Bệnh Viện Đa khoa Trung ương Huế, (Bộ Y tế); Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bộ Y tế); Sở Y tế TPHCM; Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khoẻ Trung ương.

6 cá nhân bao gồm: TS. Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (Bộ Y tế); PGS.TS Phạm Như Hiệp, Phó GĐ BV Đa khoa TƯ Huế (Bộ Y tế); PGS.TS Trần Thuý Hạnh, nguyên GĐ Bệnh viện Bạch Mai, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bạch Mai (Bộ Y tế); PGS.TS Trịnh Hồng Sơn (Phó GĐ BV Hữu Nghị Việt Đức); Thạc sỹ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế); Bác sĩ Đặng Quốc Việt, GĐ Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ.
 
Ngay tại Hội nghị, theo quyết định số 1250/QĐ-BYT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cũng đã có 202 tập thể và 845 cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng về những thành tích trong 2 năm thực hiện triển khai Đề án 1816.
 
11:45: Phát biểu kết luận tại Hội nghị sơ kết, TS. Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu lên một số phương hướng kế hoạch giai đoạn tiếp theo của đề án.
 
Đọc toàn văn Bài phát biểu kết luận của Bộ trưởng TẠI ĐÂY.
 
Đúng 12:00: Hội nghị bế mạc, kết thúc một ngày làm việc nghiêm túc và hiệu quả.
 
Nhóm PV Giadinh.net.vn, Báo Gia đình và Xã hội
Ảnh: Chí Cường
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh

Thời sự - 2 phút trước

Tối 19/4, bầu trời TP Hồ Chí Minh rực sáng bởi màn bắn pháo hoa tầm cao tại công viên bờ sông Sài Gòn.

Thông tin mới nhất về khối không khí lạnh đang tràn xuống miền Bắc khiến nền nhiệt giảm sâu bao nhiêu?

Thông tin mới nhất về khối không khí lạnh đang tràn xuống miền Bắc khiến nền nhiệt giảm sâu bao nhiêu?

Thời sự - 57 phút trước

GĐXH - Trung tâm Khí tượng Thủy văn dự báo từ ngày 23/4, không khí lạnh yếu tác động, trời chuyển mưa, giảm nhiệt.

Các loại giấy tờ sử dụng đất bắt buộc phải có khi làm sổ đỏ 2025

Các loại giấy tờ sử dụng đất bắt buộc phải có khi làm sổ đỏ 2025

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Khi muốn làm sổ đỏ người dân cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Bắt giữ người phụ nữ mang trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu Móng Cái

Bắt giữ người phụ nữ mang trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu Móng Cái

Pháp luật - 1 giờ trước

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) vừa phát hiện, bắt giữ một phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Tin sáng 20/4: Công an TPHCM cảnh báo chiêu lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ dịp nghỉ lễ 30/4; Tiếp xúc với gà chết, bé gái 8 tuổi nhiễm cúm gia cầm H5N1

Tin sáng 20/4: Công an TPHCM cảnh báo chiêu lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ dịp nghỉ lễ 30/4; Tiếp xúc với gà chết, bé gái 8 tuổi nhiễm cúm gia cầm H5N1

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Công an TPHCM vạch rõ thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là: Giả mạo fanpage, website của hãng hàng không uy tín hoặc đại lý vé máy bay chính hãng.

Truy tìm 5 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Quảng Ninh trong đêm khuya

Truy tìm 5 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Quảng Ninh trong đêm khuya

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang truy tìm 5 người (gồm 1 người Việt Nam và 4 người chưa rõ quốc tịch) đã bỏ trốn sau khi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong đêm khuya.

Tài xế container kể lại toàn bộ quá trình 80km ngồi cùng Bùi Đình Khánh, hé lộ lý do khi tên tội phạm xin đi nhờ về Hà Nội

Tài xế container kể lại toàn bộ quá trình 80km ngồi cùng Bùi Đình Khánh, hé lộ lý do khi tên tội phạm xin đi nhờ về Hà Nội

Pháp luật - 12 giờ trước

Vừa mở cửa xe gặp tài xế container, Bùi Đình Khánh thản nhiên, bình tĩnh nói lý do vừa uống rượu và xin đi nhờ về Hà Nội.

4 cung hoàng đạo rất nóng tính, đừng dại mà trêu chọc họ

4 cung hoàng đạo rất nóng tính, đừng dại mà trêu chọc họ

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Nếu bạn chẳng may thân tình hay có mối quan hệ với 1 trong 4 cung hoàng đạo sau thì phải biết cách ứng biến cho phù hợp cảm xúc của họ nhé.

Hiện trạng cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau nhiều năm thi công

Hiện trạng cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau nhiều năm thi công

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nối huyện Ý Yên (Nam Định) và TP Hoa Lư (Ninh Bình), sau thời gian dài thi công đã hoàn thiện, thế nhưng đến nay đường lên cầu vẫn bị chắn ngang bằng ống cống, nhiều phương tiện bất chấp nguy hiểm để đi qua.

Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này

Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Không phải phòng tranh, cũng không phải bảo tàng, nơi khơi dậy niềm tự hào dân tộc lại chính là hình ảnh bảng - phấn quen thuộc. Bằng bàn tay nghệ thuật, lòng yêu nước và mong muốn truyền tải những nét đẹp vẻ vang của dân tộc qua nhiều năm hun đúc, thầy Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất khiến học trò lặng người.

Top