Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quả hồng vào vụ, ngon, giòn ngọt nhưng khi ăn cần tránh tất cả những điều này để không lo tác dụng phụ

Chủ nhật, 10:40 28/08/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong thành phần của quả hồng có chứa chất tannin - chất chát và chất pectin, là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột...

Để bữa tối không bị tăng cân, bạn nhất định phải biết điều nàyĐể bữa tối không bị tăng cân, bạn nhất định phải biết điều này

GiadinhNet - Bạn không nên coi ăn tối là bữa chính, nhưng chọn lựa thực phẩm như thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không bị tăng cân là điều không phải ai cũng làm đúng.

Cứ vào độ tháng 9 – 10, nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, giòn giòn của quả hồng.

Theo Đông y, quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao.

Quả hồng vào vụ, ngon, giòn ngọt nhưng cần tránh tất cả những điều này để không lo tác dụng phụ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo y học hiện đại, ruột màu vàng cam của trái hồng nói lên rằng nó có chứa nhiều beta-caroten, giúp chúng ta củng cố thị lực và ngăn ngừa lão hóa. Vitamine này đặc biệt quan trọng đối với người hút thuốc lá, bởi từ lâu, chúng ta đã biết rằng beta-caroten ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.

Ngoài beta-caroten, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamin C (giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus), vitamin PP (chống đỡ sự mệt mỏi, trầm cảm, cũng như cải thiện sức khỏe làn da và tóc), magiê (cần thiết cho tim hoạt động tốt), sắt (giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu), cali (củng cố thành mạch máu) và iốt.

Tuy nhiên, cái quý nhất của quả hồng là đường thực vật rất bổ ích đối với người bị bệnh tim mạch.

Quả hồng còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, bởi vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng. Chỉ cần 3-4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.

Hồng còn được sử dụng khi bị các bệnh về dạ dày, đặc biệt khi bị rối loạn đường ruột. Người ta còn sử dụng hồng đắp vào vết thương và vết bỏng để lên sẹo nhanh, vì hồng có tác dụng diệt khuẩn tốt.

Ngoài ra, quả hồng ngọt giúp chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình.

Tuy nhiên, trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin - chất chát và chất pectin. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa…

Đã nhiều trường hợp phải nhận hậu quả khi ăn nhiều quả hồng gây vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dẫn đến tắc ruột. Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, nếu không cẩn thận những chất có trong quả hồng lại biến thành chất hại cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo không ăn hồng trong các trường hợp sau:

Quả hồng vào vụ, ngon, giòn ngọt nhưng cần tránh tất cả những điều này để không lo tác dụng phụ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Không ăn hồng khi bụng đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Không ăn hồng khi bị tiểu đường, tiêu hóa kém

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Không ăn hồng sau khi ăn trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Không ăn hồng khi ăn canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ngoài canh cua, các loại hải sản cũng được khuyến cáo không nên ăn chung cùng quả hồng.

Ăn nho tốt ở bộ phận này nhưng nhiều người không biết, nếu thuộc 1 trong 4 nhóm người này tốt nhất không nên ănĂn nho tốt ở bộ phận này nhưng nhiều người không biết, nếu thuộc 1 trong 4 nhóm người này tốt nhất không nên ăn

GiadinhNet - Các chuyên gia đã chứng minh rằng trong vỏ nho, lượng resveratrol chiếm nhiều hơn cả so với phần thịt. Nhờ hàm lượng cao resveratrol trong vỏ nho, giúp cơ thể ngăn chặn được những căn bệnh về tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Top