Quả lựu tốt cho người tiểu đường nếu ăn ở mức độ dưới đây
GĐXH - Đối với người tiểu đường, việc chọn lọc thực phẩm là rất quan trọng để kiểm soát tốt mức đường huyết. Vậy, người tiểu đường có ăn được quả lựu không? Nếu được thì nên ăn bao nhiêu là đủ? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Tiểu đường ăn lựu được không?
Người tiểu đường được ăn lựu bởi loại quả này sở hữu cả chỉ số đường huyết (GI) lẫn tải lượng đường (GL) nằm ở mức thấp.
Theo Báo Thanh niên, Chuyên gia dinh dưỡng Ritika Samaddar, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và ăn kiêng, tại hệ thống bệnh viện Max Healthcare (Ấn Độ), cho biết, lựu loại trái cây có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật.
Lựu tốt cho tim và não, giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường, chứa nhiều vitamin A và C và giàu chất chống oxy hóa.
Nghiên cứu còn cho thấy axit punicic, chiết xuất methanolic từ hạt và chiết xuất vỏ quả lựu giúp giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói.

Lựu chứa lượng chất chống oxy hóa - bảo vệ tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu.
Các hợp chất trong lựu như punicalagin, ellagic, gallic, oleanolic, ursolic, axit uallic và tannin đều có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều này có nghĩa là việc ăn lựu (ở lượng 100g) hoàn toàn không có khả năng khiến đường huyết tăng cao và tăng nhanh, an toàn cho kế hoạch quản lý nồng độ glucose máu ở người bệnh tiểu đường.
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu lựu?
Người bệnh tiểu đường có thể được phép ăn đến tối đa 298g lựu/lần. Bởi lẽ, ăn nhiều hơn mức này có thể làm cho tải lượng đường (GL) của khẩu phần ăn vượt quá giá trị 20 – mức giới hạn làm tăng cao đường huyết, gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
Lưu ý: Mặc dù ăn đến 298g lựu/lần là an toàn cho mức đường huyết, nhưng việc làm này vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, ợ chua, trào ngược thực quản, tiêu chảy) và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Người bệnh tiểu đường có thể được phép ăn đến tối đa 298g lựu/lần.
Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ lựu ở mức tối đa là 200 – 240g / ngày, chia thành 2 – 3 lần ăn và mỗi lần ăn nên cách nhau ít nhất 2 tiếng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tính toán tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn.
Bởi lẽ, để có được lời giải đáp cá nhân hóa cho việc tiểu đường ăn lựu được không hoặc tiểu đường nên ăn bao nhiêu lựu, người bệnh cần phải cân nhắc đến tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần, từ đó có biện pháp gia giảm khối lượng lựu cần tiêu thụ sao cho phù hợp.
Lựu có tốt cho người tiểu đường không?
Ăn lựu tốt cho người tiểu đường, miễn là ăn ở lượng vừa phải (khoảng 80 – 240g/ ngày). Nguyên nhân là bởi vì trong lựu chứa nhiều hợp chất như anthocyanin, punicalagin và các axit như punicic / ellagic / gallic / oleanolic / ursolic và uallic.
Theo nghiên cứu, tất cả các hợp chất nêu trên đều là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế các phản ứng hóa học gây căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, từ đó phát huy đặc tính kháng viêm, yếu tố quan trọng liên quan đến sự tiến triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Bằng cách giảm viêm, những hợp chất này có khả năng tăng cường chức năng của tuyến tụy trong việc sản xuất ra insulin (hóc-môn hạ đường huyết), đồng thời tăng cường độ nhạy insulin ở tế bào, từ đó giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả và hỗ trợ điều hòa đường huyết.
Tiểu đường ăn nhiều lựu có an toàn không?
Người bệnh tiểu đường ăn nhiều lựu là không an toàn. Nguyên nhân là bởi trong lựu chứa một lượng đáng kể carbohydrate (19g/100g), có khả năng chuyển hóa trực tiếp thành đường glucose trong máu.
Vì thế, ăn nhiều lựu vẫn có thể gây tăng đường huyết, từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát các các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương võng mạc, viêm loét bàn chân…

Top 7 món nhộng tằm dân nhậu dễ ghiền, người thành phố cũng mê, lại rất dễ làm tại nhà
Ăn - 35 phút trướcGĐXH - Nhộng tằm – món ăn gói ghém cả tinh hoa dân dã trong bữa cơm Việt. Món ăn từ nhộng tằm có mặt từ bữa cơm gia đình đến thực đơn nhậu "chuẩn gu", đã được chế biến thành top 7 món ai ăn cũng dễ ghiền. Các bà nội tướng lại rất dễ làm món ngon này tại nhà đãi khách.

Loại rau bổ dưỡng chẳng kém 'nhân sâm', cực sẵn ở chợ giá chỉ vài nghìn một bó
Ăn - 5 giờ trướcGĐXH - Rau bí, hay còn gọi là ngọn bí, là một loại rau dân dã, quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy giản dị nhưng rau bí lại chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Món phở sợi như lưới đánh cá
Ăn - 6 giờ trướcPhở sắn đặc sản vùng Quế Sơn gây thích thú với sợi phở tạo hình như lưới đánh cá, màu trong giống bột lọc và tròn giống sợi bún.

Gợi ý các mâm cơm tối ‘chạm tim’, tuy giản dị nhưng khiến gia đình chẳng nỡ rời bàn ăn
Ẩm thực 360 - 8 giờ trướcGĐXH - Gợi ý mâm cơm gia đình cho bữa tối đơn giản mà ngon, giúp bạn tiết kiệm thời gian, giữ trọn hạnh phúc bên mâm cơm ấm cúng mỗi ngày.

Mách bạn món vịt xào rau răm bổ dưỡng, lạ miệng cho cả nhà
Ăn - 18 giờ trướcGĐXH - Món xào là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến cho cả gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bạn cách làm vịt xào rau răm độc đáo, lạ miệng.

Đào mỏ quạ vào mùa giá siêu rẻ, cách đơn giản để chị em rủ nhau ‘săn’ hàng ngon, tránh hàng Trung Quốc
Ăn - 20 giờ trướcGĐXH – Đào mỏ quạ với đặc trưng giòn, ngọt, thơm đang vào mùa, xuất hiện dày đặc ở các chợ với giá siêu rẻ. Tuy nhiên, để chọn được quả ngon, chuẩn hàng Việt không phải dễ. Đây là cách để chị em ‘săn’ được hàng ngon.

Cách làm mắm tép chưng thịt ngon tại nhà
Ăn - 21 giờ trướcKhông cần ra hàng quán, chỉ với vài nguyên liệu và chút kiên nhẫn, bạn có thể làm ngay món mắm tép chưng thịt chuẩn vị Bắc, đậm đà và hấp dẫn.

Loại củ mùa hè được ví như 'sâm nước', có nhiều cách chế biến mà ít người biết tới
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Nhưng mã thầy cũng có thể dùng để nấu những món ăn chính rất ngon.

Hoa hậu Đỗ Hà chăm nấu nướng ra dáng 'dâu hào môn', bắt trend giới trẻ với món khúc bạch vải
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Trên trang cá nhân, Hoa hậu Đỗ Hà thường xuyên chia sẻ những clip nấu nướng đời thường. Trái với hình ảnh lộng lẫy trên sân khấu, nàng Hậu bận rộn việc bếp núc mang tới hình ảnh nữ tính, đảm đang khiến bao người mê mẩn.

Không phải nước rau muống luộc, nhộng rang ăn với món canh này ngon nhất
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người trả lời nhộng rang ăn với nước rau muống luộc dầm sấu là ngon nhất. Nhưng có món canh khác hợp vị, ngon hơn nhiều.

50+ món ngon dễ nấu khiến bạn chỉ muốn về nhà ăn cơm: Đơn giản mà nấu phát là hết veo!
Ẩm thực 360GĐXH - Chán cơm tiệm, ngán đồ ăn nhanh? Đây là list những mâm cơm với những món ngon 'đỉnh chóp', dễ nấu, nguyên liệu đơn giản, ai không giỏi bếp núc cũng làm được.