Thực phẩm thay thế cơm dành cho người bị tiểu đường
GĐXH - Để thay thế cơm, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ít đường, cụ thể sẽ có trong bài viết sau đây.
Người tiểu đường có thể lựa chọn yến mạch để thay thế cơm trắng
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cùng với các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, canxi, phốt pho, kẽm và sắt. Yến mạch không chỉ bổ dưỡng, giúp người ăn cảm thấy no lâu mà còn có thể mang lại những lợi ích cụ thể cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn yến mạch để thay thế cơm trắng trong các bữa ăn hằng ngày.

Người bệnh tiểu đường có thể dùng yến mạch thay cơm.
Thành phần yến mạch có chứa beta-glucan (ß-glucan), một loại chất xơ hòa tan có tác dụng chậm làm trống dạ dày, liên kết với đường và cholesterol, từ đó làm chậm hấp thu đường vào máu giúp đường huyết không tăng cao đột ngột khi ăn cũng như giảm hấp thu lượng cholesterol là chất béo xấu. Do yến mạch được tiêu hóa và chuyển hóa chậm hơn nên khi ăn yến mạch, lượng đường trong máu tăng thấp hơn.
Các thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Chuyên gia Garima Goyal, chuyên gia dinh dưỡng từ Phòng khám dinh dưỡng Garima Diet Clinic (Ấn Độ) chia sẻ một thay đổi trong chế độ ăn rất có hiệu quả đối với bệnh tiểu đường. Do đó, đối với bệnh nhân tiểu đường, thực phẩm sống dưới đây có thể có lợi theo nhiều cách khác nhau. Nó giúp tránh được thực phẩm chế biến, tránh đồ ăn vặt, có thể giúp giảm cân. Giúp tránh xa tất cả các loại đường và chất bảo quản có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Bông cải
Bông cải sở hữu chỉ số và tải lượng đường huyết ở mức thấp. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong thực phẩm này cũng tương đối dồi dào (khoảng 2.6g chất xơ / 100g bông cải).
Bắp cải
Loại rau này sở hữu hàm lượng chất đường bột thấp (khoảng 6g/100g bắp cải); trong đó, có đến 50% là chất xơ và hầu như không chứa đường.
Do đó, người bệnh đái tháo đường có thể an tâm tiêu thụ 200 – 300g bắp cải/cữ mà không lo đường huyết tăng nhanh và khiến bệnh trở nặng.
Bí ngòi
Bí ngòi sở hữu hàm lượng tinh bột tương đối thấp (3.1g tinh bột/100g bí ngòi) nên tiêu thụ bí ngòi có thể góp phần ổn định chỉ số đường huyết ở người bệnh.

Bí ngòi là thực phẩm này cung cấp dồi dào vitamin C.
Ngoài ra, thực phẩm này còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C – dưỡng chất đã được chứng minh là có khả năng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bí sợi mì
Trung bình trong 100g bí sợi mì chỉ chứa khoảng 7g chất đường bột. Trong đó, hàm lượng chất xơ là 1.5g.
Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp khoảng 10% nhu cầu kali hàng ngày – khoáng chất có khả năng bảo vệ thận và tim mạch khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cà rốt
Trung bình 100g cà rốt có thể sở hữu hàm lượng chất xơ lên đến 2.8g, chiếm khoảng 10% nhu cầu chất xơ khuyến nghị hàng ngày, hỗ trợ bạn kiểm soát đường huyết và hạn chế hấp thu chất béo quá mức.
Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa nhiều loại dưỡng chất như kali, vitamin C, K, folate (vitamin B9), có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bún, mì nưa
Toàn bộ hàm lượng carbohydrate trong bún/mì nưa đều tồn tại dưới dạng chất xơ; do đó, cả chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của loại thực phẩm này đều bằng không.

Bún nưa, mì nưa, phở nưa.
Hạt Quinoa (diêm mạch)
Với chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp, tiêu thụ hạt quinoa thay cơm có thể giúp người bệnh tiểu đường duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định.
Đặc biệt, sau khi được nấu chín, chỉ số đường huyết của hạt diêm mạch còn có thể giảm xuống mức 35 và tải lượng đường huyết chỉ còn 7.3.
Bên cạnh đó, hàm lượng cao chất xơ và magie trong thực phẩm này cũng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ làm giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy tim và tổn thương thần kinh do đường huyết tăng cao.
Đậu lăng
Bên cạnh khả năng ổn định đường huyết, đậu lăng còn là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và protein. Những dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương bên trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh khả năng ổn định đường huyết, đậu lăng còn là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và protein.
Đậu Hà Lan
Bên cạnh chỉ số và tải lượng đường huyết thấp, thực phẩm này có là nguồn cung cấp dồi chất xơ và folate.
Trong đó, chất xơ góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, còn folate lại được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến tình trạng kháng insulin.
Khoai môn
Khoai môn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin C, vitamin B6, mangan và kali. Các dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ sức khỏe nói chung và góp phần kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Vì vậy, tiêu thụ khoai môn thay cơm có thể giúp người bệnh duy trì nồng độ đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Mùa hạt sen, tôi ăn đều đặn 2 lần/tuần và kết hợp với 2 nguyên liệu: Kết quả là da mịn mướt, dưỡng ẩm tốt hơn cả đắp mặt nạ
Ăn - 1 giờ trướcĂn đều 2 lần mỗi tuần, làn da của tôi có sự "lột xác" ngoài mong đợi. Tôi cảm thấy mình trẻ lại từ trong ra ngoài.

Sấu vào mùa giá rẻ, tranh thủ mua về làm ngay các món ăn cứ có thêm sấu là 'ngon gấp bội', giải nhiệt cực tốt này
Ăn - 3 giờ trướcGĐXH – Chỉ với vài quả sấu, bạn có thể mix để làm rất nhiều món ngon dưới đây, đảm bảo ‘ngon bá cháy’.

Nấu canh thịt bò nhất định phải cho loại rau này vào mới chuẩn vị, thơm ngon bổ dưỡng
Ăn - 15 giờ trướcGĐXH - Canh thịt bò rau răm là món canh mới lạ nhưng hương vị lại đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hãy vào bếp và bổ sung ngay món ăn hấp dẫn này vào sổ tay nấu ăn của bạn.

Không chỉ giúp nhuận tràng, loại rau rẻ tiền bán đầy chợ này còn giúp ngủ ngon, giảm stress hiệu quả
Ăn - 19 giờ trướcGĐXH - Trong các loại rau dân dã, ít ai ngờ rằng rau lang – thứ rau rẻ bèo, bán đầy ngoài chợ – lại được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng thần kinh.

Hãy xào chung 4 nguyên liệu này với nhau, rất thanh mát, cân bằng dinh dưỡng, càng ăn càng gầy
Ăn - 20 giờ trước4 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo vừa giàu protein, ít chất béo và đủ chất xơ.

5 sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục và mất chất dinh dưỡng
Ăn - 21 giờ trướcGĐXH - Một nồi nước dùng trong veo, ngọt thanh và giàu dưỡng chất luôn là xương sống của nhiều món ăn ngon như phở, bún, miến hay canh hầm. Thế nhưng, không ít người nội trợ dù tỉ mỉ vẫn gặp tình trạng nước dùng bị đục, lợn cợn và kém vị ngọt, thậm chí mất đi nhiều dưỡng chất quý từ xương.

Sấu vào mùa giá chỉ từ 15.000 đồng/kg, đây là thời điểm mua sấu ngon nhất và cách chọn sấu ngon
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH – Quả sấu có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Hiện sấu đang vào mùa, muốn chọn được những quả sấu vừa nhiều thịt, hạt nhỏ cũng cần biết cách như dưới đây.

Cũng là món đậu phụ nhưng nấu thế này vừa dễ lại ngon và lạ miệng vô cùng
Ăn - 1 ngày trướcVới công thức nấu món đậu phụ này, bạn chỉ cần thêm vài gia vị quen thuộc là đã có một đĩa thức ăn đẹp mắt, ngon miệng!

Cách làm món chạch kho rau răm đậm đà, thơm nức mũi khiến vạn người mê
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cá chạch kho với rau răm là món kho lạ miệng lại vô cùng hấp dẫn và ngon miệng, đậm đà. Vào bếp cùng bài viết dưới đây và bắt tay vào làm ngay món cá chạch kho rau răm để có bữa cơm gia đình chuẩn ngon đúng điệu.

Gia vị dân dã trong bát cháo lại là 'vị thuốc quý' giúp giải độc, tiêu đờm, tăng sức đề kháng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Một nắm lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rắc vào bát cháo nóng – với người Việt, đó là thói quen quen thuộc mỗi khi cảm sốt.

Mỗi lần nêm canh thêm một nắm rau này, hệ miễn dịch được 'kích hoạt' tối đa
Mẹo nấu nướngGĐXH - Trong bữa cơm Việt, một tô canh thanh mát luôn là lựa chọn giúp cân bằng vị giác và bổ sung dưỡng chất.