Quan niệm sai lầm khi không cho trẻ đánh răng sớm
Nhiều phụ huynh cho lo ngại việc trẻ đánh răng sớm sẽ làm mất lớp men răng, khiến răng đen. Điều này đúng hay sai?
Khi nào trẻ nên đánh răng?
Khác với các bạn bè cùng tuổi, bé Tùng Quân (5 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa biết đánh răng. Lý do bởi bố mẹ cháu không cho cháu đánh răng sớm. Mẹ của bé giải thích: “Hồi nhỏ, mình cũng đâu được đánh răng, thậm chí lên lớp 3 mình mới bắt đầu biết đánh răng. Mình sợ men răng của cháu còn yếu, việc chà xát sẽ làm xước lớp bên ngoài đồng thời làm tổn thương phần lợi của con”.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Huyền (Thanh Hóa) dù đã tập cho hai bé Linh Đan, Linh Chi (3 và 5 tuổi) đánh răng nhưng cũng cho rằng việc đánh răng ở trẻ là chưa cần thiết. Do đó, hầu như hai bé không đánh răng hay dùng các biện pháp chăm sóc răng miệng nào khác. Hiện tại răng của hai bé đã bắt đầu có dấu hiệu bị sâu, đặc biệt hơi thở rất hôi.

Trả lời thắc mắc về việc đánh răng ở trẻ nhỏ, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa răng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba (Hà Nội), cho hay 90% trẻ em Việt Nam gặp vấn đề về răng miệng, trong đó việc không cho trẻ đánh răng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới vấn đề này.
Theo đó, đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn là thói quen cần duy trì ở trẻ để có hàm răng khỏe mạnh. Thực tế, có nhiều trẻ đã mọc hết răng nhưng bố mẹ vẫn chưa nhận thức đúng về vấn đề này.
Theo tiến sĩ Hải, nếu bé chưa được 3 tuổi thì nên chải răng bằng nước sạch hoặc nước muối sau bữa ăn. Còn khi trẻ đã mọc đủ răng và có ý thức biết nhổ nước ra ngoài, không nuốt vào là có thể đánh răng và dùng kem đánh răng loại chuyên dùng cho trẻ en.
Để an toàn cho trẻ, tiến sĩ Hải lưu ý, phụ huynh cần phân biệt rõ loại kem đánh răng dành cho trẻ em và loại dành cho người lớn. Theo đó, loại dành cho trẻ em được sản xuất dựa trên nguyên lý có ít chất gây hại nhất, chất kiềm sẽ ít hơn để không ảnh hưởng đến men răng và lợi của trẻ. Lúc đầu, mẹ chỉ nên sử dụng một ít kem và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp sở thích của bé. Tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng để lâu hoặc đã hết hạn.
Sau 6 tuổi, trẻ có thể dùng kem đánh răng của người lớn.
Đánh răng thế nào là đúng?
Vẫn theo tiến sĩ Hải, việc chăm sóc bộ nhai cho trẻ cần cẩn thận hơn người lớn, trong đó, phụ huynh cần phải hướng dẫn trẻ những điều nhỏ nhặt nhất. Trong đó, việc lựa chọn bàn chải phù hợp cũng khá quan trọng. Bạn nên chọn kích cỡ dành cho trẻ em, bàn chải lông mềm, mịn để giúp răng lợi của bé không bị tổn thương mà vẫn sạch. Đối với trẻ lớn, lông bàn chải cũng cần phải có độ cứng vừa phải, đồng thời phải có độ đàn hồi. Bởi nếu lông bàn chải quá mềm, sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất, cứng quá lại dễ làm tổn thương răng. Thay bàn chải cho trẻ 3 tháng một lần, khi lông trên bàn chải đã bắt đầu bị xơ.
Đặc biệt, khi hướng dẫn con cách đánh răng, nhiều mẹ vẫn áp dụng thói quen chải răng theo chiều ngang. Theo tiến sĩ Hải, đây là một sai lầm phổ biến dẫn đến hậu quả trầy nướu, mòn răng trong khi mảng bám không sạch. Do đó, hãy dạy bé cách đánh răng theo vòng tròn và hướng lên xuống, chải mặt trong, mặt ngoài của răng.
Về tần suất đánh răng, bác sĩ cho hay, mỗi ngày, cả người lớn lẫn trẻ em chỉ nên đánh răng 2-3 lần sau khi ăn đặc biệt là khi tiêu thụ món ngọt, tinh bột và trước khi ngủ. Trong đó, đánh răng trước khi ngủ có vai trò quan trọng nhất vì ban đêm miệng không hoạt động, vi khuẩn có điều kiện phát triển gây sâu răng.
Cần chú ý, không đánh răng ngay khi vừa ăn, lúc này môi trường miệng mang tính axit nhiều, chà mạnh dễ làm tổn thương men. Do đó, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 15-20 phút.
Theo Zing.vn

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 2 phút trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.