Quảng cáo cá độ EURO 2024 phủ khắp mạng xã hội, ghế đá công viên, học sinh, sinh viên cũng dễ 'dính bẫy'
GĐXH - Khi "mùa" Euro 2024 đang diễn ra sôi nổi, cũng là lúc quảng cáo cá độ bóng đá xuất hiện tràn lan từ mạng xã hội đến các poster quảng cáo, thậm chí, ghế đá ở công viên cũng bị phủ sơn bởi những tên miền chứa thông tin "mời kèo". Hiện tượng nhức nhối này đã và đang gây bức xúc trong dư luận, bởi đối tượng nhắm đến là những học sinh, sinh viên.
Lướt một vòng trên mạng xã hội Facebook, không khó để bắt gặp những bài quảng cáo, video gắn đường dẫn tới những trang web cá độ.
Các quảng cáo thường được thiết kế bắt mắt, sử dụng hình ảnh cầu thủ nổi tiếng, streamer, hot girl... cùng những lời hứa hẹn về tiền thưởng hấp dẫn, dễ dàng kiếm tiền nhanh chóng để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Những trang cá nhân thường được nguỵ tạo bởi số lượng người theo dõi lên đến cả chục nghìn, tạo ấn tượng tốt, niềm tin ban đầu để dẫn dụ con mồi.
Cận cảnh những bài quảng cáo trên mạng xã hội chứa các thông tin về cá độ bóng đá với hình ảnh bắt mắt, với những lời hứa hẹn về tiền thưởng hấp dẫn, dễ dàng kiếm tiền nhanh chóng để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Ảnh chụp màn hình
Nhiều nhóm kín cũng được tạo ra với số lượng thành viên lên tới cả trăm nghìn người nhằm chia sẻ kèo, các thông tin, nhận định, dự đoán về các trận đấu bóng đá để tham khảo và đưa ra quyết định cá độ.
Một số nhóm được lập ra với mục đích chính là quảng cáo, giới thiệu các nhà cái cá độ trực tuyến, thu hút người chơi tham gia và hưởng hoa hồng từ nhà cái. Thậm chí, có nhóm kín, tài khoản cá nhân còn hoạt động như sàn giao dịch cá độ thu nhỏ, nơi thành viên có thể mua bán, trao đổi kèo với nhau theo tỷ lệ do nhà cái cung cấp. Tất nhiên, những kèo được chia sẻ trong này đều có dự cảm thắng lớn, độ tin cậy cao, cá ít ăn nhiều... đánh vào tâm lý thiếu hụt về tài chính của học sinh, sinh viên.
Những đường dẫn mời chào thường lôi kéo với mức thắng "khủng" để người chơi tạo tài khoản online, sau đó nạp tiền và tham gia cá độ.
Các đường dẫn này không chỉ xuất hiện trên mạng xã hội mà còn được cài cắm vào các đường dẫn xem bóng đá lậu, ẩn dưới những tấm banner, quảng cáo xuất hiện trên màn hình chỉ chờ chực người xem ấn vào. Đối tượng của các web xem lậu này thường là các bạn học sinh, sinh viên thích xem những bình luận viên được "thoải mái" trong cách bình luận hơn là các bình luận viên chuyên nghiệp.
Dương Nhật Quang (23 tuổi) cho biết: "Do bản thân có sự quan tâm lớn đến bóng đá nên hay truy cập các trang web xem video, đọc thông tin nên Facebook thu thập dữ liệu và hiện nhưng bài quảng cáo lên trang tin với tần suất liên tục, trung bình cứ 3 tin lại có một bài quảng cáo khiến tôi thấy khó chịu".
Ghế đá tại công viên hồ Thành Công bị bôi bẩn bởi những đối tượng quảng cáo cá độ. Theo đó, nếu nhìn kỹ, lớp sơn mờ trên ghế đá chính là tên miền cá độ http://bv66.com. Ảnh: Như Quỳnh
Theo Nhật Quang, đi cùng với hình ảnh bắt mắt là những câu mời chào khuếch đại đánh vào tâm lý dễ kiếm tiền, làm giàu nhanh chóng, kèo ngon, tỉ lệ thắng cao, khuyến mãi hấp dẫn lần đăng ký đầu tiên chỉ với một khoản tiền nhỏ mà bất cứ sinh viên, học sinh nào cũng có thể bỏ qua.
Cá độ bóng đá tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ cao, khiến sinh viên mất đi khoản tiền học tập, sinh hoạt, thậm chí là vay mượn tiền để gỡ gạc, dẫn đến lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Hệ quả là các bạn phải bỏ học, làm việc bán thời gian để trả nợ, ảnh hưởng đến việc học tập và tương lai sau này.
Việc thức khuya, căng thẳng do cá độ bóng đá ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của sinh viên. Các bạn dễ mắc các bệnh như mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm... thậm chí là suy nhược cơ thể. Cá độ bóng đá cũng khiến các bạn bỏ bê việc học tập, thể dục thể thao, dẫn đến suy giảm sức khỏe.
Không chỉ tồn tại trên thế giới ảo, ghi nhận tại công viên Indira Ganhi (công viên hồ Thành Công), hàng loạt chiếc ghế đá đã bị bôi bẩn bởi thông tin của một trang web cá độ bóng đá.
Đối tượng nhắm đến lúc này không chỉ là học sinh, sinh viên nữa mà là bất cứ ai tò mò, chỉ cần nhấc điện thoại truy cập vào trang web đó là đã tạo cơ hội cho "nhà cái" tung kèo.
Trước đó, ngày 21/6, Bộ Công an đã phát đi cảnh báo nguy cơ tội phạm cá độ bóng đá hoạt động mạnh khi giải vô dịch bóng đá châu Âu đang diễn ra.
Theo Bộ Công an, giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2024 diễn ra từ ngày 15/6 - 15/7/2024 và thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm tổ chức cá độ bóng đá qua mạng Internet. Điển hình như: Tháng 12/2023, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế triệt phá đường dây cá độ bóng đá, sử dụng tài khoản trên trang agbong88.com, bắt 9 đối tượng với tổng số tiền giao dịch trong hơn một tháng là trên 3,5 triệu USD, tương đương khoảng 176 tỷ đồng.
Thực tế công tác đấu tranh, xử lý tội phạm liên quan cá độ bóng đá cho thấy, cá độ bóng đá rất đa dạng về hình thức, quy mô: Từ hình thành tự phát, đơn giản, nhỏ lẻ đến các đường dây, băng nhóm tổ chức trên không gian mạng hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, với thủ đoạn rất tinh vi, quy mô số lượng hàng chục nghìn người tham gia, số lượng tiền để đánh bạc đến hàng nghìn tỷ đồng.
Có đường dây cá độ bóng đá được hình thành bởi các đối tượng cầm đầu tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp móc nối với các đối tượng, nhà cái quản lý các trang Web cá độ, có máy chủ đặt tại nước ngoài để thiết lập chia nhỏ cho các chân rết tổ chức cá độ bóng đá trên không gian mạng tại Việt Nam, với nhiều hình thức quảng cáo, chào mời hấp dẫn công khai bằng tiếng Việt. Người chơi chỉ cần có các thiết bị kết nối Internet, đăng ký tài khoản thành viên, mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng đã có thể tham gia cá cược.
Đặc biệt, nhiều người chơi được các đối tượng cấp cho tài khoản đánh bạc và mật khẩu cùng một khoản tiền ảo ứng trước để cá cược, nếu thua không có tiền thanh toán, có thể bị các đối tượng này sử dụng biện pháp cưỡng ép trả tiền như: Bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản hoặc thuê đối tượng hình sự đòi nợ...
Tội phạm cá độ bóng đá trên không gian mạng đã lợi dụng triệt để sự phát triển của khoa học, công nghệ hoạt động phức tạp, ngày càng tinh vi, song các hành vi phạm tội đều để lại dấu vết và sẽ bị lực lượng chức năng phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm.
Cận cảnh hàng ngàn chiếc Iphone, máy tính bảng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.
Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút
Bảo vệ người tiêu dùng - 23 giờ trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/11, Tổng cục QLTT cho biết, một kho hàng hóa chuyên chứa và kinh doanh các mặt hàng thời trang trên nền tảng Tiktokshop đã bị "tóm gọn" sau hơn 1 tháng lực lương chức năng tỉnh Nam Định quan sát, theo dõi.
Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia: Hàng ngàn khuyến mại sâu kèm giao hàng miễn phí, người tiêu dùng chỉ cần nhanh tay 'chốt đơn'
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 19/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12 với nhiều voucher khuyến mại sâu, chờ người tiêu dùng nhanh tay "chốt đơn".
Tiểu thương bày bán công khai gần 100 lọ kem trộn nhiều 'không'
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 19/10, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ 80 lọ kem trộn không có căn cứ xác định nguồn gốc và nơi sản xuất tại Tiền Giang.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT: Người tiêu dùng hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%.
Từ nay đến Tết 2025, chợ đầu mối, điểm kinh doanh gần đường sắt, khu vực đông dân cư sẽ bị kiểm soát hàng hóa chặt chẽ
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Theo Tổng cục QLTT, từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng chức năng tập trung kiểm soát thị trường, ngăn hàng lậu tại các chợ đầu mối, các điểm kinh doanh gần đường sắt, đường bộ và khu dân cư đông đúc…
Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh, phát hiện nhiều lon sữa giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 18/11, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện một cơ sở kinh doanh tại Tiền Giang công khai kinh doanh thực phẩm bổ sung là sữa giả.
Để chống lãng phí, Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án, công trình 'đắp chiếu', bỏ hoang
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.
Sở Công thương nói gì về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán 2025
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Theo Sở Công thương Hà Nội, từ nay đến Tết Nguyên đán 2025, Sở tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn nhằm góp phần đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới, đặc biệt là vấn đề ATTP xung quanh trường học.
Đón lõng xe tải đang lưu thông, chặn đứng hơn 300kg đùi gà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 12/11, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa chặn đứng hơn 300kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… tại tỉnh Đắk Nông.