Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao rác thải sinh hoạt ở thành phố Hà Nội vẫn nằm ngổn ngang dưới lòng đường?

Thứ bảy, 09:11 22/06/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Dưới gốc cây, chân cột điện, cạnh tủ điện... là những chỗ để rác 'lý tưởng' khi chưa đến giờ đổ rác theo quy định. Bất kể đêm hay ngày, thói quen cứ tiện lúc nào là vứt rác lúc ấy đã khiến những điểm tập kết rác tự phát mọc lên khắp các con phố tại thủ đô, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnhKênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Tiện tay ở đâu là xả rác thải sinh hoạt ở đó

Hình ảnh những bãi tập kết rác, những điểm trung chuyển rác thải ngổn ngang không khó để bắt gặp trên các tuyến phố tại Hà Nội. Bất kỳ khoảng trống nào có thể tận dụng được kể cả trước trường học, gần các cơ quan đoàn thể, trước cửa khu dân cư... đều có thể được người dân trưng dụng thành trở thành bãi chứa rác thải sinh hoạt. 

Một vài túi  rác thải tập kết trong một vài ngày đủ để biến một góc vỉa hè dành cho người đi bộ thành nơi tập kết rác chờ trung chuyển. Thói quen bỏ rác không theo giờ quy định, tiện đâu bỏ đó và phó mặc cho các công nhân môi trường đã hình thành hàng nghìn điểm đổ rác bừa bãi trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.

Những điểm tập kết rác thải sinh hoạt tự phát 'ăn mòn' nội đô - Ảnh 2.

Cận cảnh bãi rác thải sinh hoạt nằm giữ phố Thành Công luôn trong tình trạng ùn ứ. Ảnh: Như Quỳnh

Tại một số điểm tập kết rác theo quy định, có nhiều xe chở rác trong tình trạng quá tải, dù đã được che đậy nhưng vẫn bốc ra mùi hôi thối, nhất là vào những ngày nắng hè. Còn tại vô số các điểm tập kết rác phát sinh khác, các túi nilon đựng chất thải bị vứt ngổn ngang tràn xuống cả lòng đường, rác vương vãi ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông.

Thông thường, nhân viên vệ sinh môi trường sẽ đi thu gom và tập kết rác thải tại các điểm cố định vào một khung thời gian nhất định cuối buổi chiều. Song, thói quen tiện giờ nào là vứt giờ đó đã khiến các điểm thu gom rác lúc nào cũng trong tình trạng chất đầy, vương vãi khắp đường cả một ngày dài cho đến khi có nhân viên vệ sinh môi trường đến dọn.

Tại đoạn đối diện trường Đại học Văn hoá Hà Nội trên đường Đê La Thành (quận Đống Đa), điểm thu gom rác nằm ngay cạnh điểm chờ xe bus đang là nỗi ám ảnh của nhiều người đợi xe tại đây. "Những buổi chiều tan học đứng chờ xe bus đúng là một cực hình đối với sinh viên chúng em, có những hôm rác thải chất đống bốc mùi nặng nên phải đứng ra xa chờ, thấy xe bus gần đến mới chạy thật nhanh lại", bạn Đỗ Thị Nhung (21 tuổi) chia sẻ.

Những điểm tập kết rác thải sinh hoạt tự phát 'ăn mòn' nội đô - Ảnh 3.

Trên phố Đê La Thành, đoạn đối diện trường Đại học Văn Hóa, hàng loạt xe rác "xếp hàng" dài vào mỗi đêm. Ảnh: Như Quỳnh

Những bãi rác phát sinh do thói quen xả rác của người dân thường án ngự ngay trên vỉa hè đã trực tiếp gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển thủ đô xanh - sạch - đẹp. Vỉa hè biến thành nơi chất rác, người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường. Bên cạnh đó, những điểm tập trung rác lâu ngày không được tẩy rửa, làm sạch thường xuyên, chất bẩn tích tụ theo thời gian đang dần ăn mòn mặt đường, tạo thành những vũng nước đọng bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường xung quanh. 

Nghiêm trọng hơn, nước rác rỉ ra từ những bãi rác này lâu ngày có thể ngấm xuống nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. Những chiếc xe chứa rác thải chỏng chơ dưới lòng đường cũng là một nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường xẩy ra ùn ứ khi phương tiện di chuyển trên đường.

Thu dọn ngày 2-3 lần rác thải tự phát vẫn không giảm

Được phê duyệt và lắp đặt từ cuối năm 2019 với mục đích cải thiện mỹ quan đô thị và phân loại rác thải, dự án thùng rác công nghệ tại Hà Nội đã trở thành một niềm hy vọng dang dở khi sau gần 5 năm hoạt động vẫn không đem lại hiệu quả rõ ràng. 

Với lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ không được phân loại, các công nhân vệ sinh môi trường luôn trong tình trạng quá tải khối lượng công việc, thường xuyên phải tăng ca trong môi trường lao động độc hại này.

Những điểm tập kết rác thải sinh hoạt tự phát 'ăn mòn' nội đô - Ảnh 4.

Xe rác chỏng chơ nằm ngay dưới lòng phố Láng Hạ. Ảnh: Như Quỳnh

Chị Nguyễn Thị Trang (công nhân môi trường phường Cát Linh) chia sẻ: "Trước sức ép rác thải ngày một cao, có những khu vực tăng cường đến 2-3 lần thu gom rác trong một ngày nhưng tình trạng các bãi rác tự phát vẫn xảy ra không có dấu hiệu suy giảm".

Nhận thấy, quan trọng nhất trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các bãi rác tự phát đến từ ý thức của người dân. Để hạn chế việc hình thành những "bãi rác tạm", mỗi người dân cần thiết lập thói quen bỏ rác theo giờ quy định và bỏ rác đúng nơi tập kết. 

Phân loại rác thải sinh hoạt cũng là một bước làm giảm gánh nặng phân loại rác cho công nhân vệ sinh môi trường. Việc che phủ bạt và phun rửa, làm sạch định kỳ là biện pháp quan trọng để đảm bảo vệ sinh cho các điểm tập kết rác, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Những điểm tập kết rác thải sinh hoạt tự phát 'ăn mòn' nội đô - Ảnh 5.

Điểm tập kết rác thải sinh hoạt tự phát ngay dưới bốt điện trên phố Giảng Võ. Ảnh: Như Quỳnh

Bất cập trong thu gom, xử lý rác thải rắn do năng lực doanh nghiệp và quy hoạch còn tồn tại một số vấn đề như các phương tiện thu gom, xử lý còn có phần lạc hậu và thô sơ; thiếu các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải, dẫn đến tình trạng rác thải vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý, gây quá tải. 

Việc điều chỉnh quy hoạch chất thải rắn Thủ đô tích hợp trong quy hoạch chung diễn ra chậm chạp, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế, chưa đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng với phương thức thu gom, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, lãng phí tài nguyên.

Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội "ảm đạm", bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thảiĐường dành cho xe đạp ở Hà Nội 'ảm đạm', bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải

GĐXH - Sau hơn 2 tháng được cải tạo, đưa vào sử dụng, đến nay, tuyến đường dành riêng cho xe đạp tại Hà Nội dọc theo sông Tô Lịch lâm cảnh "ảm đạm", nhiều đoạn đường ngập rác thải, một số nút ra, vào bị lấn chiếm thành nơi kinh doanh, điểm đỗ ô tô...

Phân khúc BĐS nào đang có mức độ tăng giá nhanh nhất tại Hà Nội trong thời gian qua

Như Quỳnh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nỗi lòng nhà đầu tư ôm đất nền phía Nam: Đã lỗ còn ế!

Nỗi lòng nhà đầu tư ôm đất nền phía Nam: Đã lỗ còn ế!

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

Đến nay, dù thị trường đất nền phía Nam đã phục hồi sức cầu so với cùng kì năm ngoái, song không ít nhà đầu tư vẫn “miệt mài” rao bán lỗ và chưa thể tìm được người mua.

Sau 2 tháng áp dụng sinh trắc học chuyển khoản, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo gần như không còn

Sau 2 tháng áp dụng sinh trắc học chuyển khoản, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo gần như không còn

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Theo NNHH, thanh toán, chuyển tiền qua Internet, điện thoại di động, QR Code tiếp tục đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. Đặc biệt, sau 2 tháng triển khai áp dụng sinh trắc học trong thanh toán, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo gần như không còn...

'Cò' mua chung cư cũ, tân trang lại bán giá hời: Căn nhà 3,2 tỷ sau 3 tháng sơn sửa rao bán 4 tỷ

'Cò' mua chung cư cũ, tân trang lại bán giá hời: Căn nhà 3,2 tỷ sau 3 tháng sơn sửa rao bán 4 tỷ

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Trước tình trạng nguồn cung mới mở bán chung cư khan hiếm, giá tăng cao khiến nhiều người có nhu cầu về nhà ở tìm đến với thị trường thứ cấp. Nhu cầu này đã mở đường cho các nhà đầu tư hay môi giới có tiềm lực tài chính nhảy vào đầu tư phân khúc chung cư.

Khẩn trương khoanh nợ cho khách hàng bị thiệt hại nặng nề về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả bão lũ

Khẩn trương khoanh nợ cho khách hàng bị thiệt hại nặng nề về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả bão lũ

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 27/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Chỉ thị số 04/CT-NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt: TCTD), Hiệp hội trong ngành Ngân hàng thực hiện khẩn trương, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Hà Nội: Trưởng phòng Y tế huyện Hoài Đức nói gì về thông tin nhiều học sinh nghi bị rối loạn tiêu hóa do sữa?

Hà Nội: Trưởng phòng Y tế huyện Hoài Đức nói gì về thông tin nhiều học sinh nghi bị rối loạn tiêu hóa do sữa?

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Trưởng phòng Y tế huyện Hoài Đức cho biết: "Qua báo cáo từ các trạm y tế và các trường, đến nay, không có cháu nào bị ngộ độc, bị rối loạn tiêu hóa và điều trị rối loạn tiêu hóa do nghi vấn sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì".

Giấc mơ mua nhà đang 'vắt kiệt' sức lực và tài chính của nhiều người trẻ

Giấc mơ mua nhà đang 'vắt kiệt' sức lực và tài chính của nhiều người trẻ

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Nhìn chung giá nhà tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang ở mức cao kỷ lục, vượt xa khả năng chi trả của nhiều người lao động dựa trên thu nhập bình quân. Việc sở hữu nhà đã trở thành một giấc mơ xa vời đối với nhiều người trẻ.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng E5RON92 dưới mức 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng E5RON92 dưới mức 20.000 đồng/lít

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ Công thương vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu mới có hiệu lực từ 15h hôm nay (26/9). Kỳ điều hành này, xăng dầu đồng loạt tăng giá, mức tăng mạnh nhất là 756 đồng/lít đối với xăng RON95-III.

Cách nhận biết bồn chứa nước giả mạo, người tiêu dùng nào cũng nên 'nằm lòng'

Cách nhận biết bồn chứa nước giả mạo, người tiêu dùng nào cũng nên 'nằm lòng'

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 26/9, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, tạm giữ nhiều bồn chứa nước giả mạo nhãn hiệu tại Lâm Đồng.

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Hiện thị trường bất động sản đã xuất hiện các dấu hiệu đảo chiều, nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ bất động sản bán cũng đang dần cải thiện.

Từ nay đến hết 2024, người kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3 được hưởng những hỗ trợ nào từ các ngân hàng

Từ nay đến hết 2024, người kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3 được hưởng những hỗ trợ nào từ các ngân hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, đã có hơn 30 ngân hàng đăng ký triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 bằng hình thức giảm lãi suất từ 0,5 – 2%/năm, một số ngân hàng còn giảm thêm 50 – 100% tiền lãi cho khách.

Top