Quỹ cơm và nghĩa tình ở xóm chạy thận
GiadinhNet - Sáng thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần, khi cánh cổng Bệnh viện Thận Hà Nội mở ra là có 50- 60 suất cơm miễn phí được đưa vào phát cho bệnh nhân. Hơn một năm nay, hàng nghìn suất cơm ấy đã đến với những bệnh nhân khó khăn đang phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo. Đáng quý là món quà đầy tính nhân văn ấy đến từ những người trẻ còn chưa đi làm, chưa có thu nhập.
Nghìn suất cơm từ người chưa có thu nhập
6h sáng, mưa phùn kèm theo gió lạnh đầu mùa giăng kín mọi ngõ ngách Thủ đô. Mặc cho trở ngại thời tiết ấy, những thành viên của nhóm thiện nguyện đã có mặt ở chùa Cót (Yên Hòa, Cầu Giấy) để cùng nhau chuẩn bị những suất cơm chay từ thiện cho những bệnh nhân ở Bệnh viện Thận Hà Nội.
Những người bán hàng ở dọc phố Yên Hòa không còn quá xa lạ với những người "nội trợ" đặc biệt này. Khó ai có thể nghĩ, có người trong số họ trước khi tham gia nấu cơm từ thiện còn chưa từng biết vào bếp là gì. Nhưng giờ đây, cách thức để làm cơm cho người bệnh thận đã được họ thuộc lòng. Hơn 1 năm nay, mỗi tuần 2 buổi với hàng nghìn suất cơm đã đến với những bệnh nhân nghèo.
Quách Thị Yên, sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật, một trong những người có mặt ngay từ những buổi đầu gây dựng quỹ cơm này kể: “Đội thanh niên tình nguyện 208 của chúng em có rất nhiều hoạt động trong năm như: Trung thu cho em, Xuân yêu thương, Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh… Nhưng những suất cơm đến với những bệnh nhân ở Bệnh viện Thận Hà Nội là ý nghĩa nhất. Chúng em chỉ mong giúp đỡ một chút nhỏ với những người đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chỉ mong san sẻ một chút khó khăn cho người bệnh ”. Cô sinh viên Đại học Luật quê Thanh Hóa này cho biết, từ miền quê nghèo ra Thủ đô học tập, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn đã giúp cô thêm động lực đến với những bệnh nhân nghèo.
Chị Hồ Thị Hằng, bệnh nhân đang phải chạy thận ở Bệnh viện Thận Hà Nội kể: “Mỗi tuần có 2 suất cơm miễn phí đến với tôi. Mỗi lần có thông báo nhận cơm, vì mệt, vì đông nên tôi chỉ ra lấy, chưa có thời gian để hỏi thăm hay cảm ơn những bạn trẻ ấy được. Tôi từ Nghệ An ra Hà Nội điều trị, giữa chốn thị thành không quen biết ai, lại nhận được những suất cơm nghĩa tình này, quả thật rất cảm động. Những người bệnh thận như chúng tôi, ăn uống kiêng cữ rất ngặt nghèo, đáng nói là những suất cơm ấy được họ làm phù hợp với căn bệnh này”.
Chị Hằng bị suy thận độ 4, không thể lao động kiếm tiền. Chồng chị chạy xe ôm, 2 đứa con trai thì một học cấp 3, một còn học tiểu học. Vì gia cảnh khó khăn quá mà con đầu của chị phải vừa học, vừa tham gia đội múa lân kiếm tiền. Từ ngày chị lâm trọng bệnh, hoàn cảnh kinh tế gia đình càng khó khăn hơn, vì thế mà một suất cơm nhỏ cũng làm món quà tinh thần rất lớn đối với chị. Kể với chúng tôi về những suất cơm ấy, chị Hằng rơm rớm nước mắt.
Người bệnh nhường nhau cơm
Ở nơi này, người phát cơm và bệnh nhân chẳng kịp tìm hiểu về nhau. Người lâm trọng bệnh nhiều việc phải lo. Người phát mỗi buổi như thế đến 60 suất ăn chỉ giới hạn trong 30-45 phút cũng chẳng có thời gian dừng lại mà hỏi han. Cho nên đến lúc chia tay họ vẫn không biết về nhau là chuyện thường.
“Quả thật không có thời gian để hỏi han thêm những người bệnh bởi quỹ thời gian bệnh viện cho phép rất ít. Bệnh nhân ở Bệnh viện Thận Hà Nội đông nhưng suất cơm chúng em lại có hạn. Tuy nhiên, điều em rất cảm động là chính người bệnh nhường nhau cơm. Có những người có điều kiện họ nói rằng nhường cho người khó khăn hơn. Có những người hôm trước nhận rồi họ nói người kia hôm trước chưa được. Tình cảm những người cùng cảnh ngộ vẫn dành cho nhau rất đáng quý”, Yên cho biết.
Trước đây nhóm tình nguyện này hoạt động ở chùa Linh Thông (Yên Hòa, Cầu Giấy) nhưng bếp nhỏ, mọi người phải kê gạch làm bếp ngoài sân. Mỗi khi trời mưa thì chiếc ô lớn duy nhất sẽ được dùng để che bếp. Người có thể mặc áo mưa hoặc để ướt, còn cơm và ruốc thì tuyệt đối không. Hơn 1 tháng nay, bếp cơm chuyển về chùa Cót (Yên Hòa, Cầu Giấy). Nhóm hoạt động cơm tình nguyện có 50 thành viên, khó khăn nhất là kinh phí hoạt động. Cả nhóm phải tỏa ra xin tài trợ, chính từ những nguồn tài trợ nhỏ này mà đội vẫn có thể duy trì hoạt động.
Yên kể: “Một chị (xin giấu tên) ở Đống Đa mỗi tháng đóng góp 1 triệu đồng. Không chỉ được các nhà hảo tâm ủng hộ về vật chất mà nhóm chúng em còn nhận được sự động viên rất lớn về mặt tinh thần, đặc biệt với trường hợp của chị Mai - giáo viên Trường THPT Đống Đa. Chị là một nhà tài trợ thân thiết với nhóm chúng em. Vào những tháng sinh viên về hè, thấy nhóm hoạt động neo người, chị không những góp công mà còn động viên cả con trai cùng tham gia. Ngoài ra, nhà chùa Linh Thông và chùa Cót đã hưởng ứng rất nhiệt tình hoạt động của chúng em”.
Đều đặn mỗi tuần 2 lần với những suất cơm nắm, gói ruốc nhỏ thôi, nhưng những người trẻ đã mang đến cho những bệnh nhân đang điều trị ở đây sự sẻ chia, cảm thông ấm áp tình người.
Nhóm tình nguyện giúp đỡ bệnh nhân nghèo làm việc không công, không quản mưa nắng. 15 tình nguyện viên chia thành các nhóm nhỏ như nhóm bếp, vo gạo, làm ruốc, kê bàn ghế và chuẩn bị dụng cụ để nắm cơm. Một thành viên của nhóm tình nguyện chia sẻ:“Mỗi buổi chúng em thường nấu khoảng gần 5 cân gạo, 3 cân thịt cho 42 đến 45 suất cơm. Công việc tuy không có gì nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mẩn trong mỗi nắm cơm, gói ruốc. Cơm phải dẻo, không quá khô, quá ướt để khi nắm sẽ không bị nứt hay vỡ vụn. Ruốc cũng không quá khô, nhạt để phù hợp với thể trạng của người mắc bệnh thận”.
Hà Phương
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 12 giờ trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 1 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.