Quy định mới cho phép sử dụng điện thoại trong lớp: Phụ huynh chỉ ngay ra điểm mấu chốt khiến trẻ đừng mơ mà xao nhãng học tập
Nói về việc học sinh có thể xao nhãng học tập vì sử dụng điện thoại, chị Ngọc Mai bày tỏ: "Nhiều người đang lo xa quá và chưa hề đọc rõ quy định".
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2020 và thay thế cho Thông tư số 12/2011 ngày 28/3 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT.
Thông tư 32 có một số quy định mới so với Thông tư số 12. Cụ thể trong Thông tư 12, ở Điều 41 về các hành vi học sinh không được làm nêu rõ: Cấm việc học sinh sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học. Tuy nhiên điều này được bỏ ở thông tư 32. Thay vào đó là việc: Học sinh được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học và được giáo viên cho phép.
Lý giải về điều này, ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), điều chỉnh này xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong giờ học.

Học sinh được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học và được giáo viên cho phép. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra còn một số thay đổi khác ở Thông tư 32 như như học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học; giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Phụ huynh, học sinh "sốt xình xịch" với quy định mới
Ngay sau khi có thông tin về quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học và được giáo viên cho phép", một cuộc tranh luận kịch liệt đã nổ ra những các bậc phụ huynh.
Những ý kiến phản đối
Rất nhiều người phản đối quy định mới này vì cho rằng, nó có thể khiến học sinh xao nhãng trong giờ học. Chị Phương (40 tuổi), có con gái đang học lớp 10 tại một trường cấp 3 ở quận Hà Đông, Hà Nội cho rằng: "Mình phản đối quy định này. Ai mà biết các con sử dụng học tập vào việc học hay lại lén lút nhắn tin, chơi game trong giờ. Chẳng hạn như cô bảo lấy điện thoại lên mạng tra thông tin gì đó, nhưng các con lại chát chít, rồi đến lúc cô xuống lại tắt đi thì sao.
Nói chung mình thấy việc cho học sinh sử dụng điện thoại có thể là con dao hai lưỡi, thiệt hại nhiều hơn lợi ích!".
Đồng quan điểm với chị Phương, anh Phú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng phản đối việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp. "Trước đây bị cấm mà các cháu vẫn lén lút sử dụng điện thoại ầm ầm. Giờ mà lại cho phép thì tôi thấy chẳng khác nào "thả hồ về rừng". Đã loạn nay còn loạn hơn.
Tôi lấy ví dụ về con gái tôi chẳng hạn. Cứ mỗi khi cháu ngồi vào bàn học là bố mẹ phải tịch thu điện thoại luôn, chứ không cháu rất dễ lên Facebook đọc tin tức rồi lại nhắn tin với bạn bè. Sự lơ là 1, 2 phút dần dần nó kéo dài cả tiếng đồng hồ. Thế là cháu lại xao nhãng học tập".

Về việc dùng điện thoại có thể giúp lên mạng tra cứu thông tin bài học, anh Phú đưa ra phương án thay thế: "Tôi nghĩ không cần dùng điện thoại trong giờ. Nếu muốn các con thảo luận về 1 đề tài nào đó, cô có thể cho con tìm hiểu vào buổi tối hôm trước. Hôm sau đến lớp, con chỉ cần lấy tài liệu đã chuẩn bị ra để thảo luận với bạn học. Giống như người lớn tham dự một buổi họp. Ai chẳng phải chuẩn bị tài liệu trước rồi đến lúc họp thì thuyết trình. Bạn có thấy ai vừa họp vừa lôi điện thoại ra xem thông tin không? Vì nó gây phân tâm, mất thì giờ".
Nhiều phụ huynh lạc quan và đồng tình
Bên cạnh những phụ huynh phản đối thì có không người bày tỏ sự đồng tình. Một trong số đó là chị Ngọc Mai - một bà mẹ có con học lớp 7 tại một trường THCS ở quận Tây Hồ. "Tại sao lại phản đối nhỉ? Tôi nghĩ việc dùng điện thoại cũng có lợi ích chứ. Bên cạnh việc tra cứu thông tin thì các con có thể chụp lại ảnh bài học nếu như chẳng may không chép kịp nội dung trên bảng. Con trai tôi bị cận, nhiều khi cháu không nhìn rõ cô viết gì. Nếu được lấy điện thoại ra chụp lại thì sẽ không bị mất kiến thức, lại không phải mượn vở bạn. Hoặc có đoạn nào cô giảng mà con thấy nhanh quá không hiểu thì con có thể ghi âm, về nhà nghe lại".
Về vấn đề nhiều phụ huynh lo rằng cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp có thể gây xao nhãng học tập, chị Ngọc Mai xua tay: "Tôi nghĩ các vị đó đang lo xa quá rồi và chưa hề đọc rõ quy định. Học sinh được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp là thật, nhưng phải vì mục đích phục vụ cho việc học. Quan trọng nhất là phải được giáo viên cho phép!
Có nghĩa là không phải các con được sử dụng tự do, sử dụng bừa phứa đâu! Về căn bản trong giờ học các con vẫn không được sử dụng, chỉ khi nào cô giáo cho phép thì mới được".

Một số phụ huynh khác sau khi đọc được quy định cũng hoàn toàn đồng tình với ý kiến của chị Ngọc Mai. "Quan trọng là phải được cô giáo cho phép. Đấy mới là điểm mấu chốt" - anh Vinh (TP.HCM) chia sẻ.
Các em học sinh nghĩ sao về quy định mới này?
Khi được hỏi cảm nghĩ về quy định mới, cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp, hầu hết các em học sinh đều tỏ ra hào hứng và đồng tình. Em Phương Anh, học sinh lớp 10 tại trường THPT Khoa học Giáo dục (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Cả lớp em đều rất hào hứng với việc này. Nhiều khi cô giáo hỏi một chủ đề nào đó nhưng chúng em đều không biết. Nếu được tra cứu thông tin luôn để cùng thảo luận thì em nghĩ không khí học tập sẽ sôi nổi hơn nhiều".
Phương Anh chia sẻ, lớp của em không bao giờ có hiện tượng lén sử dụng điện thoại trong lớp. Bởi vào mỗi đầu giờ học, cán bộ lớp sẽ cho vào tủ của cô giáo rồi khóa lại. "Nếu được sử dụng thì em nghĩ có thể cô sẽ trả điện thoại để chúng em sử dụng điện thoại vào mục đích học tập trong khoảng thời gian nhất định nào đó, xong thì thu lại", Phương Anh bày tỏ.
"Em nghĩ việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trên lớp để phục vụ việc học tập cũng có nhiều cái lợi. Thứ nhất là bọn em có thể chụp lại bài học, thứ hai là tra cứu thông tin. Về việc lén sử dụng điện thoại để chơi game, nhắn tin thì em nghĩ các thầy cô sẽ có cách quản lý. Bởi không phải bọn em được sử dụng tự do mà là phải được các thầy cô cho phép.
Em nghĩ có thể lúc cần dùng điện thoại thì học sinh được cầm máy lên, còn bình thường thì phải bỏ hết vào cặp chẳng hạn", em Nguyễn Minh - nam sinh lớp 11, hiện đang là lớp phó học tập tại một trường THPT ở Nam Định chia sẻ.
Thanh Hương

Thủ tướng: Khẩn trương điều tra, khắc phục vụ tai nạn nghiêm trọng ở Vĩnh Phúc
Xã hội - 2 giờ trướcSau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường đèo thị trấn Tam Đảo, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và Công an các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Xe tải bốc cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Thời sự - 2 giờ trướcKhoảng 19h00 ngày 26/4, tại Km 109+109 tuyến đường hướng Lào Cai – Nội Bài đã xảy ra một sự cố giao thông nghiêm trọng.

Vụ lật xe khách ở Tam Đảo khiến 3 người tử vong, nhiều người bị thương: 3 trường hợp được chuyển khẩn cấp về Bệnh viện Việt Đức
Pháp luật - 3 giờ trướcTrưa ngày 26/4, Bệnh viện Việt Đức cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 3 nạn nhân bị thương nặng trong vụ lật xe khách ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Di chuyển từ Hà Nội đi Tây Bắc dịp 30/4-1/5: Cao tốc, trạm nghỉ, lộ trình chi tiết người dân cần biết
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trong số những điểm đến nổi bật dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, vùng Tây Bắc – với khí hậu mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc – luôn có sức hút đặc biệt và được nhiều người dân lựa chọn. Để chuyến đi thêm trọn vẹn, việc nắm rõ các tuyến đường, điểm dừng chân và lưu ý di chuyển là điều không thể thiếu.

Chiêu thức lừa đảo mới đang bủa vây, hàng triệu người có thể mất số tiền cực lớn nếu không cảnh giác
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Một cuộc gọi chỉ reo 3 giây rồi tắt máy tưởng vô hại nhưng lại ẩn chứa nguy cơ mất tiền, đánh cắp thông tin cực kỳ nguy hiểm. Công an cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác trước chiêu lừa đảo nháy máy 3 giây đang lan rộng khắp mạng viễn thông.

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 8 giờ trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Ngày sinh Âm lịch của người được quý nhân chống lưng, sự nghiệp cứ thế mà thăng tiến
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này có sự nghiệp thăng tiến, cuộc sống dư dả nhờ sinh ra đã có quý nhân phù trợ.

Nữ quái đất mỏ sản xuất hơn 66.000 gói thuốc diệt cỏ giả bằng hạt nêm
Pháp luật - 9 giờ trướcTrong 2 tháng, Phạm Thu Thảo (34 tuổi) cùng 2 đồng phạm sản xuất 66.000 gói thuốc diệt cỏ giả bằng hạt nêm để bán ra thị trường, thu về số tiền gần 600 triệu đồng.

Thông tin mới vụ tai nạn khiến 3 người tử vong ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo các cơ quan chức năng về vụ tai nạn ô tô ở Tam Đảo khiến 3 người tử vong.

Nam sinh lớp 9 bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ ở trường
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Trong lúc diễn văn nghệ ở trường, nam sinh vô tình chạm tay vào khung sắt của sân khấu và lập tức bị điện giật. Sự việc xảy ra tại một trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), nạn nhân đã tử vong sau đó.

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?
Thời sựGĐXH - Nhận định mới nhất cho thấy miền Bắc và Bắc Trung Bộ có thể xuất hiện mưa rải rác hai ngày đầu nghỉ lễ, sau đó, trời nắng, ít mưa, nhiệt độ dễ chịu; Bộ Nội vụ đề xuất, từ 1/9 sẽ tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/người/tháng, gấp 2 lần so với hiện nay.