Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Thứ tư, 10:00 23/04/2025 | Sống khỏe

Rối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Vậy rối loạn thần kinh tim nên và không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết này nhé!

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim (hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật tim) là tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, khó thở, đau tức ngực nhưng không do bệnh lý thực thể của tim gây ra. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng của hệ thần kinh tự chủ (gồm thần kinh giao cảm và phó giao cảm) trong việc điều hòa hoạt động của tim.

Người mắc có thể gặp các triệu chứng sau:

- Tim đập nhanh, trống ngực, cảm giác tim bỏ nhịp.

- Khó thở, hụt hơi, đôi khi kèm theo cảm giác nghẹn ở cổ.

- Đau tức ngực không rõ nguyên nhân.

- Lo âu, căng thẳng, mất ngủ, dễ hoảng sợ.

- Hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh, đổ mồ hôi.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?- Ảnh 1.

Rối loạn thần kinh tim khiến người mắc bị tim đập nhanh, lo âu, căng thẳng

Thực phẩm người rối loạn thần kinh tim nên ăn Người bệnh rối loạn thần kinh tim nên ăn nhiều rau, trái cây chứa vitamin C, bổ sung vitamin B, chất xơ, tăng cường khoáng chất, điện giải, chất béo từ cá... Cụ thể lợi ích của từng loại thực phẩm này như sau:

Rau xanh, trái cây chứa vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa gốc tự do, giảm căng thẳng, thư giãn và hỗ trợ hệ thần kinh tim hoạt động ổn định. Vì thế, người mắc rối loạn thần kinh tim có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C từ thiên nhiên như cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi, súp lơ, việt quất, cà chua… vào chế độ ăn hàng ngày.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?- Ảnh 2.

Trái cây và rau xanh rất tốt cho người rối loạn thần kinh tim

Thực phẩm giàu vitamin B

Thiếu hụt vitamin B, nhất là vitamin B12, B9, B6 sẽ làm tăng tiết homocysteine - chất làm tăng nhịp tim, vì vậy bạn hãy ăn nhiều đồ ăn chứa vitamin B như bơ (dồi dào vitamin B6), ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, gạo lứt, quả óc chó, hạt điều, các loại đậu, chuối, bơ và măng tây… để góp phần ổn định nhịp tim nhé!

Các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn một cách đơn giản để bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày là không nên xay xát, vo gạo quá kỹ, dễ làm mất lớp vỏ cám của gạo. Bởi đây là một nguồn cung cấp vitamin B một cách tự nhiên cho cơ thể.

Thực phẩm chứa khoáng chất, điện giải

Khoáng chất và chất điện giải như canxi, magie, kali, natri… đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tín hiệu điện tim. Sự thiếu hụt các dưỡng chất này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim.

Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ khoáng chất, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau cải bó xôi, chuối, đu đủ, bơ, kiwi... Ngoài ra, khoai lang và khoai tây cũng là nguồn cung cấp kali dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?- Ảnh 3.

Hoa quả cung cấp kali, magie là thực phẩm người rối loạn thần kinh tim nên ăn

Bổ sung chất béo tốt từ omega-3

Omega-3 trong cá có tác dụng tốt trong việc giảm tần suất và mức độ rối loạn nhịp tim, giúp tim hoạt động ổn định hơn. Do đó, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3, đặc biệt là cá biển như cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, ít nhất 2 lần mỗi tuần.

Nếu không có các loại cá này, bạn có thể thay thế bằng cá biển nội địa hoặc cá nước ngọt như cá ao, cá hồ, cá sông. Khi chế biến, cần đảm bảo vệ sinh và lựa chọn phương pháp nấu phù hợp như luộc, hấp, kho hoặc rán theo sở thích.

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, để hỗ trợ giảm các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược là TPBVSK Ninh Tâm Vương.

Ninh Tâm Vương có chứa thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm giúp hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Nhờ đó mà Ninh Tâm Vương sẽ giúp hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực và tim đập nhanh.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?- Ảnh 4.

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh

Người bị tim đập nhanh nên sử dụng sản phẩm thảo dược Ninh Tâm Vương với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần. Khi nhịp tim ổn định thì có thể giảm liều 2 viên/ngày, chia 2 lần. Người bệnh tim đập nhanh cũng nên dùng kiên trì từ 3-4 tháng để đạt hiệu quả hỗ trợ ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng tốt hơn. Và theo khảo sát mới đây của Vneconomy, 96,2% người dùng đánh giá hài lòng về Ninh Tâm Vương

Thực phẩm người rối loạn thần kinh tim nên kiêng để tránh bệnh nặng hơn

Để cải thiện tình trạng rối loạn thần kinh tim, không chỉ cần bổ sung thực phẩm có lợi mà còn phải loại bỏ những thực phẩm gây hại. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm như:

Các loại đồ uống có nhiều caffeine

Sử dụng nhiều các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà đặc hay nước tăng lực có thể làm tăng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim do rối loạn thần kinh thực vật gây nên. Do đó, bạn cần giảm thiểu việc sử dụng các loại đồ uống này nếu đang bị tim đập nhanh

Rượu bia và đồ uống chứa cồn

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?- Ảnh 5.

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia gây tăng huyết áp

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia gây tăng huyết áp, do cơ thể mất nhiều nước làm mạch máu giãn nở. Đồ uống có cồn có thể làm rối loạn nhịp tim ở những người bình thường, do đó đối với người mắc rối loạn thần kinh tim nên hạn chế sử dụng bia rượu để làm giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin về chế độ ăn uống giúp cải thiện rối loạn thần kinh tim. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ ăn uống, bạn có thể sử dụng Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh.

Anh Thư

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Mẹ và bé - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Y tế - 5 giờ trước

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Khi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 1 ngày trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Top