Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là bệnh này!

Chủ nhật, 07:40 22/10/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Khi ăn lẩu, người Việt thường mắc một sai lầm lớn nhất là ăn lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn lâu, ăn nhiều và ăn nóng...

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!

GĐXH - 5 người nhập viện có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã xử trí xông dạ dày, thở oxy, bơm rửa đường tiêu hóa… theo phác đồ của cấp cứu ngộ độc.

Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, món ăn này ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng ít ai biết rằng ăn lẩu thường xuyên sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên đó là các cơ quan tiêu hóa, bao gồm: Cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng... và rối loạn dinh dưỡng. 

Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là ung thư! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

6 sai lầm cần tránh khi ăn lẩu để an toàn cho cả gia đình bạn

Ăn quá lâu

Người Việt thường có thói quen ăn lẩu sẽ lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện nên thường ăn lâu và ăn nhiều. Khi đó, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công suất trong thời gian dài, có thể mấy tiếng một lúc nên dễ rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tăng lượng cholesterol trong máu…

Trong quá trình ăn tầm 60 phút nên thay nước lẩu 1 lần để tránh thực phẩm đun lâu hàm lượng nitric tăng lên, vitamin bị phân hủy, biến chất gây hại cho cơ thể thậm chí là dẫn đến ung thư. Tốt nhất, bạn nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, mỗi tuần không nên ăn lẩu quá 1 lần.

Ăn đồ còn tái, sống

Nhiều người cho rằng ăn thịt chín tái thì đồ ăn sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Các chuyên gia cho rằng đây là thói quen nguy hiểm. Đồ ăn chưa chín có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, cực kỳ nguy hại cho hệ tiêu hóa. Nhất là với các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.

Ăn lẩu quá nóng

Rất nhiều người cho rằng ăn lẩu phải nóng, đồ ăn vừa gắp ra từ nồi nước lẩu đang sôi phải ăn ngay mới ngon. Thế nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50 - 60 độ C. Ăn đồ quá nóng dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản, tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển.

Ăn nóng, uống lạnh

Ngồi bên nồi lẩu nóng, ăn đồ chua cay khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Chính vì vậy mà nhiều người thích uống nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Thế nhưng cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày.

Việc ăn lẩu nóng, uống nước đá cùng lúc có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Ăn phải rau "bẩn"

Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là ung thư! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo, rau muống,... là những loại rau dùng phổ biến khi ăn lẩu. Tuy nhiên, khi rửa số lượng rau lớn bạn cần phải rửa cẩn thận, sạch sẽ. Nếu rửa không sạch, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm giun sán, nang sán, các vi khuẩn, virus nặng hơn là ngộ độc thức ăn.

Đặc biệt, bạn cần để ý tới các loại rau khác thường, rau dại. Rất nhiều loại rau dại mọc xen kẽ, có hình dáng na ná các loại rau bình thường dễ gây ngộ độc. Bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng các loại rau, đặc biệt là rau rừng, nấm…

Nước lẩu quá chua hoặc quá cay

Vị chua cay của lẩu được rất nhiều người yêu thích, nhất là vị lẩu Thái. Tuy nhiên, nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

Các chuyên gia cho biết khi ăn lẩu, bạn cần để ý tới trình tự ăn. Trước tiên bạn uống một chút nước ngọt hoặc nước ép, sau đó ăn tới phần rau và cuối cùng tới phần thịt. Như vậy dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Ai nên kiểm soát việc ăn lẩu?

- Thông thường, khi chế biến nước lẩu thường có các loại sa tế ớt, sả, gừng... để tăng độ hấp dẫn. Ngoài ra, trong gia vị để chấm lẩu cũng luôn có ớt và các loại gia vị. Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn lẩu nhiều. Các gia vị cay, nóng sẽ tác động khiến dạ dày bị đau trở lại.

- Phụ nữ đang mang bầu không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng, không tốt cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn lẩu có nhiều gia vị.

- Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại lẩu nhiều đạm mỡ (lẩu hải sản, lẩu lòng...)

- Với những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều lẩu, chỉ nên ăn lẩu với khoảng cách thời gian từ 1 tới 2 tuần một lần.

Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là ung thư! - Ảnh 4.

Những thực phẩm không nên ăn cùng lẩu

Ăn lẩu đúng cách cần chú ý đến việc kết hợp các loại rau củ, các loại thịt để không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Cần hạn chế nhúng các loại rau dễ gây ngộ độc như dọc mùng, giá đỗ, hoa thiên lý, nấm.

- Đối với lẩu hải sản: Không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua...có thể gây ngộ độc.

- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

- Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi vì khi kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

- Rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

- Không nhúng củ cải và mộc nhĩ cùng lúc vào nồi lẩu 2 loại này khi kết hợp với nhau trong nồi lẩu có thể sinh ra các hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.

Bất ngờ loại rau là "vũ khí" chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt NamBất ngờ loại rau là 'vũ khí' chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt Nam

GĐXH - Ở một số nước, cây tầm bóp trở thành "vũ khí" chống ung thư và bệnh tiểu đường, có khả năng kháng viêm, tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh.

Thực hư công dụng của loại cây được nhiều người "tín nhiệm" để chữa thận, nhưng lại chứa chất gây hại thận khủng khiếp, rất nhiều người không biếtThực hư công dụng của loại cây được nhiều người 'tín nhiệm' để chữa thận, nhưng lại chứa chất gây hại thận khủng khiếp, rất nhiều người không biết

GĐXH - Cỏ mực xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian, nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ tác dụng chữa suy thận bằng cây cỏ mực.

Bất ngờ công dụng của cá khoai, để chọn cá khoai ngon, không "tẩm hóa chất" cần biết điều nàyBất ngờ công dụng của cá khoai, để chọn cá khoai ngon, không 'tẩm hóa chất' cần biết điều này

GĐXH - Cá khoai rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường,…

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi

Sống khỏe - 29 phút trước

Bị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

Sống khỏe - 2 giờ trước

Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa

Sống khỏe - 19 giờ trước

SKĐS - Tiêu thụ thực phẩm tốt sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là năm loại thực phẩm thân thiện với đường ruột nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày…

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Chất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng ở phụ nữ

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng ở phụ nữ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính gây tử vong cao, các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, do đó bệnh thường được phát hiện muộn. Ngày càng có nhiều ca ung thư vòm họng ở nữ giới được ghi nhận và có xu hướng trẻ hóa.

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Quả mây là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, được yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Mặc dù có vẻ ngoài xù xì, gai góc, nhưng bên trong quả mây lại ẩn chứa một kho tàng dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Top