Sai lầm trong thói quen sinh hoạt khiến cả gia đình lây nhiễm HP
HP là loại vi khuẩn rất dễ lây nhiễm. 86% dân số nhiễm vi khuẩn HP là kết quả khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật vào 5/2019. Đi cùng với nó là tỉ lệ tái nhiễm HP ngày càng tăng cao khiến các bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP trở thành vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu bắt nguồn từ những sai lầm trong thói quen sinh hoạt của người dân.
Nỗi lo của mẹ Việt trước nguy cơ con bị nhiễm khuẩn HP ngay trong gia đình
Khi những số liệu về tình trạng nhiễm khuẩn HP ở nước ta được công bố, rất nhiều bà mẹ đã bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bởi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh dạ dày, tá tràng và tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày. Số liệu công bố tháng 5/2019 cho thấy tỷ lệ nhiễm HP chung ở nước ta là 85.9%, trong khi đó, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em dưới 8 tuổi lên đến 96.2%. Đây là một hồi chuông cảnh báo buộc mẹ phải có cái nhìn toàn diện hơn về nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình.

Nhìn lại những thói quen sinh hoạt, mẹ Việt có thể dễ dàng điểm mặt ngay những nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP như: ăn chung mâm, sử dụng chung chén nước chấm, dùng chung bàn chải đánh răng. Đối với trẻ nhỏ, nguy cơ đến từ những hành động của người lớn như hôn môi, mớm cơm, dùng răng xé nhỏ thức ăn cho trẻ hoặc môi trường đi học đông đúc, không đảm bảo vệ sinh. Mẹ lo cho bản thân một thì lo lắng cho con gấp nhiều lần, bởi không chỉ bố mẹ bị nhiễm HP sẽ lây cho con mà kể cả sau khi điều trị khỏi, trẻ vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm lại từ những thành viên khác nhiễm HP trong gia đình. Điều này trở thành 1 vòng luẩn quẩn điều trị - tái nhiễm không có hồi kết. Đáng ngại hơn, nếu trẻ dưới 8 tuổi bị đau dạ dày do HP đã điều trị kháng sinh nhưng không khỏi thì phải sống chung với HP đến khi 8 tuổi mới được tiếp tục điều trị.

PGS.TS. Hoàng Công Đắc, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E Trung ương, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh dạ dày, tá tràng chia sẻ thêm về nguy cơ tái nhiễm HP ở trẻ nhỏ: “Những thói quen xấu cũng góp phần làm nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ tăng cao ngay cả khi đã điều trị thành công. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tái nhiễm HP sau 12 tháng ở những trẻ đã được điều trị diệt HP thành công lên tới 55,4% ở nhóm trẻ 3-4 tuổi. Một số trẻ bị loét dạ dày tá tràng hoặc ở một vài trường hợp cá biệt, HP cũng gây ra một dạng u mô lympho trên lớp niêm mạc dạ dày (u MALT) khi trẻ lớn lên”.
Giải pháp giúp mẹ Việt giải tỏa nỗi lo cả gia đình nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có tính thích ứng cao, là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường acid dịch vị dạ dày. Chúng tồn tại chủ yếu ở phần sâu của lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày, tiết ra enzym urease gây độc cho tế bào niêm mạc. Bên cạnh đó, HP còn có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Các phác đồ đầu tay chỉ diệt trừ HP thành công trên 34,5% bệnh nhân, tương ứng với con số hơn 60% bệnh nhân bị thất bại khi dùng phác đồ này. Với trẻ nhỏ, quá trình điều trị nhiễm khuẩn HP gặp nhiều khó khăn hơn do phác đồ gồm 3-4 loại thuốc, chia ra uống 6-12 lần/ngày, dẫn đến việc bố mẹ khó theo dõi, nhắc nhở con uống thuốc đúng giờ.
Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình và ngăn ngừa tái nhiễm cho cả người lớn và trẻ nhỏ là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Với những kinh nghiệm của mình, PGS.TS. Hoàng Công Đắc đã đưa ra các biện pháp mà cha mẹ Việt có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn HP trong gia đình:
Về vấn đề vệ sinh:
1/ Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cũng như tiếp xúc trực tiếp với trẻ;
2/ Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, dụng cụ chế biến sạch sẽ;
3/ Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống: gắp chung tô canh, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén gia vị, uống chung ly nước, hôn, thơm, mớm thức ăn cho trẻ;
4/ Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân;
5/ Trong gia đình có người lớn nhiễm HP nên hạn chế nấu ăn, nêm nếm, đút thức ăn để tránh lây nhiễm.
Về mặt điều trị:
Với trẻ dưới 8 tuổi, PylopassTM chính là biện pháp giúp trẻ chung sống hoà bình cùng vi khuẩn HP, thậm chí có thể điều trị âm tính. PylopassTM là tên của chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17648 đã phun sấy khô. Đây là sáng chế vĩ đại của Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang - Giáo sư về vi sinh và sinh học phân tử tại đại học Kỹ thuật Berlin. Khi sử dụng qua đường uống, cấu trúc đặc hiệu giúp PylopassTM nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đều chỉ ra tác dụng phòng ngừa lây nhiễm HP của PylopassTM . Theo đó, sử dụng PylopassTM 1 năm 2 lần, cách nhau 6 tháng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HP, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình.

Quá trình PylopassTM nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP để gắn kết và thải trừ
Hiện nay, PylopassTM đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới và ngày càng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng lây nhiễm vi khuẩn HP. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 10 nghiên cứu lâm sàng trên thế giới chứng minh tác dụng PylopassTM . Gần đây nhất, PylopassTM được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn tại Châu Âu và Hoa Kì.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày. ![]() Bộ sản phẩm TPBVSK DeHP dạng viên và DeHP Kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. |
PV

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 3 giờ trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?
Sống khỏe - 3 giờ trướcBạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh
Sống khỏe - 5 giờ trướcVitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 21 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.