Sau vụ trẻ sơ sinh bị rơi qua cửa sổ xuống chân chung cư: “Lộ” lối sống buông thả của một bộ phận sinh viên
GiadinhNet - Vụ việc nữ sinh viên của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội mang bầu, sinh con, rồi để con rơi từ tầng cao tòa nhà xuống một lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo về lối sống của một bộ phận sinh viên thời nay.

Các bạn trẻ cần được trang bị kỹ năng sống, tránh để lại hậu quả khôn lường. Ảnh minh họa: T.L
Hiện tượng đau lòng khi sinh viên mang bầu
Việc một nữ sinh viên 21 tuổi, tự sinh con trong nhà vệ sinh rồi để con rơi từ tầng 31 xuống chân chung cư khiến nhiều người rùng mình.
Theo tìm hiểu của PV, nữ sinh viên trên có tên V.A hiện đang theo học tại Trường ĐH Văn hóa. Gần đây, sinh viên này xin nghỉ học vì lý do bị ốm. Cả giáo viên và bạn bè của V.A đều không hay biết thông tin cô có thai. Cũng theo nhà trường, thời gian qua, sinh viên V.A vẫn tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Cô là người hát hay, múa giỏi, từng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen vì tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Trong quá trình học tập, nữ sinh này không vi phạm kỷ luật gì.
Đây không phải trường hợp đầu tiên, bởi trước đó cũng từng xảy ra sự việc sinh viên tại Hà Nội ném con mới sinh từ tầng 3 xuống đất… Ngoài ra, các con số thống kê hàng năm về tình hình nạo, hút thai ở giới trẻ nước ta đang có chiều hướng gia tăng về số lượng và giảm về độ tuổi. Điều này cho thấy, một quan niệm sống cởi mở đến mức xô bồ đã xuất hiện ngày càng nhiều ở sinh viên hiện nay. Hàng năm, có đến hàng nghìn sinh viên bị đình chỉ học, buộc thôi học vì thành tích học tập kém, vướng vào tệ nạn xã hội. Trong đó, một phần không nhỏ sinh viên có tư tưởng ham chơi, mải yêu đương.
Cảm thấy đáng tiếc cho trường hợp sinh viên nói trên, nhưng chỉ ra một thực tế đáng báo động trong bộ phận sinh viên hiện nay, lãnh đạo một trường đại học ở Hà Nội (không tiện nêu tên) chia sẻ: “Câu chuyện sinh viên mang bầu không phải là hiếm. Từ các học sinh học giỏi, ngoan ngoãn được cha mẹ, thầy cô “kèm chặt” ở bậc phổ thông, khi lên đại học lại xuất hiện tư tưởng vào đại học để chơi, để tha hồ yêu đương… Đây là tư tưởng phổ biến và khiến lãnh đạo các trường phải “đau đầu”. Các em sống xa gia đình, nhiều em không có sự kiểm soát nên dễ bị cám dỗ, chạy theo trào lưu xấu dẫn đến ảnh hưởng việc học”.
“Gà mờ” vì thiếu kỹ năng sống?
Nguyên nhân vụ việc nữ sinh viên V.A đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Song theo các chuyên gia tâm lý, cuộc sống sinh viên hiện nay xa gia đình, trong khi nhiều bạn trẻ có suy nghĩ thoáng trong tình yêu và tình dục, nhưng lại chưa có đủ kiến thức để tự bảo vệ mình. Điều này dẫn đến những hậu quả đau lòng, những sinh viên ở độ tuổi đủ nhận thức, nhưng lại lâm vào hoàn cảnh bế tắc, hành động dại dột.
Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, nghiên cứu về tâm lý học sinh, sinh viên, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, không chỉ ở lứa tuổi sinh viên, tình trạng quan hệ tình dục sớm ở học trò, đặc biệt là lứa tuổi học sinh từ lớp 9 trở lên cũng khá nhiều. Nguyên nhân là do cách sinh hoạt hiện nay của người trẻ cũng đã cởi mở hơn, không gò bó như trước. Giới trẻ tiếp cận, phát triển giới tính nhiều thông qua nhận biết từ xã hội, phim, ảnh…
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, giới trẻ hiện nay phát triển sớm, song việc giáo dục giới tính cho học sinh dù đã được bắt đầu từ cấp 2, nhưng lại chưa có hiệu quả, đặc biệt ở vùng nông thôn. Rào cản khiến việc giáo dục giới tính không hiệu quả đó xuất phát nhiều từ phía giáo viên dạy môn này, trong Chương trình phổ thông mới chỉ dừng lại ở các tiết học ngoại khóa. Còn ở phạm vi gia đình, thời gian dành cho con cái ngày càng ít đi, ít có những chia sẻ, định hướng giúp con em mình vượt qua giai đoạn mất phương hướng này. Thậm chí, phụ huynh còn né tránh những vấn đề về giới tính khi con cái hỏi.
TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm: “Có một bộ phận sinh viên hiện nay còn xuất hiện lối sống buông thả: Thích đi chơi, tụ tập, rượu chè, cờ bạc... không màng đến việc học. Một số em nghỉ học, ham chơi, sa đà vào tệ nạn xã hội. Theo đó, để hạn chế, cần giáo dục cho các em tấy mục đích về con đường học tập rõ ràng, sinh viên sẽ có lý tưởng riêng cho mình và sẽ tranh thủ thời gian mọi lúc, mọi nơi để học tập”.
Quang Anh

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng
Thời sự - 13 phút trướcGĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sống - 37 phút trướcGĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an
Giáo dục - 1 giờ trướcNăm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 11 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 12 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 14 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 15 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.