Sĩ tử Hà Nội hồi hộp trước giờ thi Lịch sử
Lần đầu tiên Hà Nội tổ chức thi môn Lịch sử vào lớp 10 công lập, nhiều thí sinh lo lắng, tập trung ôn luyện đến sát giờ thi.
8h ngày 3/6, hơn 85.000 thí sinh Hà Nội bước vào môn thi Ngoại ngữ, kết hợp tự luận và trắc nghiệm. Sau 60 phút làm bài, các em được nghỉ nửa tiếng để thi môn cuối cùng Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm. Môn này được công bố muộn nhất vào đầu tháng 3, đến đầu tháng 5 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mới giới thiệu 24 bộ đề ôn tập nên nhiều thí sinh cảm thấy áp lực.

Thí sinh tranh thủ ôn bài tại điểm thi trường Nguyễn Thị Minh Khai sáng 3/6. Ảnh: Tú Anh
Tại điểm thi THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Bắc Từ Liêm), nhiều em đã có mặt từ 6h30, ngồi tụm lại trên những hàng ghế đá để ôn lại môn Tiếng Anh và Lịch sử. Dưới cái nắng chói chang đầu ngày, phụ huynh đứng ngoài cổng trường, dõi theo quan sát con trong điểm thi.
"Trước khi Sở công bố, em luôn nghĩ sẽ thi Giáo dục công dân vì môn Sử khó học thuộc, khô khan và lượng kiến thức cũng nhiều", Đỗ Phương Nhi (THCS Nghĩa Tân) nói. Sau khi biết Sử là môn thi thứ tư, Nhi đăng ký học thêm Sử mỗi tuần một buổi 2 tiếng do một cô giáo trường chuyên THPT tổ chức.
Những ngày học đầu, cô giáo dành thời gian dạy lại kiến thức lớp 9 vì biết từ đầu năm đa số học sinh không chú trọng bộ môn này. Sau khi đi nhanh qua chương trình học, cô giáo bắt đầu cho lớp luyện đề, kiểm tra sát sao việc học thuộc từ khóa, các mốc sự kiện.
Áp lực vì thi Lịch sử, Nhi không dám lơ là các buổi học. Gần đến ngày thi, sau khi ôn luyện Toán, Văn, Anh đến 11h đêm, nữ sinh vẫn học thêm Lịch sử đến 1h sáng. Ở bộ môn này, Nhi lo lắng nhất phần sử thế giới.
Dù đã được cô ôn luyện kỹ, cựu học sinh THCS Nghĩa Tân vẫn cảm thấy hồi hộp. "Mặc dù Sử là môn hệ số 1, nhưng em không dám chủ quan, làm mất cơ hội vào trường THPT Cầu Giấy", Nhi nói.
Ngồi trong sân trường THCS Dịch Vọng đợi đến giờ làm thủ tục thi sáng 1/6, Lê Hoàng (THCS Nghĩa Tân) chăm chú đọc tài liệu môn Lịch sử. Hoàng đăng ký thi chuyên Toán - Tin của trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội, nhưng dự đoán kết quả không khả quan. Trước ngày thi vào lớp 10 công lập, Hoàng lo lắng cho Lịch sử vì thời gian qua mải ôn thi chuyên nên phớt lờ môn này.
"Sau khi thi chuyên, em dành toàn bộ thời gian để học Lịch sử. Việc thi chuyên không tốt đã khiến em xấu hổ, nếu giờ vì Lịch sử mà trượt cấp 3 công lập thì em sẽ không dám ra đường gặp mọi người", Hoàng nói.
Bên cạnh những gương mặt âu lo, vẫn có nhiều thí sinh tự tin trước ngày thi Lịch sử. "Ban đầu khi biết thi Lịch sử, em rất bối rối. Nhưng sau một thời gian tập trung học, em thấy môn học cung cấp kiến thức bổ ích nên lại thấy thích", Nguyễn Trà Vy (cựu học sinh THCS Mai Dịch) nói.
Nữ sinh học thêm Lịch sử mỗi tuần một buổi kết hợp nghe giảng trên lớp, hoàn thành bài tập về nhà cô giáo giao. Để thêm phần chắc chắn, Vy thường ôn luyện môn Lịch sử trên trang ViettelStudy. Với lượng kiến thức đã tích luỹ được trong thời gian qua, nữ sinh hy vọng sẽ đạt được 6-7 điểm.
Đối với Hà Minh (THCS Dịch Vọng), Lịch sử không phải môn hóc búa như Toán, Lý, Hóa, nhưng yêu cầu học sinh phải chăm chỉ, dành nhiều thời gian ôn luyện. "Chỉ với 3 môn Toán, Văn, Anh, số lượng kiến thức đã rất nặng nên phải học thêm kiến thức lớn của môn Sử sẽ khiến nhiều bạn sợ hãi", Minh chia sẻ.

Để không bị áp lực, Minh tóm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ tư duy. Đầu tiên, em đọc lại một lượt nội dung, tô đậm ý chính (gồm mốc thời gian, địa điểm, nội dung chính của sự kiện) trong bài. Sau đó, em trình bày lại ý chính đó dưới dạng sơ đồ kèm hình ảnh minh họa hoặc tô màu cho thêm phần bắt mắt.
Từ khi học theo phương pháp này, mỗi khi ôn Sử, chỉ cần liên tưởng đến những hình vẽ trong sơ đồ tư duy là Minh sẽ nhớ lại kiến thức. "Cách học này mất thời gian hơn học thuộc vì vừa phải đọc vừa phải vẽ, lại nhưng giúp em nhớ lâu, có cảm hứng học Sử", thí sinh thi vào trường THPT Cầu Giấy chia sẻ.
Đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Cầu Giấy, Trần Thuỳ Linh (THCS Phú Đô) thường dậy từ 5h để học thuộc Sử. Em không đăng ký học thêm vì nghĩ chỉ cần nắm chắc kiến thức trên lớp là đủ. Mỗi khi có thời gian rảnh, em sẽ cùng bạn học thuộc, kiểm tra chéo. Tối về, Linh dành 1-2 tiếng tiếp tục luyện đề.
Gần 3 tháng ôn luyện, Linh tin có thể làm được bài thi, nhưng vẫn hồi hộp khi lần đầu tiên thành phố tổ chức thi Lịch sử để tuyển sinh vào lớp 10 công lập.

Toàn thành phố Hà Nội có 85.870 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập (tính cả thí sinh được xét tuyển thẳng). Tổng chỉ tiêu vào các trường công lập và công lập tự chủ là 67.230, trường ngoài công lập là 21.820. Số còn lại phải học trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học nghề.
Sau mấy chục năm chỉ thi Toán, Ngữ văn, năm nay lần đầu tiên thí sinh sẽ thi 4 môn gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Trong đó Toán, Ngữ văn là tự luận, Ngoại ngữ kết hợp trắc nghiệm và tự luận, Lịch sử thi trắc nghiệm.
Theo VnExpress

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách
Xã hội - 3 phút trướcNgày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được in trên mặt trước của thẻ thể hiện rõ thời điểm thẻ bắt đầu có hiệu lực sử dụng từ ngày nào. Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP?

Trường Đại học Việt Nhật công bố quy đổi điểm trúng tuyển 2025 bằng các phương thức xét tuyển
Giáo dục - 45 phút trướcGĐXH - Trường Đại học Việt Nhật công bố việc quy đổi điểm tương đương mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025. Việc quy đổi được áp dụng với ba phương thức gồm: xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, sử dụng điểm SAT và kết quả thi đánh giá năng lực (HSA).

Điểm sàn xét tuyển 2025 trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo dục - 48 phút trướcGĐXH - Trường Đại học Luật Hà Nội công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên nhân bất ngờ vụ xe máy sụt 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNgay sau sự cố xe máy bất ngờ sụt 'hố tử thần' ở Hà Nội, đơn vị quản lý đã đào đường để tìm nguyên nhân. Kết quả sơ bộ ban đầu xác định do hở đường ống cấp nước sạch D100.

Tai nạn hầm lò trong đêm, hai công nhân ở Quảng Ninh thương vong
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình làm công việc củng cố chống dặm, thu hồi than lò DVT, hai công nhân khai thác hầm lò thuộc Công ty Than Mạo Khê - TKV không may gặp tai nạn khiến anh Nguyễn Văn T. tử vong, còn anh Lương Văn Đ. bị thương.

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'
Đời sống - 1 giờ trướcGần 20 năm kiên cường vượt lên số phận, người vợ liệt sĩ Đoàn Đức Thắng - nguyên Phó Hải đội trưởng quân sự Hải đội 101 (nay là Hải đoàn 11 – Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) đã không ngừng cố gắng bước tiếp, gánh vác cả phần chồng nuôi dạy con trưởng thành.

Cựu binh đau đáu lời hứa với đồng đội, 20 năm tìm được 21 hài cốt liệt sĩ
Đời sống - 3 giờ trướcSuốt 20 năm qua, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Thiện Tỉnh đã trở lại chiến trường xưa không biết bao nhiêu lần để tìm kiếm hài cốt những đồng đội hy sinh trên tuyến lửa Quảng Trị.

Khởi tố vụ tai nạn thảm khốc khiến 25 người thương vong ở Hà Tĩnh
Pháp luật - 3 giờ trướcCơ quan chức năng Hà Tĩnh khởi tố vụ tai nạn lật xe khách khiến 10 người chết, 15 người bị thương.

Công an Quảng Ninh nhận đỡ đầu cháu bé sống sót vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long
Đời sốngThay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, Thiếu tướng Trần Văn Phúc đã trao số tiền hỗ trợ 200 triệu đồng và chính thức nhận đỡ đầu cháu Minh cho đến khi trưởng thành.