Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh con sau 10 năm hiếm muộn

10 năm kết hôn không có con, là dâu cả, chị Thủy sợ hãi những lần về quê ăn Tết bởi ai cũng hỏi.

Năm nay thì khác. Ngày 18/9, chị Thủy chuyển dạ. Bé trai chào đời nặng 3 kg, được đặt tên là Trần Quang Sáng.

"Tết năm nay sẽ là cái tết trọn vẹn và khác biệt nhất khi có thêm tiếng trẻ thơ", hai vợ chồng chia sẻ.

Anh Trần Viết Đoàn là quân nhân, chị Trần Thanh Thủy là giáo viên, cùng 35 tuổi, kết hôn tháng 6/2011. Do tính chất công việc, hai vợ chồng thống nhất sinh con luôn ngay sau kết hôn bởi anh Đoàn có khi cả năm mới được về. Chờ mãi không có tin vui, chị Thủy nhạy cảm hơn với mọi lời hỏi thăm. Sợ bị nhắc "đừng mải làm ăn, đẻ con đi", chị cũng hạn chế về quê.

Khó khăn lớn nhất suốt quãng thời gian ấy là hai vợ chồng phải sống xa nhau. Anh Đoàn còn là con cả nên áp lực cứ ngày một lớn.

Có bệnh thì vái tứ phương. Hai vợ chồng đến phòng khám, thử thuốc nam, đông y và làm ba lần IUI (thụ tinh nhân tạo) nhưng không thành. Việc điều trị dần đi vào bế tắc khi bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây hiếm muộn.

Tháng 9/2019, vợ chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm, trực tiếp thăm khám và chỉ định làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Bác sĩ cũng động viên hai vợ chồng cần phải chữa bệnh "tinh thần" trước. May mắn, chị Thủy thành công, đậu thai ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên nhưng cần phải theo dõi thêm.

Sinh con sau 10 năm hiếm muộn - Ảnh 1.

Bác sĩ Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, chúc mừng gia đình sau khi em bé chào đời khỏe mạnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vô sinh, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân như tinh trùng yếu, kém, tỷ lệ dị dạng cao hoặc rối loạn buồng trứng, tắc vòi trứng bệnh tử cung, rối loạn phóng noãn (rụng trứng), niêm mạc tử cung mỏng hoặc viêm lộ tuyến... Trong các cặp vợ chồng vô sinh, 40% do vợ, 30% do chồng, 20% do cả hai và 10% không rõ nguyên nhân.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. WHO cũng chỉ ra Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn. Ước tính cả nước hiện nay có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị.

Kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng phát triển. Hiện có nhiều phương pháp điều trị như thụ tinh nhân tạo (IUI) bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Các trường hợp vô tinh do tắc nghẽn sẽ được áp dụng phương pháp PESA, chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da. Trường hợp vô sinh không do tắc nghẽn phù hợp để triển khai phương pháp TESE hoặc Micro TESE.

Cộng đồng ngày nay cũng cởi mở hơn đối với người vô sinh, hiếm muộn. Nhiều gia đình không còn mặc cảm, chủ động tìm đến bác sĩ điều trị.

Bác sĩ khuyên vợ chồng nên khám tiền hôn nhân để kiểm tra khả năng sinh sản và điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, đảm bảo an toàn trước khi mang thai.

Sinh con sau 10 năm hiếm muộn - Ảnh 2.

Ôm con trai vào lòng, vợ chồng anh Đoàn, chị Thủy mãn nguyện, trút được mọi khó khăn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

"Mười năm, tôi chỉ chờ được nói một câu 'có thai rồi'", chị Thủy nhớ lại giây phút thử que lên hai vạch. Từ hôm đó, cuộc sống hai vợ chồng như bước sang trang mới. Tết 2020 cũng là tết đầu tiên chị không áp lực chuyện con cái khi về quê với họ hàng.

Thời gian chị mang thai rơi vào thời gian cả nước chống dịch Covid-19. Anh Đoàn phải thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị nên chỉ gặp vợ được một lần trong 9 tháng thai kỳ. Hàng ngày, anh tranh thủ gọi điện về nhà động viên vợ, dặn gia đình nội ngoại hỗ trợ, giúp đỡ. May mắn, chị Thủy mang thai khỏe mạnh nên anh cũng yên tâm công tác.

Ngày 18/9, chị Thủy chuyển dạ. Ngồi chờ phía bên ngoài phòng mổ, anh Đoàn không giấu được lo lắng, hồi hộp.

"Mãi đến lúc điều dưỡng viên gọi tên, cho bố được ngắm con, tôi vẫn nghĩ mình đang mơ", anh Đoàn nói.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top