Sở Công thương Hà Nội đề nghị chuyển tài liệu cho công an để điều tra về công ty truyền thông có dấu hiệu huy động vốn theo mô hình đa cấp
GiadinhNet - Huy động vốn kinh doanh dưới dạng hợp đồng góp vốn bằng tài sản, trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo mô hình đa cấp, người vào trước sẽ được cắt % lợi nhuận từ người vào sau..., một công ty truyền thông đa phương tiện ở Hà Nội đang có dấu hiệu lôi kéo hàng trăm người tham gia đầu tư tài chính theo mô hình đa cấp.
Huy động vốn kiểu đa cấp
Trong vai nhà đầu tư muốn tham gia góp vốn kinh doanh, sau nhiều lần liên lạc, chúng tôi được nhân viên của một công ty truyền thông đa phương tiện ở Hà Nội mời đến tham dự buổi hội thảo tại văn phòng ở quận Hà Đông (Hà Nội). Ông L. - Giám đốc phát triển thị trường của công ty A. dò hỏi chúng tôi một cách cẩn thận. Sau khi biết chúng tôi được người quen giới thiệu, ông L. mới hết cảnh giác.
Để thuyết phục các nhà đầu tư, ông L. đưa ra viễn cảnh đầu tư siêu lợi nhuận khiến ai nghe cũng cảm thấy hấp dẫn. Theo đó, nếu đầu tư góp vốn tài sản vào công ty, người tham gia sẽ được hưởng lãi suất siêu lợi nhuận, còn cao hơn cả ngân hàng mà lại được đảm bảo. Lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ tăng theo cấp số nhân, nếu giới thiệu được càng nhiều người tham gia.
Theo lời giới thiệu của ông L., công ty của ông hoạt động về lĩnh vực quảng cáo. Bất kỳ người dân nào, từ lớn bé, già trẻ cũng có thể trở thành nhà đầu tư của công ty, khi ký hợp đồng góp với công ty một màn hình ti vi trị giá 12 triệu đồng. Theo đó, những màn hình này được công ty sử dụng treo ở các nhà hàng, quán cafe, cầu thang máy, siêu thị, các trung tâm công cộng… để khai thác quảng cáo.
Người tham gia sẽ được công ty chia sẻ lợi nhuận 1,6 triệu đồng/tháng, trong vòng 1 năm. Trong đó, bao gồm 800.000 đồng/tháng lợi nhuận từ quảng cáo mang lại và 800.000 đồng tiền khấu hao tài sản công ty chi trả cho người tham gia. Kể từ thời điểm góp vốn (mua ti vi - PV), người tham gia được coi là một cộng tác viên (CTV) của công ty. Sau một năm khai thác, màn hình ti vi này sẽ thuộc về công ty.

“Sau khi góp 12 triệu đồng mua ti vi, quyền lợi của anh chị được hưởng là tiền khấu hao tài sản 800.000 đồng/tháng x 12 tháng, tổng là 9.600.000 đồng; khoản thứ 2 là tiền lợi nhuận từ quảng cáo 800.000 đồng/tháng x 12 tháng là 9.600.000 đồng, tổng 2 khoản công ty sẽ trả cho người tham gia là 19.200.000 đồng/1 năm… Như vậy, so với số vốn bỏ ra thì lãi suất là 5%/tháng, 60%/năm, đây là lợi nhuận quá cao so với ngân hàng…”, ông L. nói.
Cũng theo ông L., trường hợp CTV tuyển thêm được một người tham gia với công ty thì sẽ được hưởng trực tiếp 700.000 đồng và 160.000 đồng/mỗi tháng tính từ lợi nhuận quảng cáo của người tham gia mà CTV đó trực tiếp tuyển. Càng giới thiệu được nhiều người tham gia, số tiền chiết khấu càng tăng cao. CTV được thăng cấp lên Trưởng nhóm khi tuyển dụng trực tiếp được 6 thành viên.
Cứ như vậy, Trưởng nhóm được hưởng 25% lợi nhuận từ các CTV trực tiếp tuyển ra và 20% lợi nhuận từ các CTV khác ở trong nhóm. Trưởng nhóm sẽ được thăng cấp lên Phó ban khi tuyển dụng, phát triển được 6 nhóm trực thuộc. Tương tự, Phó ban sẽ được thăng tiến lên làm Trưởng ban khi phát triển được 6 Phó ban.
Ông L. cho biết, công ty mới hoạt động được một thời gian ngắn nhưng đã thu hút được hàng trăm người tham gia, số màn hình mà người dân góp với công ty đã lên đến con số hàng nghìn.
Anh Duy (một trong những người tham gia góp vốn với công ty A.) cho biết mình đã lên hàm Phó ban. Trước những lợi nhuận mà công ty mang lại, anh Duy đi chia sẻ với mọi người và chưa có trường hợp nào từ chối (?).
Công ty góp vốn chứ không phải huy động vốn?
Tại buổi làm việc với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông A.H - Giám đốc Công ty A. từ chối phát ngôn về sự việc. Lý giải cho việc huy động vốn theo mô hình đa cấp, tại buổi làm việc, ông H.C - cán bộ phát triển thị trường của công ty cho rằng, công ty ký hợp đồng với người dân là hợp đồng góp vốn bằng tài sản chứ không phải là công ty huy động vốn.
Theo ông C., hợp đồng góp vốn của Công ty A. ghi rõ nội dung góp vốn bằng tài sản là một màn hình ti vi trị giá 12.000.000 đồng và các khoản lợi nhuận mà người tham gia có thể nhận được rất rõ ràng. Do đó, việc người dân tham gia là tự nguyện chứ không ép buộc. Trường hợp người dân không thích thì có thể từ chối…
Ông C. khẳng định, Công ty A. đã triển khai lắp đặt nhiều màn hình quảng cáo tại Hà Nội và 12 tỉnh, thành lân cận. Các màn hình ti vi được Công ty A. đặt và nhập khẩu trực tiếp ở nước ngoài. Thế nhưng, khi PV đề nghị công ty cung cấp địa điểm lắp đặt và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu ti vi thì ông C. từ chối và cho biết ông không được quyền cung cấp.
Có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp
Trước những tài liệu mà PV Báo Gia đình & Xã hội cung cấp, lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội khẳng định, việc kinh doanh của Công ty A. có dấu hiệu của loại hình kinh doanh đa cấp. Theo đó, tại văn bản số 3037/SCT-QLTM do ông Chu Xuân Kiên – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội ký ngày 20/6 gửi Báo Gia đình & Xã hội thể hiện, Công ty A. không có trong danh sách doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Công văn này khẳng định, tính đến ngày 20/6/2018, Sở Công thương Hà Nội chưa cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn Hà Nội cho Công ty A..
Trước những tài liệu PV cung cấp như: Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh, hợp đồng góp vốn bằng tài sản, biên bản bàn giao thiết bị hiển thị quảng cáo, Sở Công thương Hà Nội khẳng định, Công ty A. có dấu hiệu thực hiện kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc huy động cá nhân góp vốn bằng tài sản là thiết bị hiển thị quảng cáo trị giá 12 triệu đồng.
Theo Sở Công thương Hà Nội, công ty này có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa và thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đó, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Công văn nhấn mạnh: "Tại Điều 217a (Bộ luật Hình sự 2015) - Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định: Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc hoạt động không đúng với nội dung Giấy chứng nhận có thể bị phạt tiền tối đa đến 5 tỷ đồng, phạt tù tối đa đến 5 năm tù. Trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, Sở Công thương Hà Nội đề nghị PV Báo Gia đình & Xã hội cung cấp tài liệu cho Công an TP Hà Nội hoặc Bộ Công an để điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm và xử lý theo thẩm quyền".
Theo luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng. Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày12/3/2018 của Chính phủ về quản lý kinh doanh theo phương thức đa cấp. Trường hợp, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh đa cấp nhưng không đăng ký kinh doanh đa cấp, không đáp ứng các điều kiện kinh doanh đa cấp nhưng lại thu hút vốn theo hình thức đa cấp thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Luật sư Đặng Văn Cường nói: “Nếu doanh nghiệp thu hút vốn của cá nhân, tổ chức khác nhưng sử dụng tiền không đúng mục đích, có dấu hiệu dùng lãi suất để dụ dỗ người tham gia góp vốn sau đó mất khả năng thanh toán thì hành vi có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Đỗ Lực

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 1 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 2 giờ trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Nam Định: Bắt hai đối tượng trộm xe đạp điện của người dân đi làm ruộng
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định chi biết, Công an xã Mỹ Hà, TP Nam Định đang điều tra làm rõ vụ trộm cắp trên địa bàn, bảo vệ an toàn tài sản của nhân dân

Quảng Bình: Phá chuyên án mua bán hơn 30.000 viên ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Tiến hành "đánh án", lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp. 3 đối tượng liên quan đến vụ án bị bắt giữ.

Triệt phá đường dây cung cấp xyanua, thuốc nổ cho vàng tặc
Pháp luật - 7 giờ trướcNgày 2/4, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn.

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 14 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.