Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A
GĐXH - Bệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường bị suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A
Thời tiết mưa rét tại miền bắc nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, trong đó có cúm A. Theo thông tin từ Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện tại, khoa đang điều trị hàng chục người bệnh cúm A trong tình trạng bệnh nặng, đã biến chứng, một số trường hợp phải thở oxy.

Ảnh: BVCC
Người bệnh B.V.T (68 tuổi ở Sông Lô, Vĩnh Phúc) nhập viện từ ngày 03/02 trong tình trạng mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, sốt cao, ho nhiều, khó thở, tím tái, đau tức ngực, tiểu cặn, gầy sút cân, phù nhiều hai mu bàn chân. Được biết, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.
Qua thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc cúm A, biến chứng viêm phổi. Do tuổi cao sức yếu và có nhiều bệnh nền, tình trạng của người bệnh rất yếu, phải thở oxy.
Sau 5 ngày điều trị, tuy vẫn phải thở oxy nhưng tình trạng của người bệnh đã khá hơn, người bệnh tiếp xúc tốt, đỡ mệt, ăn tốt hơn, không còn tình trạng phù.
Một trường hợp biến chứng phổi do cúm A khác là người bệnh H.T.H.H (45 tuổi ở Văn Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ). Người bệnh có các biểu hiện sốt cao, gai rét kèm theo có đau đầu, đau mỏi cơ khớp, đã tự điều trị tại nhà ba ngày nhưng không đỡ nên đã nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh H. cũng mắc cúm A. Sau hai ngày điều trị tại Bệnh viện, hiện tại người bệnh đã đỡ sốt và các biểu hiện đã nhẹ hơn.
Cảnh giác với những biến chứng đáng sợ của cúm A
BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Lý – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, những trường hợp nêu trên chỉ là hai trong số rất nhiều người bệnh mắc cúm A bị biến chứng đang được điều trị tại khoa. Do các dấu hiệu của cúm A rất giống với cảm cúm thông thường nên người bệnh thường chủ quan không đi khám để điều trị sớm dẫn tới các biến chứng nặng nề, nhất là ở các đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh nền.

Ảnh minh họa
Một số biến chứng nguy hiểm của cúm A có thể kể đến như: Viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, sảy thai.
Đối với những mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi hay bệnh lý van tim.
Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng, gặp phải một số biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao.
Cần làm gì để phòng bệnh cúm A
Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A, BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Lý khuyến cáo người bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cúm A nói riêng và các bệnh hô hấp nói chung như:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi. Vệ sinh mũi và họng hàng ngày bằng nước muối. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
- Hạn chế đến nơi tụ tập đông người. Không nên tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc người đã mắc bệnh. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh lây nhiễm bệnh.
- Nên tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là đối tượng trẻ em từ 6 tháng tuổi, người già, người có bệnh lý mạn tính, phụ nữ trước khi mang thai.


Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.