Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, hãy kiểm tra ngay những vị trí này vì rất có thể chúng là 'ổ chứa' bọ gậy trong nhà

Thứ sáu, 18:26 30/09/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp do vào cao điểm mùa dịch.

Liên tiếp các ca nhập viện do đuối nước, chuyên gia chỉ cách thoát hiểm cho trẻ trong mùa mưa bãoLiên tiếp các ca nhập viện do đuối nước, chuyên gia chỉ cách thoát hiểm cho trẻ trong mùa mưa bão

GiadinhNet - Để hạn chế thấp nhất rủi ro do đuối nước gây ra đối với trẻ em, các chuyên gia nhận định, cần tăng cường giáo dục về phòng chống đuối nước cho trẻ cũng như dạy trẻ những kỹ năng giúp các em tự bảo vệ mình từ đó giảm thiểu các thiệt hại không đáng có.

Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 224.771 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 92 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc và tử vong đều tăng.

Trong đó, khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong ở mức cao. Tại Hà Nội, dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng trong những tuần gần đây.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), hiện số ca mắc sốt xuất huyết đã có mặt tại 30/30 quận, huyện, thị xã, xã, phường và thị trấn. Trong đó một số quận/huyện ghi nhận ca mắc cao gồm: Đống Đa, Thanh Oai, Thanh Trì, Đan Phượng…

Sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, hãy kiểm tra ngay những vị trí này vì rất có thể chúng là 'ổ chứa' bọ gậy trong nhà - Ảnh 2.

Lãnh đạo CDC Hà Nội kiểm tra dụng cụ chứa nước có bọ gậy tại huyện Thanh Trì. Ảnh TL

Cũng theo lãnh đạo CDC Hà Nội, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới, do bắt đầu bước vào mùa dịch theo chu kỳ hàng năm.

Các chuyên gia nhận định, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Cụ thể, muỗi truyền sốt xuất huyết có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà. Do đó, nếu không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì chỉ trong thời gian ngắn, đàn muỗi mới có thể đã nở ra.

"Người dân loại trừ được bọ gậy, dụng cụ chứa nước, không có bọ gậy, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết", ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh. 

Thận trọng với các "ổ chứa" bọ gậy 

Theo các chuyên gia y tế, trên thực tế, dù đã được tuyên truyền cần chủ động dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết hoặc đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, vẫn phát hiện tại nhiều hộ gia đình có dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Ngoài những nơi thường được phát hiện có bọ gậy xung quanh nhà như chum, vại, xô chậu, lốp xe cũ vứt đi, máng chăn nuôi, bể đựng cây cảnh thì ngay trong nhà cũng có nhiều vị trí có thể trở thành ổ chứa bọ gậy mà nhiều người không để ý.

Sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, hãy kiểm tra ngay những vị trí này vì rất có thể chúng là 'ổ chứa' bọ gậy trong nhà - Ảnh 3.

Các chậu cây cảnh, lọ hoa, khay nước tủ lạnh... có thể là ổ chứa bọ gậy. Ảnh minh họa

Chẳng hạn, các xô nước thải điều hòa, khay đựng nước thải từ tủ lạnh, khay kê chạn bát, dụng cụ chứa nước trên các sân thượng, lan can… nếu không được đổ đi thường xuyên, hoàn toàn có thể trở thành nơi đẻ trứng và "nuôi" bọ gậy trong nhà.

Bên cạnh đó, người dân cũng cần kiểm tra những lọ cắm hoa tươi hay những chậu cây cảnh mini thủy sinh trong nhà xem có bọ gậy hay không. Nếu có, cần đổ đi hoặc thay nước mới để tiêu diệt nơi trú ngụ của bọ gậy.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen mua thức ăn trong hộp nhựa, hộp xốp, nếu không được thu gom, xử lý mà vứt bừa bãi, thì sau cơn mưa, nước mưa ứ đọng trong đó, muỗi đẻ trứng, xuất hiện bọ gậy, sẽ có nguy cơ xảy ra sốt xuất huyết.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy, lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Có thể diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn.

Hàng ngày loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Bên cạnh đó, ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Ngoài ra, người dân cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Hút thử thuốc lá điện tử, nữ sinh 14 tuổi rơi vào hôn mê, nguy kịch tính mạngHút thử thuốc lá điện tử, nữ sinh 14 tuổi rơi vào hôn mê, nguy kịch tính mạng

GiadinhNet – Sau khi hút thử thuốc lá điện tử cùng nhóm bạn, nữ sinh rơi vào tình trạng co giật, mất ý thức và được đưa đi cấp cứu.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 4 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 10 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 13 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 13 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top