Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh

Thứ năm, 17:36 05/11/2020 | Giải trí

Dựa trên sự kiện có thật, nhiều tác phẩm điện ảnh tái hiện sự khốc liệt trong mỗi mùa tranh cử tổng thống, cung cấp cho khán giả góc nhìn chân thực về giới chính trị gia.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 1.

Mr. Smith Goes to Washington (1939): Ở thời điểm phát hành, Mr. Smith Goes to Washington bị cấm công chiếu ở một số khu vực vì khai thác góc nhìn gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của giới thượng nghị sĩ. Song, tác phẩm của đạo diễn Frank Capra đã xuất sắc dành về giải Oscar. Sau 80 năm, lăng kính về Jefferson Smith - thượng nghị sĩ ngây thơ, "đơn thương, độc mã" chiến đầu với giới chính trị mục rỗng bởi tham nhũng - trở thành một trong những tượng đài của dòng phim chính trị. Ảnh: Empire.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 2.

In the Line of Fire (1993): In the Line of Fire được đánh giá cao khi khai thác những mối hiểm nguy mà giới chính trị gia phải đối mặt trong quá trình tiếp xúc trực tiếp người dân để tranh cử. Phim được đánh giá 96% trên Rotten Tomatoes. Dự án của đạo diễn Wolfgang Petersen xoay quanh đặc vụ Frank Horrigan (Clint Eastwood thủ vai), người duy nhất còn sống sót sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Nhiều năm sau sự kiện, ông được mời quay lại để bảo vệ cho tổng thống đương nhiệm. Song, khi biết về thân thế của Horrigan, bọn khủng bố quyết định lên kế hoạch hạ sát tổng thống trong một buổi tiếp xúc cử tri để trêu ngươi vị đặc vụ. Ảnh: Mental Floss.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 3.

The American President (1995): The American President được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất về đề tài tranh cử tổng thống. Trong đó, tài tử Michael Douglas hóa thân Tổng thống Andrew Shepherd - một người đàn ông góa vợ. Trong chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, ông phải lòng nữ chuyên gia vận động hành lang. Đây trở thành cơ hội "béo bở" để đối thủ chính trị hạ thấp uy tín của tổng thống đương nhiệm. Ra mắt năm 1995, tác phẩm của đạo diễn Rob Reiner nhận một đề cử giải Oscar và 5 đề cử giải Quả cầu vàng. The American President còn được Viện phim Mỹ đưa vào danh sách Những chuyện tình màn ảnh đẹp nhất.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 4.

Wag the Dog (1997): Wag the Dog quy tụ nhiều ngôi sao gạo cội của Hollywood như Dustin Hoffman và Robert De Niro. Tác phẩm của đạo diễn Barry Levinson xoay quanh bê bối tình dục của tổng thống trong bối cảnh hai tuần trước bầu cử. Để điều hướng dư luận, ê-kíp xử lý khủng hoảng thuê một nhà làm phim tạo dựng các tư liệu chiến tranh giả. Ngoài ra, bộ phim còn thu hút sự chú ý của khán giả bởi một tháng sau khi công chiếu, Tổng thống Bill Clinton bị phát giác ngoại tình với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky. Ảnh: Independent.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 5.

Primary Colors (1998): Chuyển thể từ cuốn sách Primary Colors: A Novel of Politics, tác phẩm của đạo diễn Mike Nichols tái hiện cuộc tranh cử tổng thống năm 1992 của chính trị gia Bill Clinton. Trong đó, nam diễn viên John Travolta hóa thân Jack Stanton, Thống đốc bang Arkansas, ứng cử viên tổng thống. Dựa trên bản gốc, Stanton hiện lên là một chính khách nhã nhặn, hào hoa, yêu hòa bình nhưng lăng nhăng. Thời điểm ra rạp, bộ phim gây chú ý vì bê bối ngoại tình của Bill Clinton vẫn chưa hạ nhiệt. Ảnh: Universal Pictures.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 6.

Head of State (2003): Tác phẩm chính trị, hài đánh dấu lần đầu nam diễn viên Chris Rock thử sức vị trí đạo diễn, đồng thời sắm vai chính Mays Gilliam - người bán hàng rong ở Washington. Trong bối cảnh các ứng cử viên Dân chủ qua đời vì tai nạn máy bay, Gilliam bất ngờ trở thành người tranh cử thay thế. Từng được ca ngợi như anh hùng sau khi giải cứu một người khỏi vụ nổ, phe Dân chủ mong anh có thể cảm hóa được người dân nước Mỹ và đem chiến thắng về cho tổ chức. Ảnh: Empire.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 7.

Idiocracy (2006): Idiocracy được xây dựng dựa trên ý tưởng bạn là người bình thường nhưng xuất chúng hơn tất cả người xung quanh đồng nghĩa, bạn là người giỏi nhất. Dự án của đạo diễn Mike Judge lấy nhân vật trung tâm là Joe, cựu quân nhân bừng tỉnh sau khi ngủ đông và nhận ra thế giới xung quanh đang đảo lộn. Sau đó, anh bất đắc dĩ rơi vào cuộc tranh cử tổng thống vì là người "ưu tú" nhất xã hội thời bấy giờ. Ảnh: Empire.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 8.

Swing Vote (2008): Swing Vote là bộ phim gia đình, lấy bối cảnh cuộc bầu cử diễn ra năm 2008. Nhân vật trung tâm là Bud Johnson (Kevin Costner thủ vai) - người không bao giờ để tâm tới chính trị và thờ ơ với việc bỏ phiếu. Thế rồi, sự cố xảy ra khi lá phiếu của Johnson trở thành lá phiếu mang tính quyết định ứng viên nào dành được phiếu đại cử tri của bang New Mexico. Tuy đây là dự án do Disney phát hành, nội dung phim lại không được giới chuyên môn đánh giá cao. Dự án chỉ nhận điểm trung bình kém trên Rotten Tomatoes (39%) và được đánh giá điểm B trên Cinema Score. Ảnh: State.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 9.

The Campaign (2012): Trong The Campaign, nam diễn viên Will Ferrell hóa thân Cam Brady - ứng cử viên hiếu thắng, có phần xấu tính của bang North Carolina. Mặt khác, một thế lực kinh tế tại bang đề bạt Marty Huggins tham gia tranh cử với Cam Brady, nhằm mục đích nâng tầm ảnh hưởng của họ. Sau khoảng thời gian tranh cử, Huggins từ một người hiền lành trở thành đối thủ đáng gờm của Brady. Hai ứng viên thậm chí có những cuộc tranh luận nảy lửa, chỉ thiếu nước lao vào sử dụng vũ lực. Ảnh: The Globe and Mail.

Sự kịch tính của các cuộc tranh cử tổng thống trên màn ảnh - Ảnh 10.

Game Change (2012): Dựa trên cuốn sách cùng tên của nhà báo Marl Halperin và John Heilemann, Game Change tái hiện chiến dịch tranh cử tổng thống đầy căng thẳng hồi năm 2008 của John McCain, đối đầu Barack Obama. Dự án do Jay Roach đạo diễn và Danny Strong viết kịch bản. Phim xoay quanh hành trình tranh cử của thượng nghị sĩ John McCain (Ed Harris thủ vai) và Alaska Sarah Palin (Julianne Moore thủ vai), trong đó, bà Palin dự kiến giữ chức phó tổng thống khi ông McCain đắc cử. Tuy nhiên, cao trào xảy đến khi hai nhân vật chính ngày càng nảy sinh bất đồng, thậm chí, có ảnh hưởng không nhỏ tới thất bại của McCain trước Obama. Ảnh: Empire.


Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng trường Tây Bắc rộn vang âm hưởng “Vinh quang Việt Nam”

Quảng trường Tây Bắc rộn vang âm hưởng “Vinh quang Việt Nam”

Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trước

Rất đông đồng bào các dân tộc đã cùng hội tụ để thưởng thức chương trình nghệ thuật “Vinh quang Việt Nam”, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Vợ Quý Bình tiết lộ mẹ nuôi của chồng cấm nói một chuyện

Vợ Quý Bình tiết lộ mẹ nuôi của chồng cấm nói một chuyện

Giải trí - 5 giờ trước

"Thôi thì mong mọi người ủng hộ vợ Quý Bình để nó có chút nghị lực sống tiếp" – mẹ nuôi Quý Bình nói.

Nam diễn viên từng nhận 60 cây vàng mỗi phim, tuổi U60 lịch lãm sống an yên nhưng khán giả vẫn tiếc nuối một điều

Nam diễn viên từng nhận 60 cây vàng mỗi phim, tuổi U60 lịch lãm sống an yên nhưng khán giả vẫn tiếc nuối một điều

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Lý Hùng được mệnh danh là tài tử điện ảnh Việt Nam từng khiến bao trái tim thế hệ 7X, 8X thổn thức và ngưỡng mộ.

Ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui' lần đầu được hát bằng giọng nữ cao

Ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui' lần đầu được hát bằng giọng nữ cao

Giải trí - 6 giờ trước

Lần đầu tiên trong gần 50 năm kể từ khi ra đời, ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" – biểu tượng âm nhạc gắn liền với ngày thống nhất – được thể hiện bằng giọng nữ cao.

Giọng ca cải lương nổi tiếng đoàn Kim Chung một thời, U80 qua 2 lần tai biến, nhà ở 20m2

Giọng ca cải lương nổi tiếng đoàn Kim Chung một thời, U80 qua 2 lần tai biến, nhà ở 20m2

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Nghệ sĩ Tài Bửu Bửu cho biết, ông vừa trải qua tai biến nên nói chuyện không được như xưa, đi lại bằng xe 3 bánh.

Giải mã sức hút của ca khúc đạt 1,5 tỷ lượt xem trong dịp lễ 30/4

Giải mã sức hút của ca khúc đạt 1,5 tỷ lượt xem trong dịp lễ 30/4

Giải trí - 10 giờ trước

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" tạo nên cơn sốt trong dịp 30/4 khi đạt được tổng hơn 1,5 tỷ lượt xem trên nhiều nền tảng video ngắn.

Hành động 'điểm 10' của Hòa Minzy khi đi xem tổng duyệt

Hành động 'điểm 10' của Hòa Minzy khi đi xem tổng duyệt

Giải trí - 10 giờ trước

Xuất hiện tại buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành sáng 27/4, Hòa Minzy "gây sốt" với hành động ý nghĩa cùng biệt danh "khối trưởng khối nhặt rác" tự phong.

"Ni cô Huyền Trang" phim Biệt động Sài Gòn: Phải bế con, đi nhờ máy bay quân sự từ Bắc vào Nam

"Ni cô Huyền Trang" phim Biệt động Sài Gòn: Phải bế con, đi nhờ máy bay quân sự từ Bắc vào Nam

Giải trí - 10 giờ trước

“Có một điều tôi không ngờ tới” – nghệ sĩ Thanh Loan nói.

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng và dàn nghệ sĩ tham gia tổng duyệt diễu binh, diễu hành

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng và dàn nghệ sĩ tham gia tổng duyệt diễu binh, diễu hành

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - NSND Kim Xuân, Thái Hòa, Tiến Luật cùng các Hoa hậu: Thanh Thủy, Tiểu Vy, Bảo Ngọc... đã có mặt từ 2-3h sáng 27/4, sẵn sàng cho buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi

Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi

Câu chuyện văn hóa - 14 giờ trước

Ở tuổi 82, nhạc sĩ Nguyễn Cường vẫn phong độ và tếu táo nói rằng xấu hổ khi bị cho là già.

Top