Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật ít người biết về các thành phần phụ gia trong thực phẩm: Tăng hương vị nhưng cũng gây hại không kém

Thứ hai, 16:52 16/11/2020 | Sống khỏe

Những thành phần phụ gia trong thực phẩm như chất tạo màu nhân tạo, làm ngọt, chất bảo quản được coi là an toàn nhưng không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.

Thêm các thành phần phụ gia vào thực phẩm để làm chúng ngon hơn, trông hấp dẫn hơn hoặc kéo dài thời gian sử dụng là hiện tượng vô cùng phổ biến hiện nay. Trên thực tế, từ xa xưa, tổ tiên loài người đã biết bảo quản thịt bằng cách hun khói, ướp muối.

Kate Patton, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Cleveland cho biết: “Thực phẩm đã qua chế biến thường được thêm vào các chất phụ gia như chất tạo màu, tăng hương vị hoặc chất tăng thời hạn sử dụng. Chúng không phải lúc nào cũng xấu. Hầu hết các loại thực phẩm đều cần chất phụ gia để bảo quản lâu hơn và duy trì giá trị dinh dưỡng”.

Dù vậy, hấp thụ một lượng lớn chất phụ gia có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí BMJ đã chỉ ra, thực phẩm chế biến sẵn chiếm gần 60% trong chế độ dinh dưỡng của người Mỹ. Việc đưa các chất phụ gia vào thực phẩm đem lại lợi ích nhưng cũng dẫn đến một số mặt trái nhất định, trong đó có lạm dụng quá đà các chất này và gây bệnh. Trên thực tế, chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến các bệnh mãn tính như béo phì, cao huyết áp, bệnh tim và ung thư.

Những thành phần phụ gia trong thực phẩm như chất tạo màu nhân tạo, làm ngọt, chất bảo quản được coi là an toàn nhưng không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.

Chất tạo màu nhân tạo

Sự thật ít người biết về các thành phần phụ gia trong thực phẩm: Tăng hương vị nhưng cũng gây hại không kém - Ảnh 1.

Chất tạo màu nhân tạo được coi là một trong những thành phần phụ gia nguy hiểm nhất. Hơn 90% chất tạo màu thực phẩm đang sử dụng hiện nay được sản xuất từ nhựa than đá hoặc dầu mỏ.

Thử nghiệm của các cơ quan như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho thấy, một số chất tạo màu mới dẫn đến những vấn đề mới và nhiều loại hiện đã bị cấm. Dù vậy, nhiều nhà sản xuất vẫn thêm chúng vào thực phẩm để làm món ăn bắt mắt. Các hóa chất được sử dụng vào mục đích tạo màu nhân tạo có xu hướng chứa những phân tử năng lượng có khả năng phá hủy ADN.

Không những thế, chúng còn làm tổn thương hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ mắc ung thư. Andrew Weil, bác sĩ, người sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Y học Tích hợp Andrew Weil Arizona trực thuộc Đại học Arizona khuyên: “Mọi người nên tránh tiêu thụ thực phẩm có màu nhân tạo càng nhiều càng tốt”.

Chất tăng cường hương vị

Sự thật ít người biết về các thành phần phụ gia trong thực phẩm: Tăng hương vị nhưng cũng gây hại không kém - Ảnh 2.

Các chất tăng hương vị như glutamat được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có mì gói, nước sốt và các món ăn vặt, ăn nhẹ.

Hương vị nhân tạo thường vô hại. Tuy nhiên, bạn có thể lợi dụng chúng để xác định thực phẩm đã qua chế biến hay chưa và chất lượng của thực phẩm. Nếu trên nhãn sản phẩm có ghi hương vị nhân tạo, mọi người nên tránh sử dụng chúng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.

Chất tạo ngọt “lành mạnh”

Không ít người nhầm tưởng chất làm ngọt không chứa calo là hoàn toàn vô hại. Theo một phân tích tổng hợp bao gồm 37 nghiên cứu trong 10 năm qua, chúng có thể dẫn tới tăng cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim. Những hợp chất này cũng góp phần làm phá hủy hệ vi sinh vật trong đường ruột.

Bác sĩ Andrew cho biết: “Nếu bạn muốn sử dụng chất làm ngọt không chứa calo, hãy tìm tới quả la hán hoặc rượu đường erythritol. Chất làm ngọt tự nhiên như sirô lá phong nguyên chất cũng là lựa chọn lý tưởng”.

Chất bảo quản

Sự thật ít người biết về các thành phần phụ gia trong thực phẩm: Tăng hương vị nhưng cũng gây hại không kém - Ảnh 3.

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản có thể dẫn tới ung thư.

Chất bảo quản và chất ổn định giúp duy trì mùi vị, kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hình thức của thực phẩm. Chúng ngăn ngừa sản phẩm hư hỏng, duy trì màu sắc và vẻ tươi mới. Tuy nhiên, chất bảo quản cũng có một số mặt trái nhất định. Ví dụ, nitrat và nitrit trong thịt chế biến sẵn và bột ngọt có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2019, propionat, một chất bảo quản khác, thường được sử dụng trong bánh nướng để làm chậm sự phát triển của nấm mốc, có thể gia tăng nguy cơ mắc béo phì và bệnh tiểu đường. Thay vì dùng hóa chất, mọi người nên tìm tới các thực phẩm chứa những chất bảo quản tự nhiên như vitamin C và E.

Hiện nay có rất nhiều chất phụ gia đã được FDA chứng nhận là an toàn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2014, mỗi năm có 1500 hợp chất mới gia nhập vào thị trường và những hợp chất được coi là an toàn lại không được kiểm tra kỹ lưỡng về tác động lâu dài đối với con người.

Để giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, bác sĩ Andrew khuyên: “Bạn nên tránh dùng chất phụ gia nhân tạo nhiều nhất có thể. Đồng thời, chế biến thức ăn bằng nguyên liệu tươi mới và tích cực hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng gói sẵn”.

Mai Nhung

(Nguồn: Pre)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 thói quen ăn lẩu hại thận

5 thói quen ăn lẩu hại thận

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Những ngày lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức lẩu nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô tình làm hại thận.

3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh

3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thời tiết trở lạnh khiến mọi người dễ bị cảm lạnh. Ngoài việc nghỉ ngơi, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh bằng một số món ăn, đồ uống đơn giản.

Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về

Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về

Y tế - 5 giờ trước

Một trường hợp bệnh nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu có diễn biến nặng, được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong. Đến chiều nay, số ca nhập viện nghi ngộ độc tăng thêm 63 người, có 6 ca nặng.

Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người

Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ăn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu

Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Mâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...

Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc

Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.

Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.

Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Sống khỏe - 1 ngày trước

Gia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.

Top