Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sư thầy Thích Tuệ Thành và 5 ngày gian khổ đến với đồng bào vùng lũ

Thứ ba, 19:11 03/07/2018 | Xã hội

GiadinhNet – Sư thầy Thích Tuệ Thành từ Huế nghe tin bà con Hà Giang, Lai Châu bị lũ quét tàn khốc, đã trực tiếp đem tấm lòng từ bi, thiện nguyện của các nhà hảo tâm tới chia sẻ với bà con vùng lũ quét, lũ ống vừa đi qua. Sư thầy đã xót xa kể lại chặng đường 5 ngày đêm khó khăn gian khổ đến với đồng bào.

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc

Sư thầy Thích Tuệ Thành (chùa Triều Sơn Tây, phường An Hòa, Thành phố Huế) và đoàn từ thiện vừa trở về sau 5 ngày đi cứu trợ đồng bào vùng lũ Hà Giang, Lai Châu. Đây là đoàn cứu trợ có mặt sớm ở nơi bà con đang oằn mình gánh chịu hậu quả nặng nề của lũ lụt.

Ngày 26/6/2018, đoàn xuất phát từ Huế, đi qua Mỹ Đình (Hà Nội) rồi lên Hà Giang. Lúc lên đường, Đài Khí tượng Thủy văn Hà Giang thông báo trời còn mưa diện rộng, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất cục bộ. Trước đó, địa bàn Hà Giang mưa lớn kéo dài, lũ quét, lũ ống xảy ra ở nhiều nơi, gây sạt lở đất và ngập úng.


Xe cộ chết dí vì đường ngập, sạt lở...

Xe cộ chết dí vì đường ngập, sạt lở...


Xe từ thiện của nhà chùa may mắn đi tới đâu đường cũng đã thông, nhưng cũng có đoạn xe bị sa lầy, chết máy... nên mọi người phải xuống đi bộ.

Xe từ thiện của nhà chùa may mắn đi tới đâu đường cũng đã thông, nhưng cũng có đoạn xe bị sa lầy, chết máy... nên mọi người phải xuống đi bộ.

Trên đường đi, có nhiều tuyến đường di chuyển vào Quản Bạ, Yên Minh ngập lụt nghiêm trọng, đất đá sạt lở gây ách tắc nhiều giờ khiến các phương tiện lưu thông bị chết máy, di chuyển rất khó khăn. Nhiều xe chết dí tại chỗ chờ nước rút, nhiều xã bị cô lập hoàn toàn. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN Hà Giang đã khẩn trương san gạt, dọn dẹp đất đá sạt lở để giao thông thông suốt.

Điểm đến đầu tiên của đoàn là xã Đường Thượng (huyện Yên Minh). Từ trung tâm huyện Yên Minh vào tới xã Đường Thượng khoảng 43km. Ám ảnh lớn nhất của các nhà thiện nguyện trong chuyến đi này là hình ảnh một gia đình có 2 ông cháu nuôi nhau và một gia đình chỉ còn bà và 4 đứa cháu côi cút.

Gặp bất cứ người dân nào ở vùng lũ cũng đều thấy đôi mắt họ đỏ ngầu, mặt sạm ngắt vì đói rét, suy sụp. Hỏi thăm, ai cũng khóc xót xa vì “con gà, con vịt trôi hết rồi, nhà sụp, không còn gì cả, còn mỗi cái giường là dùng được...”.

Bà con ở đây rất nghèo nên sau cơn lũ, nỗi thống khổ, bi thảm hằn rõ trên từng gương mặt. Nhà có đấy mà không ở được; lúa đang vào vụ thì mất trắng; cây trồng, vật nuôi trôi hết; ruộng bậc thang có lẽ 2 năm nữa mới có thể phục hồi… Sư thầy Thích Tuệ Thành đã hỗ trợ các hộ bị sập nhà 8 triệu đồng để sửa sang lại nơi ở.

Ngày 27/6, sư thầy đến với bà con điểm cuối cùng ở Hà Giang là xã Cao Bồ. Ở đây, nước mắt còn đọng trên gương mặt nhiều người bởi sự tang thương, đói rét, người chết, nhà sập, lúa chưa gặt bị hỏng hết…

Liên tục đi và phát quà cứu trợ từ sáng sớm tới tối mịt nên kết thúc chuyến cứu trợ ở Hà Giang - địa đầu của Tổ Quốc thì đôi chân của mọi người trong đoàn thiện nguyện đã bủn rủn, mệt nhoài vì leo dốc và băng suối. Dẫu vậy, không kịp nghỉ ngơi, 22 giờ đêm cùng ngày, sư thầy và mọi người lại tiếp tục hành trình lên Lai Châu giúp đỡ bà con.


Đường vào vùng lũ cô lập rất khó đi.

Đường vào vùng lũ cô lập rất khó đi.

Lai Châu mù sương

Sư thầy Thích Tuệ Thành kể, sở dĩ đoàn đi Lai Châu sớm vì lúc đang ở Hà Giang, sư nhận được thông tin bản Sán Tùng (xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) bị lũ san phẳng gần 30 nhà, dân không còn gì để ăn, mặc và bộ đội đang căng bạt cho đồng bào ở tạm.

Sán Tủng vừa được nhà nước đầu tư xây cầu và kéo đường điện lên cho bà con. Sau trận lũ lịch sử thì cầu mới xây đã sập, đường điện đã trôi hết, bà con lại trở về cuộc sống không có điện…


Vẫn biết nơi lũ vừa đi qua là đau đớn, thảm cảnh, nhưng đến tận nơi mới thấy đồng bào khổ sở gấp trăm ngàn lần, nhìn mà nghẹn họng, đắng lòng, không lời nào nói hết nỗi thống khổ của bà con.

Vẫn biết nơi lũ vừa đi qua là đau đớn, thảm cảnh, nhưng đến tận nơi mới thấy đồng bào khổ sở gấp trăm ngàn lần, nhìn mà nghẹn họng, đắng lòng, không lời nào nói hết nỗi thống khổ của bà con.

Tới Lai Châu nghỉ ngơi một lúc, 6 giờ sáng ngày 30/6, cả đoàn đã dậy để tiếp tục hành trình. Mọi người chỉ kịp ăn vội gói mì, uống chén trà nóng rồi lại lên đường. Lần nay đoàn phải vượt 13km đường rừng gian nan để đến bản Tủa Xín Chải. Suốt 13km, mọi người đi bộ trên những quả đồi sạt lở, trời đặc sương mù, mưa phùn.


Cụ già hơn 70 tuổi, vào núi sinh sống mấy chục năm, giờ mới gặp được đồng hương Huế ở nơi thâm sơn cùng cốc. Trong nỗi đau mất mát, cụ vẫn ôm chặt sư thầy nhận đồng hương.

Cụ già hơn 70 tuổi, vào núi sinh sống mấy chục năm, giờ mới gặp được đồng hương Huế ở nơi thâm sơn cùng cốc. Trong nỗi đau mất mát, cụ vẫn ôm chặt sư thầy nhận đồng hương.

Cảnh tượng đầu tiên ập vào mắt mọi người là nguyên nửa quả đồi vùi lấp đi 4 mạng sống của một gia đình, người thì bị đá rơi vào đầu, người thì bị lũ cuốn trôi... Sách vở, áo quần vương vãi. Người bố của gia đình xấu số là người Huế - đồng hương với sư thầy Thích Tuệ Thành. Ông cụ vào đây sinh sống đã mấy chục năm, giờ hơn 70 tuổi mới gặp được một người Huế. Trong nỗi đau mất mát, cụ vẫn mừng rỡ ôm chặt sư thầy nhận đồng hương.


Tiền rút ở ngân hàng ra chỉ kịp phát trực tiếp cho từng người, không kịp bỏ vào phong bì.

Tiền rút ở ngân hàng ra chỉ kịp phát trực tiếp cho từng người, không kịp bỏ vào phong bì.

Với các nhà cứu hộ và từ thiện thì bây giờ đây là bản "trắng", vì lũ đã chôn vùi nhà cửa cả bản, dân mất trắng toàn bộ không còn thứ gì. Đoàn đã đến và trao quà từ thiện cho tất các hộ dân gặp nạn.

Tuy Tủa Sín Chải có rất nhiều người bị thương vong và sập nhà nhưng các đoàn thiện nguyện muốn vào bản này cần có người bản địa dẫn đường bởi đường đi bị sạt lở hết, rất nguy hiểm.

Sau Tủa Xin Chải là các xã Làng Mô, Phăng Xô Lin (huyện Sìn Hồ) có nhiều nhà bị sập hoàn toàn, nhiều nhà bị hư hỏng cần sửa chữa mới ở được. Xót thương nhất là 1 gia đình chủ nhà chết, để lại vợ và 5 đứa con thơ nheo nhóc.


Lũ đã cướp mất người cha - trụ cột gia đình, để lại vợ và 5 đứa con thơ nheo nhóc.

Lũ đã cướp mất người cha - trụ cột gia đình, để lại vợ và 5 đứa con thơ nheo nhóc.

Điểm cuối cùng của đoàn thiện nguyện là xã Noong Hẻo. Ở đây nhiều trường hợp con mất cha, chồng mất vợ, mẹ mất con, gia sản, nhà cửa trôi hết. Tang thương nhất là hoàn cảnh ông Dương Ngọc Hưng ở thành phố Lai Châu. Trên đường trở về trang trại cá tầm, ông gặp mưa lũ, núi sạt xuống vùi lấp, 7 ngày nay vẫn chưa tìm thấy xác. Bao nhiêu tài sản của gia đình đổ vào trang trại cá tầm giờ mất trắng. Sư thầy đã thắp hương, chia buồn và hỗ trợ gia đình chút kinh phí để thuê máy xúc tìm xác người thân.

Trong chuyến đi này, sư thầy còn trao 30 triệu đồng để giúp đỡ một cháu bé làm nhà tình nghĩa. Khi cháu bé này đang đi thi tốt nghiệp thì lũ về đánh sập nhà, khiến mẹ bị chết mà cháu không thể về được.


Các nhà từ thiện gọi đây là bản trắng, bởi nhà cửa đã bị vùi lấp hết, người dân chẳng còn gì.

Các nhà từ thiện gọi đây là bản trắng, bởi nhà cửa đã bị vùi lấp hết, người dân chẳng còn gì.

Gần 1 tuần vào trọng điểm vùng lũ Hà Giang, Lai Châu, cả đoàn đều thấm mệt nhưng cứ dừng chân là sư thầy lại cập nhật tình hình cứu trợ để các nhà hảo tâm trong và ngoài nước an tâm là đã gửi tấm lòng, tiền bạc của họ tới tận tay đồng bào vùng lũ. Không thể nói hết được những khó khăn quá lớn mà bà con vùng lũ đang phải trải qua nên các nhà cứu trợ vẫn mong nhiều “Mạnh Thường Quân” quan tâm, giúp đỡ để bà con sớm trở lại cuộc sống yên ả ngày thường.

Dương Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top