Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh

Thứ tư, 10:39 01/01/2014 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Giữa cái rét cắt da, cắt thịt trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), các em học sinh nghèo người Mường, người Mông, người Thái vẫn đến trường với đôi chân trần và lớp áo mỏng tang. Nhưng cái nghèo đói và nỗi khổ cực vẫn không làm các em chùn bước trên con đường tìm kiếm tương lai.

Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 1

Đại diện Báo GĐ&XH - Phó TBT Vũ Mạnh Cường (giữa) và Hiệu trưởng Trường THCS Vân Hồ trao 300 chiếc áo ấm cho học sinh Trường THCS Tân Hợp.

Đi học từ 2h sáng

Đã mấy năm nay, Thào Đình Tùng, học sinh lớp 7A, Trường THCS Tân Hợp (xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) không còn phải vật lộn quãng đường xa hơn 10km để đến trường hàng ngày nữa. Em cũng không còn vất vả phải thức dậy từ lúc 2, 3 giờ sáng để băng qua sông, qua suối cho kịp giờ học vào mỗi sáng vì đã được học bán trú ngay trong trường. Tùng chỉ vất vả những hôm đầu tuần, cuối tuần và những hôm trời mưa gió.

Thào Đình Tùng ở tận bản Bó Liều, một trong những bản có đường đi lại rất khó khăn. Mặc dù vậy, bao năm qua em vẫn cố gắng đi học rất đều đặn. “Em mong được đi học để biết đọc báo, biết đếm và có kiến thức làm nhiều việc khác”, Tùng thật thà nói.

Giàng A Dơ, học lớp 8C, nhà ở tận bản Lũng Mú, một trong những bản xa xôi nhất của xã Tân Hợp. Từ nhà của Dơ đến trường phải trải qua quãng đường gần 15km. Mỗi khi trời mưa, gần như cả bản bị cô lập. “Cứ thứ Bảy, Chủ nhật được nghỉ học thì em về nhà thăm bố mẹ, rồi sáng thứ Hai lại dậy sớm để đến trường. Nhưng nhiều hôm trời mưa, đường đi lại khó khăn lắm nên em không thể đến lớp  được”, Dơ nói.

Bản Lũng Mú của Giàng A Dơ toàn là người Mông, kinh tế chủ yếu đến từ nương rẫy, rất khó khăn, vất vả. Học lớp 8 nhưng bao năm qua Dơ chưa biết đôi giày đi cho ấm chân như thế nào. Em chỉ có đôi dép “tổ ong” băng qua những con đường gồ ghề, đất đá lởm chởm trong cái giá lạnh tê cóng của mùa đông trên cao nguyên Mộc Châu này. Ngoài chiếc áo ấm đã hỏng khóa và chiếc quần mỏng tang truyền thống của người Mông, Dơ không có mũ len, không găng tay, tất ấm, không khăn choàng. Bao người bạn, người anh, người chị và người em của Dơ ở Trường THCS Tân Hợp này đều ở vào hoàn cảnh tương tự. Năm này qua năm khác, các em cứ vượt qua mùa đông trên cao nguyên để đến trường trong tình trạng cắt da cắt thịt vì rét.

Thầy Đào Văn Kiên, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hợp cho biết, trong số hơn 300 em học sinh của trường phần lớn là người dân tộc Mường (chiếm 90%), một số ít là người Mông, Thái và duy nhất một em học sinh là người dân tộc Kinh vì có bố mẹ vào đây buôn bán. “Để duy trì sĩ số học sinh, nhiều thầy cô phải đi bộ hàng chục cây số đường núi vận động gia đình tạo điều kiện cho con em đến lớp. Nhiều em cách trường khá xa, có khi phải dậy đi học từ lúc 2, 3 giờ sáng, sau 5 tiếng đi bộ qua sông, suối mới tới được điểm trường. Gặp những hôm mưa gió, các em đều nghỉ học vì việc đi lại rất nguy hiểm, khó khăn”, thầy Đào Văn Kiên kể.
 
Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 2
Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 3

Niềm vui của các em học sinh khi nhận được những chiếc áo ấm.

Vừa đi học, vừa chăm vợ, nuôi con

Trước khi được nâng cấp thành trường phổ thông dân tộc bán trú, Trường THCS Tân Hợp là những dãy nhà gỗ sơ sài, trống huơ trống hoác. Phòng học được che tạm bợ bởi những tấm fibrô xi-măng, những chiếc bàn kê gập ghềnh trên nền đất đá lởm chởm. Từ tháng 10/2012, trường được nâng cấp, một số phòng học kiên cố hóa nhưng một nửa lớp vẫn rất tạm bợ. Nơi ở của học sinh bán trú cũng còn tạm bợ, hàng chục em học sinh vẫn phải nằm chung trên tấm phản gỗ, cửa sổ hở trước, hở sau…

Là người khởi xướng chuyến đi từ thiện tặng 300 chiếc áo ấm cho các em học sinh Trường THCS Tân Hợp, cô Trần Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, dù đã từng nghe về sự khó khăn, vất vả của các thầy cô, học sinh vùng cao nhưng hôm nay mới cảm nhận được sự vất vả đó. Những chiếc áo ấm là món quà nhỏ mà cán bộ, nhân viên cũng như các em học sinh Trường THCS Vân Hồ gửi tặng để chia sẻ với các em, các bạn ở vùng cao, vùng xa Trường THCS Tân Hợp.

“Chỉ mới trải qua quãng đường hơn 8km từ xã Tân Lập chúng tôi đã khâm phục những người dân ở đây vô cùng. Trời nắng ráo như thế này đã vất vả rồi, không biết khi trời mưa, người dân, thầy cô và các em học sinh đi lại như thế nào”, cô Trần Hồng Hạnh xúc động nói.

Thầy Nguyễn Phú Cơ đang là giáo viên của trường, quê ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (cũ) thầy quyết định xin lên đây dạy học. Trước thầy Cơ dạy ngoài thị trấn Mộc Châu, đến tháng 9/2012 thầy tình nguyện viết đơn xin luân chuyển vào đây. Chia sẻ về việc làm của mình, thầy Cơ cho biết: “Dạy ở những nơi vùng sâu, vùng xa vất vả vô cùng, kể không bao giờ hết được. Mình đang trẻ tuổi, cần có những năm tháng được trải nghiệm ở những nơi như thế. Đó cũng là cách để mình chia sẻ khó khăn chung với các thầy cô, học sinh ở trên này”.

Theo tâm sự của thầy Hiệu trưởng Đào Văn Kiên, trong hơn 300 học sinh của trường, có nhiều em người Mông đã lập gia đình, có con. Em Thào A Chừ, ở bản Bó Liều, đang học lớp 8A nhưng đã lấy vợ từ mấy năm trước. Vợ của Chừ sinh năm 1993, hiện ở nhà làm nương và trông con, còn Chừ đi học rồi bán trú ở trên trường. “Cuối tuần mình lại về nhà đi làm nương với vợ và trông con. Nhiều hôm thì mình đi học bằng xe máy buổi sáng, buổi chiều lại về nhà, hôm nào trời mưa thì không đến trường được”, Chừ nói.
 
Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 4

Dù mùa đông cao nguyên rất lạnh, nhưng phần lớn học sinh Trường THCS Tân Hợp đến trường bằng đôi chân trần. Ảnh: PB

Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 5

Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 6
Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 7Nơi ăn, ở của học sinh Trường THCS Tân Hợp rất đơn sơ, đặc biệt lạnh giá khi mùa đông đến.
Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 8
Thào Đình Tùng vui mừng với chiếc áo mới được tặng
Sưởi ấm học sinh dân tộc trên cao nguyên giá lạnh 9
Thích thú với lịch của Kênh Gia đình và Trẻ em VTC11

Hàng trăm chiếc áo ấm đến với học sinh vùng cao

Chiều 29/12, tại Trường THCS Tân Hợp, bà Trần Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Vân Hồ (Hà Nội) và đại diện Báo GĐ&XH - Phó Tổng biên tập Vũ Mạnh Cường đã thay mặt đoàn từ thiện trao tặng 300 chiếc áo ấm cho các em học sinh. Đây là những chiếc áo ấm do Trường THCS Vân Hồ (Hà Nội); Hội Cựu học sinh Khoa Nga, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội phối hợp với Quỹ Vòng tay nhân ái (Báo GĐ&XH) gửi tặng các em học sinh, như lời động viên giúp các em vượt qua mùa đông lạnh giá trên cao nguyên Mộc Châu để thắp sáng tương lai.

 
Phùng Bình
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 926: Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông dân tộc liệt hai chân, lo lắng khi điều trị không có bảo hiểm y tế

MS 926: Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông dân tộc liệt hai chân, lo lắng khi điều trị không có bảo hiểm y tế

Cảnh ngộ - 4 ngày trước

GĐXH – Không may bị bỏng điện cao thế, anh Lù Văn Thim ở Lai Châu liệt hai chân, phải cắt bỏ nhiều chi ở tay. Gia đình người đàn ông dân tộc này đang rơi vào đường cùng khi chi phí điều trị quá lớn cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị

Vòng tay nhân ái - 6 ngày trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống cùng lãnh đạo UBND xã Gio Sơn (huyện Gio Linh, Quảng Trị) vừa trao tiền bạn đọc hỗ trợ đến với hoàn cảnh gia đình bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1968, trú ở thôn Phú Ốc).

MS 925: Bé trai dân tộc Mông bị tai nạn ‘nát’ một bên chân cần gấp sự cứu giúp của cộng đồng

MS 925: Bé trai dân tộc Mông bị tai nạn ‘nát’ một bên chân cần gấp sự cứu giúp của cộng đồng

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Không may bị tai nạn, cẳng bàn chân phải của bé Bùi Văn Hoàn, 7 tuổi, dân tộc Thái chấn thương nặng. Bố mẹ con lúc này chỉ biết cầu xin sự cứu giúp của mọi người bởi không thể vay mượn được ở đâu nữa.

Bé trai bị suy giảm miễn dịch vẫn cần hỗ trợ thêm để được ghép tủy

Bé trai bị suy giảm miễn dịch vẫn cần hỗ trợ thêm để được ghép tủy

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Phạm Văn Khôi, SN 2020, bị suy giảm miễn dịch đang ở giai đoạn "vàng" để ghép tủy nhưng bố mẹ dù cắm sổ đỏ vẫn không đủ tiền lo cho con. Khôi vẫn cần hỗ trợ thêm để có thể thực hiện ghép tủy theo đúng lịch.

MS 924: Xót thương hoàn cảnh nam thanh niên mồ côi bố không may bị tai nạn, tính mạng đang nguy kịch

MS 924: Xót thương hoàn cảnh nam thanh niên mồ côi bố không may bị tai nạn, tính mạng đang nguy kịch

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Vì bố mất sớm và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên Định từ bỏ ước mơ, xin học nghề để làm thêm phụ mẹ chăm ông, bà già yếu, bị mù. Số phận nghiệt ngã khi đang đi làm thì Định bị tai nạn. Tính mạng của em hiện nguy kịch, trong khi gia đình không lo nổi chi phí điều trị cho em.

MS 923: Sống nương nhờ ông bà ngoại già yếu, nam sinh mồ côi gặp tai nạn giao thông cần sự cứu giúp

MS 923: Sống nương nhờ ông bà ngoại già yếu, nam sinh mồ côi gặp tai nạn giao thông cần sự cứu giúp

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Tai nạn bất ngờ, Nghĩa bị chấn thương nặng phải phẫu thuật và điều trị lâu dài. Trong khi đó, nam sinh mồ côi, từ nhỏ sống nương tựa vào ông bà ngoại đã già và thêm bệnh tật. Hoàn cảnh éo le, em cần sự chung tay của cộng đồng để sớm bình phục.

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – May mắn giữ được mạng sống sau tai nạn bỏng nhưng do thiếu thốn điều kiện điều trị, anh Hoàng Văn Trọng bị liệt từ ngực trở xuống và mang nhiều vết sẹo trên cơ thể.

Gia đình bé gái chưa tròn tuổi bị suy giảm miễn dịch nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống

Gia đình bé gái chưa tròn tuổi bị suy giảm miễn dịch nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống

Vòng tay nhân ái - 4 tuần trước

GĐXH – Đón nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Nguyễn Thị Anh đã rất xúc động. Chị cho biết, cùng số tiền này và cộng đồng hỗ trợ trực tiếp, con chị đã có một cơ hội để có thể sống khỏe bình thường.

MS 921: Bố chồng ung thư, chồng lại nguy kịch vì bỏng nặng, người vợ thế chấp nhà vẫn không đủ tiền chạy chữa

MS 921: Bố chồng ung thư, chồng lại nguy kịch vì bỏng nặng, người vợ thế chấp nhà vẫn không đủ tiền chạy chữa

Vòng tay nhân ái - 1 tháng trước

GĐXH – Căn nhà duy nhất của gia đình đã thế chấp nhưng chị Nguyên vẫn không lo đủ tiền cứu chồng đang nguy kịch vì bỏng nặng. Trong khi đó, bố chồng bị ung thư, em chồng bị tàn tật, gánh nặng kinh tế đè nặng khi chồng chị nằm một chỗ.

Lan tỏa yêu thương tình người đến với 3 mẹ con gặp nạn ở Hải Dương

Lan tỏa yêu thương tình người đến với 3 mẹ con gặp nạn ở Hải Dương

Kết chuyển - 1 tháng trước

GĐXH - "Gia đình tôi thật sự xúc động, biết ơn rất nhiều và chính những tình cảm đó là động lực giúp gia đình vượt qua hoạn nạn. Lúc này, tôi chỉ biết nói lời cảm ơn đến những tấm lòng trân quý của mọi người, tổ chức gần xa…", anh Thắng tâm sự.

Top