Suýt mất mạng vì tân trang “lá nho”
GiadinhNet - Đầu tuần qua, Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã điều trị một trường hợp thủng trực tràng sau khi may thẩm mỹ tầng sinh môn. Không chỉ gây thủng trực tràng, việc may thẩm mỹ tầng sinh môn tại các cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho khách hàng như chảy máu ồ ạt, sốc thuốc tê dẫn tới tử vong…
Làm đẹp “vùng kín” bị thủng trực tràng
Bác sĩ Trần Phùng Dũng Tiến, Phó khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân là chị Trần H.P (SN 1988, trú tại quận Tân Phú, TPHCM) được đưa tới trong tình trạng gây mê trợ thở nội khí quản, mạch nhanh. Sau khi thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị chảy máu tầng sinh môn, tầng sinh môn có máu cục, rách âm đạo và vách trực tràng. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.
Các bác sĩ đã khâu lại chỗ rách, cầm máu, đặt ống xông tiểu. Để tránh nhiễm trùng, các chuyên gia y tế phải đưa đại tràng ra bên ngoài, làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân. “Khoảng 6-8 tuần nữa, khi vết mổ hoàn toàn lành, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật đưa đại tràng về vị trí ban đầu”, bác sĩ Trần Phùng Dũng Tiến nói. Cũng theo bác sĩ Dũng Tiến, chưa thể nhận định trước về di chứng sau này của bệnh nhân. Đây không phải lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy phải “sửa chữa” lại tầng sinh môn cho các bệnh nhân.
Trước đó, theo lời kể của chị P, cuối tháng 12/2014, chị được bạn bè giới thiệu đến một phòng khám tư để thực hiện phẫu thuật tân trang, thu hẹp “lá nho” với giá 2,5 triệu đồng. Sau phẫu thuật khoảng nửa tiếng, chị thấy mình có cảm giác rất đau, máu chảy nhiều. “Bác sĩ phẫu thuật vội vàng đặt thuốc vào hậu môn để giảm đau cho tôi. Nhưng máu chảy nhiều đến nỗi thuốc trôi cả ra ngoài. Sau đó, phòng khám chuyển tôi đến bệnh viện gần đó để cấp cứu, tôi bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình lại đang ở Bệnh viện Chợ Rẫy”, chị P kể lại. Được biết, phòng khám này không được cấp phép thực hiện kỹ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn nhưng vẫn thực hiện và đã để xảy ra tai biến.
Trước đó, tháng 8/2014, một sản phụ trong khi sinh đã tử vong tại Bệnh viện An Sinh (Đồng Nai). Theo người nhà sản phụ, nguyên nhân được xác định có liên quan đến việc sản phụ này đã thực hiện may thẩm mỹ tầng sinh môn. Tuy nhiên, bệnh viện không thừa nhận điều này.
“Áp lực” của nhiều phụ nữ
Nhớ lại ca rách vết khâu tầng sinh môn cách đây 2 năm, chị Hoàng T.H (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn còn rùng mình. Sau khi sinh cháu đầu, chị được may thẩm mỹ tầng sinh môn nhưng 2 tuần sau thì phát hiện bị tuột mấy mũi chỉ, vết khâu hở toác ra, chị quay lại bệnh viện nơi chị đăng ký sinh để khâu lại. “Lúc đẻ, bác sĩ gây tê màng cứng nên lúc khâu không việc gì. Khi vào khâu lại, bác sĩ tiêm thuốc tê thì bị dị ứng thuốc tê. Nằm trên bàn đẻ cho bác sĩ khâu lại, người tôi “giật đùng đùng” không kiểm soát được các hành vi của mình, riêng đầu óc thì vẫn tỉnh. Nhưng khâu rồi về mấy hôm chỉ lại bung ra, phải vào viện tiếp. Lúc đấy vết hở cũng khô rồi nên khâu lại “nó” cũng không liền với nhau. Phải hơn 2 tháng sau, tôi mới hết đau…”, chị Hoàng T.H sợ hãi kể lại.
Trên các diễn đàn có sự tham gia của đông đảo chị em, đây là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít thành viên. Nhiều chị em sau sinh rất lo lắng về việc “gần gũi” với chồng khi “chỗ ấy” không còn như trước. Thành viên có tên meBongxu… tâm sự: “Sau tập 1, chỗ ấy của mình cứ như “gió vào nhà trống”, xuống cấp quá thể! Chưa kịp “tân trang” thì đã dính tập 2! Không biết rồi sẽ như thế nào đây!”. Bình luận ngay tâm sự của “chủ top”, thành viên Susuyeu góp lời: “Hai lần sinh xong, mỗi lần “gần” chồng, tới những phút cao trào, tôi cảm giác anh xã cứ như đi vào khoảng trống còn bản thân tôi thì hụt hẫng không để đâu cho hết! Cứ thế này thì sợ anh xã lại tìm “cảm giác” ở ngoài mất thôi!”.
Áp lực “giữ hạnh phúc gia đình”, “đẹp lòng ông xã” cứ thế đè nặng tư tưởng. Nhiều chị em rỉ tai nhau về các cách làm đẹp “vùng kín”. Tuy nhiên, nhiều chị em do cảm giác ngại ngần vì đây là việc nhạy cảm nên thường “bấm bụng làm liều”, tìm đến các cơ sở để “tân trang” bởi tin vào lời quảng cáo “đẹp như thuở đôi mươi” mà không tìm hiểu xem phòng khám đó có được cấp phép làm thủ thuật này hay không?
Nên thực hiện tại cơ sở y tế đủ điều kiện an toàn
“Chất lượng cuộc sống tăng lên, nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cũng là điều dễ hiểu”, TS.BS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ.
Khi sinh tự nhiên theo đường cổ truyền, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn để tránh gây tổn thương các bộ phận xung quanh bộ phận này. Sau sinh, bác sĩ sẽ may lại đường rạch này, không cắt bỏ niêm mạc (gọi là may thường). Đây là chỉ định phổ biến từ lâu nay. Còn may thẩm mỹ tầng sinh môn không phải là kỹ thuật cấp cứu hay vì bệnh lý mà liên quan đến thẩm mỹ. Khi may thẩm mỹ, bác sĩ cắt bỏ da, niêm mạc, chỉnh gọn và thu nhỏ thành âm đạo... tức là có xâm lấn và có thể có biến chứng.
TS.BS Vũ Bá Quyết khẳng định: May thẩm mỹ tầng sinh môn là một loại phẫu thuật, phải được thực hiện ở nơi có điều kiện thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức, có độ an toàn phòng mổ… Đồng tình với quan điểm này, TS.BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng, đây là một loại phẫu thuật có liên quan đến giảm đau, gây tê… do đó, biến chứng có thể xảy ra, thậm chí có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn máu, mất máu…
Theo các chuyên gia sản khoa, thủng trực tràng (như trường hợp của bệnh nhân Trần H.P trên đây) là một trong những biến chứng dễ gặp nhất trong thủ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn. Ở người phụ nữ, tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Hiểu nôm na thì tầng sinh môn và trực tràng có vị trí gần nhau, do đó khi thực hiện may lại tầng sinh môn, thủng trực tràng là tai biến dễ gặp nhất. “Tuy ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì may thẩm mỹ tầng sinh môn, nhưng trên thực tế, nếu không được phát hiện sớm tai biến thủng trực tràng này và may lại ngay, để chảy máu, mất máu nhiều, bệnh nhân có thể tử vong”, TS.BS Vũ Bá Quyết nói.
Các chuyên gia sản khoa chia sẻ rằng, một tai biến khác mà may thẩm mỹ tầng sinh môn cũng hay gặp, đó là mâu thuẫn trong quan điểm về cái đẹp. “Tôi thường bảo với học trò của tôi, làm nghề “làm đẹp” này, rất dễ mua nhà nhưng cũng rất dễ bán nhà vì khách hàng “bắt đền”, TS.BS Vũ Bá Quyết chia sẻ.
(Còn nữa)
Thu Nguyên
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.