“Tách thi THPT và thi ĐH, CĐ mới là nhân đạo!"
GiadinhNet- Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 vừa kết thúc với nhiều biến động. Một số chuyên gia cho rằng, không nên tiếp tục kỳ thi THPT Quốc gia và thay đổi để phù hợp hơn.
Thất bại hoàn toàn
Mặc dù Bộ GD&ĐT cho rằng, kỳ thi THPT Quốc gia 2015 thành công nhưng một số nhà giáo dục nhận định việc tách hai kì thi mới là... nhân đạo, bởi kì thi THPT năm nay là một cuộc vật lộn, khổ sở, đầy bão tố của phụ huynh và học sinh.
Theo PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), mặc dù có người cho rằng quay lại kiểu thi cũ là "tội" với con em chúng ta nhưng ông khẳng định, giữ quan điểm tách hai kỳ thi THPT và CĐ, CĐ là điều nên làm bởi kỳ thì vừa qua không tiết kiệm, không giảm bớt căng thẳng và không đánh giá tốt năng lực học sinh.
Hãy nhìn kì thi vừa qua để thấy phụ huynh tốn kém ra sao
PGS Cương chia sẻ, mặc dù Bộ GD&ĐT cho rằng tiết kiệm nhưng hãy nhìn phụ huynh để thấy họ tốn kém ra sao. Ông nhắc lại hình ảnh thí sinh cùng bố từ Thanh Hóa ra Hà Nội, chầu chực ôm cái máy tính cả ngày đêm xem ai rút hồ sơ ra sao. Sau đó, hai bố con phóng về tận Vinh. Rồi từ Vinh, thí sinh đó được trường thông báo chưa có danh sách nên tiếp tục quay ngược trở ra Hà Nội...
“Thử hỏi như thế thì tốn bao nhiêu tiền của dân”?, ông đặt câu hỏi. Ngoài ra, theo PGS Cương, việc chấm thi cũng nhiều tốn kém. Trước đây, ở trường ĐH nào thì chấm theo trường nấy. Tuy nhiên, kỳ thi vừa qua, cụm thi Huế điều 15 người của Quảng BÌnh vào chấm. Khi đến nơi mới té ngửa ra là không biết đơn vị nào sẽ trả tiền lưu trú, tiền ăn, tiền đi lại nên đoàn quay về....
“Những chi phí này, liệu ai sẽ tính cho các giáo viên? Nếu bảo rằng kỳ thi vừa qua là tiết kiệm, tôi nghĩ mục tiêu này cũng không đạt được”, PGS Cương nói.
Về việc kì thi năm nay có đỡ căng thẳng hay không, TS Nguyễn Cảnh Lương (nguyên Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội) cho rằng, kỳ thi THPT Quốc gia năm nay có đỡ tốn kém hơn cho Nhà nước nhưng phụ huynh và học sinh khổ quá.
Ông đánh giá: “Họ khổ và rơi vào căng thẳng như thế nào qua đợt xét tuyển vừa qua, tôi nghĩ báo chí và truyền thông đã phản ảnh nhiều câu chuyện. Tuy nhiên, tôi nhận thấy kĩ thuật xét tuyển chưa hợp lý và cần phải có cải tiến”.
Còn theo PGS Cương, ngay từ đầu khi ra quyết định thi 2 trong 1, học sinh và giáo viên đã vô cùng căng thẳng. Đó là việc các trường vừa dạy vừa nghe ngóng xem bộ ra đề thi thử như thế nào, rồi cách sắp xếp câu hỏi trong đề thi ra sao, việc ra đề thi Ngoại ngữ có cả trắc nghiệm lẫn tự luận, từ thang điểm từ 20 xong lại chuyển sang thang điểm 10... khiến cô trò chạy theo không kịp.
Theo PGS Cương, ngay từ khi có quyết định thi THPT Quốc gia, học sinh đã vô cùng căng thẳng.
“Tôi nghĩ phải đến lúc thi xong, tình trạng căng thẳng mới lên đến đỉnh điểm. Chẳng hạn vùng sâu vùng xa không có máy móc, có em ra thị trấn thuê được cái máy chỉ để xem trường mình có ai nộp ra, nộp vào. Chưa kể tình trạng nghẽn mạng...
Ngoài ra, kỳ thi này cũng không đánh giá tốt năng lực học sinh. Nếu chúng ta thử so sánh hai thí sinh cùng đạt 6 điểm nhưng một người đạt 6 điểm đại trà và một người đạt 4 điểm nâng cao 2 điểm đại trà thì đánh giá thí sinh đó ra sao? chọn năng lực của người nào? Vì thế, tôi khẳng định kì thi vừa qua thất bại hoàn toàn”, PGS Cương khẳng định.
Giao kỳ thi THPT cho Sở GD&ĐT
Để kỳ tuyển sinh 2016 được phù hợp hơn, một số chuyên gia cho rằng, nên cải tiến cho phù hợp và tránh lộn xộn đáng tiếc như vừa qua. TS Đinh Xuân Khoa, hiệu trưởng ĐH Vinh cho rằng, kỳ thi THPT Quốc gia mới tổ chức được 1 năm, thế nên cần tổ chức tiếp.
Bản thân ông và một số phụ huynh ủng hộ kì thi này. Tuy nhiên, ở phần xét tuyển cần có một số điều chỉnh để không xảy ra tình trạng lộn xộn như năm nay nữa.
Về phía mình, TS Nguyễn Cảnh Lương cũng khẳng định, cần có một hội thảo, đánh giá mức độ tốn kém trước và sau khi tổ chức kì thi THPT Quốc gia. Hiện nay, chỉ có một số ý kiến của các nhà làm giáo dục là chưa đủ.
Bộ GD&ĐT nên lập nhóm chuyên gia tuyển sinh 2016, trong đó có thể mời các chuyên gia giáo dục, các nhà tuyển sinh lâu năm góp ý cho kì thi xem đề thi năm nay đã được chưa? tổ chức thi đã ổn hay không và cần thay đổi những gì cho hợp lý.
Trước những phân tích về những điều chưa được vừa qua, PGS Cương cho rằng, năm nay Bộ GD&ĐT cần phải tách hai kì thi bởi mục tiêu của hai kì thi hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, kỳ thi THPT nên giao cho Sở GD&ĐT các địa phương quản lý, chấm và công bố kết quả.
Còn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, nên giao cho các trường tự chủ tuyển sinh theo yêu cầu của trường mình. Bộ GD&ĐT không nên ôm lấy công đoạn nào, chỉ nên giữ vai trò chủ đạo và đề ra phương hướng, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát... các trường, nếu sai thì xử theo qui định của pháp luật.
Bộ nên tiếp thu ý kiến của dân
“Các chuyên gia giáo dục, các nhà giáo đều đồng loạt lên tiếng như vậy, trong khi Bộ GD&ĐT vẫn cho rằng kì thi thành công tốt đẹp thì không thể được. Chẳng hạn vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, nhờ có lắng nghe ý kiến của dân nên sự việc đã được dừng. Tuy nhiên, vấn đề thi cử ảnh hưởng đến hàng triệu người dân nhưng bộ vẫn cứ bảo thủ và không lắng nghe ý kiến của dân thì không được”.
(PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội).
Hạnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?
Pháp luật - 30 phút trướcGĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Vào cua tốc độ cao, xe máy đối đầu xe khách khiến một người tử vong ở Tuyên Quang
Đời sống - 57 phút trướcGĐXH - Xe máy di chuyển với tốc độ cao, khi đến khúc cua đã lấn hẳn sang làn đường ngược chiều sau đó tông thẳng vào đầu xe khách từ hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Thời sự - 3 giờ trướcChính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A
Giáo dục - 4 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, bản đồ mưa dông xuất hiện ở hầu hết phần phía Tây của cả nước lúc 15h10 chiều 19/5, rủi ro lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực; 'Địa đạo' phiên bản đặc biệt sẽ được chiếu trên một nền tảng số.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc
Xã hội - 12 giờ trướcCục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sựGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.