Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao tuổi cao trở thành yếu tố nguy cơ của ung thư?

Thứ năm, 13:25 20/06/2024 | Bệnh thường gặp

Cơ thể có sẵn các cơ chế để sửa chữa DNA và điều chỉnh sự phát triển của tế bào, nhưng chúng trở nên kém hiệu quả hơn theo tuổi tác, dẫn đến khả năng đột biến ung thư cao hơn.

Theo đó, hiểu được mối liên hệ giữa lão hóa và ung thư là rất quan trọng để xây dựng chiến lược phòng ngừa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

Ung thư có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với người cao tuổi, đây là một yếu tố nguy cơ lớn, do sự kết hợp giữa sinh học, môi trường và lối sống.

1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ở người cao tuổi

1.1. Yếu tố sinh học

TS. Nikhil S Ghadyalpatil, chuyên gia tư vấn cấp cao về ung thư và bác sĩ chuyên khoa ung thư huyết học tại Bệnh viện Yashoda (Hyderabad -Ấn Độ) cho biết, các yếu tố sinh học sau đây đóng vai trò quan trọng đối với ung thư ở người cao tuổi:

- Tích lũy đột biến gen : Điều này xảy ra theo thời gian, khi các tế bào trong cơ thể tích lũy đột biến gen. Cơ thể có sẵn các cơ chế để sửa chữa DNA và điều chỉnh sự phát triển của tế bào, nhưng chúng trở nên kém hiệu quả hơn theo tuổi tác, dẫn đến khả năng đột biến ung thư cao hơn.

- Chức năng miễn dịch giảm: Hệ thống miễn dịch suy yếu theo tuổi tác, khiến nó kém hiệu quả hơn trong việc phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. Điều này làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

- Lão hóa tế bào : Khi tế bào già đi, chúng chuyển sang trạng thái gọi là 'lão hóa', không còn phân chia nhưng vẫn ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh. Các tế bào bạch cầu có thể tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển của ung thư thông qua việc giải phóng các yếu tố 'gây viêm'.

Xuất hiện khối ở vú có ý nghĩa gì ? Yếu tố nguy cơ gây Ung thư?

Nguy cơ ung thư vú tăng theo tuổi tác, đặc biệt là sau mãn kinh do sự thay đổi nồng độ hormone.

1.2. Yếu tố môi trường và lối sống

Theo TS. Nikhil S Ghadyalpatil, các yếu tố môi trường và lối sống làm tăng nguy cơ ung thư ở người cao tuổi như:

- Tiếp xúc lâu dài với các chất gây ung thư : Trong suốt cuộc đời, các cá nhân tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư khác nhau như khói thuốc lá, bức xạ, hóa chất và tia UV... Chính tác động tích lũy này làm tăng nguy cơ ung thư.

- Viêm mạn tính : Viêm dai dẳng thường gặp ở nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác, có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư. Viêm gây tổn thương DNA và thúc đẩy môi trường hỗ trợ sự phát triển của khối u.

2. Loại ung thư nào thường gặp ở người cao tuổi?

Có 5 loại ung thư chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi, đó là:

- Ung thư vú: Nguy cơ tăng theo tuổi tác, đặc biệt là sau mãn kinh do sự thay đổi nồng độ hormone.

- Ung thư tuyến tiền liệt: Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới lớn tuổi, thường được chẩn đoán khi họ bước qua tuổi 65.

- Ung thư đại trực tràng: Nguy cơ tăng theo tuổi tác, hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người trên 50 tuổi.

- Ung thư phổi: Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cũng tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở những người có tiền sử hút thuốc.

- Ung thư da: Việc tiếp xúc kéo dài với bức xạ tia cực tím trong suốt cuộc đời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này, khiến bệnh trở nên phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Ung thư tuyến tiền liệt - căn bệnh có thể chữa khỏi

Ung thư tuyến tiền liệt thường được chẩn đoán ở nam giới bước qua tuổi 65.

3. Phòng ngừa và quản lý bệnh ung thư như thế nào?

Tiến sĩ Nikhil khuyến cáo làm những điều sau đây để phòng ngừa và điều trị ung thư ở người cao tuổi:

- Sàng lọc thường xuyên: Phát hiện sớm thông qua sàng lọc thường xuyên có thể cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho người lớn tuổi.

- Thực hiện lối sống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất, tránh thuốc lá cũng như uống rượu vừa phải… có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

- Tiêm chủng : Tiêm phòng vaccine như HPV có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư, ngay cả ở người lớn tuổi.

- Quản lý các bệnh mạn tính: Điều quan trọng là phải quản lý đúng cách các bệnh mạn tính như đái tháo đường , tăng huyết áp để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ ung thư.

- Tư vấn di truyền: Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, tư vấn và xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.


Minh Cường
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hư công dụng hạ đường huyết của lá xoài non, người bệnh tiểu đường dùng có an toàn, hiệu quả?

Thực hư công dụng hạ đường huyết của lá xoài non, người bệnh tiểu đường dùng có an toàn, hiệu quả?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Các bộ phận của cây xoài như vỏ, quả, lá đều có thể được sử dụng để hỗ trợ trị bệnh tiểu đường và các bệnh về hô hấp như ho, viêm phế quản...

7 thức uống tốt nhất giải độc gan

7 thức uống tốt nhất giải độc gan

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Có rất nhiều đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng được pha chế dễ dàng từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà, giúp giải độc gan, hỗ trợ chức năng gan và sức khỏe tổng thể…

Người bệnh viêm quanh khớp vai nên ăn uống thế nào?

Người bệnh viêm quanh khớp vai nên ăn uống thế nào?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các khớp khỏe mạnh, trong đó có khớp vai. Tham khảo những lời khuyên dinh dưỡng dưới đây nếu bạn đang đối phó với bệnh viêm quanh khớp vai.

Người đàn ông 56 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ não thường xuyên có thói quen xấu này, bác sĩ khuyến cáo nên bỏ càng sớm càng tốt

Người đàn ông 56 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ não thường xuyên có thói quen xấu này, bác sĩ khuyến cáo nên bỏ càng sớm càng tốt

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ở Phú Thọ hôn mê sâu do đột quỵ có tiền sử tăng huyết áp và lạm dụng rượu.

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường qua đời sau bữa cơm trưa vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường qua đời sau bữa cơm trưa vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi qua đời, người đàn ông mắc bệnh tiểu đường này đã ăn nhiều khoai tây thay cho cơm và quên tiêm insulin trước khi đi ngủ.

Nam sinh 19 tuổi bị viêm tụy cấp, mỡ máu tăng 100 lần vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Nam sinh 19 tuổi bị viêm tụy cấp, mỡ máu tăng 100 lần vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điểm chung của những bệnh nhân bị viêm tụy cấp đều là còn trẻ, thừa cân, ăn quá nhiều, ít vận động và có tiền sử mắc bệnh nhưng không coi trọng.

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên nên uống trà xanh để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, thậm chí có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Người phụ nữ vào viện bất ngờ với mi mắt chi chít rận mu ký sinh, nguyên nhân khiến chị em càng giật mình

Người phụ nữ vào viện bất ngờ với mi mắt chi chít rận mu ký sinh, nguyên nhân khiến chị em càng giật mình

Phòng the - 2 ngày trước

GĐXH – Người phụ nữ quanh mí mắt bị ngứa, cộm, sưng đỏ và chảy nước mắt vào viện khám đã bất ngờ phát hiện bầy rận mu ký sinh trên mí mắt, đẻ trứng chi chít. Nguyên nhân lại bắt nguồn từ thói quen khiến nhiều chị em cần chú ý.

Dấu hiệu tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường nên biết để ngừa biến chứng

Dấu hiệu tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường nên biết để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Dấu hiệu tăng đường huyết phổ biến ở người bệnh tiểu đường là: Luôn cảm thấy đói, khát; thường tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm và cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi...

Nam sinh 11 tuổi ở Tuyên Quang phải đi cấp cứu với vết thương vùng kín nặng nề do tai nạn nhiều người không ngờ tới

Nam sinh 11 tuổi ở Tuyên Quang phải đi cấp cứu với vết thương vùng kín nặng nề do tai nạn nhiều người không ngờ tới

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Nam sinh 11 tuổi được đưa đến cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng cơ thể có nhiều vết thương do bỏng điện nặng, đặc biệt ở tay, chân và bộ phận sinh dục.

Top