Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tấm huân chương vô hình của người cha 3000 ngày cõng con đi học

Thứ bảy, 14:45 01/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Đến đầu khu, hỏi “ông Nghĩa cõng con”, người dân ai cũng biết. Trong ký ức của họ, câu chuyện đời đầy phong ba, với tình yêu thương vô bờ của ông cho cô con gái tật nguyền đã trở thành tấm gương hy sinh được nhắc đi nhắc lại suốt những năm qua.

Tấm huân chương vô hình của người cha 3000 ngày cõng con đi học 1

Ông Nguyễn Tấn Nghĩa tự hào về tấm bằng khen của con gái mình. (Ảnh: L. Nguyễn).

 
Ngôi nhà nhỏ của gia đình ông Nguyễn Tấn Nghĩa nằm mãi tận cuối khu tập thể Tân Mai (Q. Hoàng Mai, Hà Nội). Nhưng đến đầu khu, hỏi “ông Nghĩa cõng con”, người dân ai cũng biết. Trong ký ức của họ, câu chuyện đời đầy phong ba, với tình yêu thương vô bờ của ông cho cô con gái tật nguyền đã trở thành tấm gương hy sinh được nhắc đi nhắc lại suốt những năm qua. Để hôm nay, sau gần 3000 ngày chẳng quản mưa nắng cõng con đến lớp, ông đã được “hái quả ngọt” khi Phương Linh (con gái ông Nghĩa – PV) vượt qua kỳ thi tuyển vào Đại học Công Đoàn.
 
Ba tháng “giành con với tử thần”

Tiếp phóng viên bên ấm trà sen thơm mát, ông Nghĩa ngược về quãng thời gian tưởng chừng như không thể vượt qua. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau 6 năm trong quân đội, ông về làm công nhân xí nghiệp giày vải Thụy Khuê. Cũng trong khoảng thời gian ấy, ông thầm thương trộm nhớ bà Trần Thu Thủy, người của vợ ông sau này. Khi đó, bà Thủy là một hoa khôi của xí nghiệp Hàm Long. Cuối năm 1991, hai người làm lễ kết hôn nên nghĩa vợ chồng được hai họ và bạn bè chúc phúc. Ông Nghĩa thầm mong những đứa con thơ để hạnh phúc gia đình thêm viên mãn. Một năm sau ngày cưới, vợ ông có tin vui.

Khoảng thời gian ấy, đất nước đang cải cách kinh tế, xí nghiệp của bà Thủy bị giải thể, xí nghiệp nơi ông Nghĩa làm cũng đang trong thời kỳ cải tổ, cơ cấu lại. Cả gia đình trông vào đồng lương ba cọc ba đồng của ông nên bữa no, bữa đói, khiến vợ ông sinh con bị non ngày. “Phương Linh sinh ra yếu nên phải nuôi trong lồng ấp, gần 3 tuần mới về nhà”, ông Nghĩa nhớ lại. Nhìn vợ xanh nhợt, con yếu ớt mà ông xót thương, giận bản thân mình không chăm sóc bà lúc mang thai được đầy đủ.

Nhưng những tháng ngày sóng gió chưa dừng lại ở đó.  “Bé Linh sinh ra đã ốm yếu suốt, tuần nào Linh cũng phải đến bệnh viện. Ở thành phố này gần như chưa có bệnh viện nào bé Linh chưa đến”, ông Nghĩa kể tiếp. Hai tháng tuổi, Linh bị sốt 41 – 42 độ. Ông Nghĩa cùng vợ vội vàng đưa con đến bệnh viện. Hai vợ chồng ông chết đứng khi nghe tin bác sĩ nói Linh bị sốt bại liệt. Bế đứa con bé bỏng vào lòng, thương con mới đỏ hỏn mà biết bao bệnh tật đọa đầy, ông Nghĩa không cầm được nước mắt.
 
Khi Linh được 4 tháng tuổi, một lần ấp con vào lòng ông Nghĩa phát hiện sau lưng bé có một cái mụn. Theo thời gian cái mụn cứ lớn dần lên như khối u. Từ chân trái, chân phải của Linh cũng yếu dần rồi không cử động được nữa. Từng làm y sĩ trong quân đội, linh tính mách bảo ông chính khối u đã chèn vào dây thần kinh cột sống làm cho đôi chân của con ông yếu đi. Ông xin nghỉ phép bế con đến bệnh viện K kiểm tra. “Tôi như quay cuồng trời đất khi bác sĩ nói đó là u ác tính. Không tin vào kết luận, tôi ôm đứa con mới 8 tháng tuổi đến bệnh viện nhi Thụy Điển xét nghiệm lại, và kết quả vẫn vậy”, ông Nghĩa tâm sự đầy xót xa.

Nhớ lại lúc bấy giớ, Linh mới 8 tháng tuổi mà chỉ nặng có gần 4kg. Phải nhờ đến sự thông cảm, tận tâm của các bác sĩ bệnh viện Xanh Pôn, Phương Linh mới được tiến hành phẫu thuật. Ngồi bên ngoài phòng mổ, chưa bao giờ ông Nghĩa thấy thời gian lại chậm như vậy, tim ông đập thình thịch, giật mình thon thót theo những tiếng động lạ. Khi bác sĩ thông báo ca mổ thành công, hai vợ chồng ông ôm chặt nhau mà khóc, những giọt nước mắt của hạnh phúc.

Vợ chồng ông chưa kịp hết vui mừng thì  bất ngờ một bác sĩ kêu ông vào phòng. “Tôi vừa mừng vừa hồi hộp không hiểu chuyện gì. Giọng ông bác sĩ bỗng trùng xuống, ông bảo: Dù ca mổ thành công nhưng cháu nhà bị u ác tính di căn theo đường tiêu hóa. Bình thường, những người bị như vậy sống không quá 3 tháng. Tôi nói vậy để gia đình chuẩn bị tâm lý”, ông Nghĩa như rụng rời chân tay khi nghe vị bác sĩ thông báo tình hình của con gái mình.

Ông Nghĩa lê từng bước nặng trịch trên hành lang bệnh viện, những lời của bác sĩ như sét đánh ngang tai. Mặt ông thất thần tái nhợt, tim ông như đang chảy máu. Ông không dám cho vợ biết tin dữ, một mình ông chấp nhận sống trong lo lắng và sợ hãi. Không biết một ngày nào, Phương Linh sẽ  rời xa vợ chồng ông(?). Nghĩ đến cảnh đó ông bỗng thấy rùng mình.

Sau gần hai tháng, Linh bị đau bụng đi ngoài không cầm lại được. Đến bệnh viện bác sĩ cũng bó tay, ông Nghĩa đã nghĩ đến điều xấu nhất. “Lúc ở bệnh viện, một bà cụ chỉ tôi một thầy lang bên Đông Anh rất giỏi chữa tiêu chảy cho trẻ con. Còn nước còn tát, tôi đạp xe gần 30 km sang xin thuốc của vị thầy lang. Ông thầy bốc cho hai thang. Thật lạ kỳ, Phương Linh uống hết hai thang thì khỏi hẳn”, ông Nghĩa vẫn nhớ như in những giờ phút sinh tử cùng con.

Ba tháng thấp thỏm, dài đằng đẵng ấy rồi cũng trôi qua, ông Nghĩa như được sống lại. Dù biết con gái cả đời không đi lại được nữa nhưng với những gì trải qua, ông càng trân trọng những gì mình đang có. Chuyện con gái sống không quá ba tháng, ông giữ mãi trong lòng cho đến ngày Phương Linh đỗ đại học.
 
Gần 3000 ngày hy sinh thầm lặng

Ngày đó, một mình ông đi làm lo cho gia đình còn bà Thủy ở nhà chăm lo cho Phương Linh. Sau khi Linh hết “mẫu giáo trường nhà”, bà Thủy lại mua sách về dạy cho con đánh vần từng chữ giống như chương trình trong sách giáo khoa. Linh quen mặt từng con chữ từ đó. Bà Thủy kể: “Linh muốn đến trường học, trình độ của tôi cũng có giới hạn không đủ kiến thức để dạy con mãi được. Vì thế, tôi mời cô giáo tiểu học trường Tân Mai đến dạy và chấm điểm cho Phương Linh. Sau này, tôi mang chính những bài kiểm tra đó đến trường tiểu học Tân Mai, xin cho Linh đi học”.

Tuy nhiên, nguyện vọng của mẹ Phương Linh không được chấp nhận vì từ trước tới nay “chưa có tiền lệ”. Bà lại cõng con lên phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng đặt vấn đề. May mắn đã mỉm cười với Linh khi phòng cho người về kiểm tra kiến thức và cho em vào học lớp 2. Vì không thể tự vệ sinh cá nhân được, nên Phương Linh không được học bán trú. Ông Nghĩa, bà Thủy phải thay nhau đưa đón Linh đến trường.

Kể đến đây, ông Nghĩa bỗng trầm ngâm, ông bảo ngày trước có nhiều người trong phường khuyên ông cho con đến nhà tình thương, trường khuyết tật để học lấy 1 cái nghề sau này mưu sinh như khâu vá hay làm hoa. Ông cũng đến thăm, các em ở các trung tâm đó đại đa số là bị nhiễm chất độc dioxin, có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Còn Phương Linh bị liệt, đi đứng tuy có bất tiện nhưng đầu óc , trí tuệ, cơ thể vẫn phát triển bình thường nên ông không đồng ý. “Dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn, vợ chồng chúng tôi vẫn đủ khả năng để chăm sóc con mình. Cho Phương Linh đi học để con tôi thấy mình cũng bình thường như bao người khác. Tôi cũng là lính, tôi biết bên ngoài còn có bao gia đình bất hạnh hơn”, ông Nghĩa nói.

Từ ý nghĩ đầy nhân văn đó, ông xây dựng cho con một định hướng tương lai rõ ràng. Ngày Phương Linh thi vào cấp 3, ông như ngồi trên đống lửa. Đứng bên ngoài phòng thi, vừa thấy Linh bước ra nở nụ cười rạng ngời, ông mới thở phào trút gánh nặng, bởi ông biết con mình đã đỗ, đã vượt qua số phận. “Nó như một ngã rẽ cuộc đời và niềm tin tuyệt đối của vợ chồng chúng tôi về con gái mình”, Bà Thủy tự hào về cô con gái bất hạnh từ bé.

Vào thời gian học chính sau này, thì Linh được bạn đẩy xe lăn đến trường, cõng vào lớp. Thế nhưng, khi đi học thêm thì ông Nghĩa phải cõng cô con gái mình lên từng bậc thang. Trong suốt 7 năm trời, Phương Linh đã đến trường trên lưng người cha mình như thế. Khi đó, đang công tác trong xí nghiệp xe điện Hà Nội, ông đã xin làm hết vào buổi sáng còn buổi chiều ở nhà cõng con đi học thêm. Hà Nội vào những ngày mưa, khu tập thể Tân Mai như cái rốn nước. Nhiều hôm, ông Nghĩa quần xắn đến đầu gối bì bõm cõng con đến lớp. Ông bảo: “Con đi học bố cũng đi học. Hàng ngày, chẳng kể nắng mưa, tôi cũng ngồi bên ngoài phòng học đợi để cõng con về”. Không phụ lòng mong đợi của cha mẹ, năm 2012, Phương Linh đã thi đỗ vào khoa luật của trường ĐH Công Đoàn, nuôi ước mơ làm luật sư bào chữa, cứu giúp những người vô tội.

Nhưng lúc  này, điều mà ông Nghĩa bà Thủy hạnh phúc nhất là Phương Linh chưa bao giờ tự ti vào bản thân và luôn nghĩ mình là một người bình thường như bao người khác. Em còn thường đến Hội khuyết tật của phường sinh hoạt, giúp đỡ những người có cũng hoàn cảnh không may mắn tự tin hòa nhập cộng đồng vươn lên trong cuộc sống. Phương Linh tâm sự: “Em được như ngày hôm nay là vì trên mỗi bước đường đời của em đều có cha mẹ đồng hành chia sẻ”.
 
Chưa bao giờ có ý nghĩ con gái tật nguyền

Khi bé Phương Linh lên 5 tuổi, mỗi chiều chủ nhật, ông lại bồng cô con gái tật nguyền đi đến các công viên chơi. “Ai cũng nhìn hai bố con tôi ái ngại, nhưng chẳng sao cả. Linh mất cảm giác nên không tự chủ được đại tiện, tiểu tiện. Mỗi lần hai bố con đi chơi, tôi lại phải ôm theo khăn, giấy, tã, quần áo bịch lớn bịch nhỏ. Dù bất tiện nhưng chưa bao giờ tôi thấy muộn phiền, mệt mỏi. Tôi muốn cho con gái mình biết con cũng bình thường như bao người khác”, ông tâm sự.

Lê Nguyễn

daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top