Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm nguyện của vị giáo sư muốn phổ biến bài thuốc từ lá đu đủ giúp người bệnh kéo dài sự sống

Chủ nhật, 13:16 29/06/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - "Tôi mong Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện K và cơ quan chuyên môn có thể về khảo sát để tôi chuyển lại toàn bộ tư liệu và những gì nghiên cứu được về lá đủ đủ trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, qua đó giúp nhiều người có cơ hội chữa trị, kéo dài thời gian sống".

 Đó là nguyện vọng của Đại tá, Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Tâm nguyện của vị giáo sư muốn phổ biến bài thuốc từ lá đu đủ giúp người bệnh kéo dài sự sống 1

Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền. Ảnh TG

 
Ông bảo: “Tôi không phải là người khai phá ra công dụng của lá đu đủ mà chỉ là người chính thức áp dụng, phổ biến cách hỗ trợ điều trị ung thư bằng loại lá này đến rộng rãi người Việt Nam và đã thu được nhiều kết quả khả quan”.
 
“Trái ngọt” của sự kiên trì

Chúng tôi gặp Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền (93 tuổi) khi ông đang nằm điều trị tại nhà sau cơn tai biến tại khu tập thể Dệt Kim (TP. Hà Nội). Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền cho hay, trong 2 năm (2005 - 2007), ông hướng dẫn cho 15 bệnh nhân thì kết quả cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được khoảng 5, 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2, 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp tử vong (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng, sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

Trăn trở về việc áp dụng phương pháp điều trị ung thư từ lá đu đủ, Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền tâm sự: “Hiện tại, tôi đã già yếu lại bệnh tật, không biết có thể sống được bao lâu nữa. Vì vậy, những ngày cuối đời này tôi chỉ mong rằng Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện K hay Bộ y tế có thể về khảo sát để tôi chuyển lại toàn bộ tư liệu và những gì nghiên cứu được về lá đu đủ trong việc hỗ trợ điều trị ung thư để nhiều người có cơ hội chữa trị và kéo dài thời gian sống”.

Theo giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, sở dĩ ông tin và áp dụng bài thuốc này là do cách đây 6 năm, bà Lê Thị Đặng (TP. HCM) đã gọi báo cho ông rằng, bà đã dùng nước sắc của lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Chỉ sau vài tháng, chồng bà thuyên giảm bệnh và sống thêm được 9 năm rồi mất vì tuổi già (87 tuổi). Khi nhận được bài thuốc, ông đã tìm hiểu nhiều tài liệu trên thế giới nói về công dụng của lá đu đủ chữa được ung thư. Sau đó, ông áp dụng cho người trong nhà nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi được. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác và nhận được kết quả khả quan.
 
Thế giới công nhận tác dụng của lá đu đủ với bệnh ung thư

Cách đây 2 năm, Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền đã nhận được một số thông tin cho biết: Ở các nước Mỹ, Úc và Nhật Bản, nhiều bác sĩ đã dùng thuốc sắc lá đu đủ điều trị các loại ung thư và cho kết quả tốt. Trong đó có công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang - Giáo sư trường Đại học Florida (Mỹ) đã công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý học dân tộc) số tháng 2/2010 rằng, nước sắc lá đu đủ gồm nhóm B. cvaroten và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản suất cytokines Th1 – type là yếu tố miễm dịch. Do đó, nó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư khác. Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 9 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ. Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Theo tạp chí “Thực phẩm và dinh dưỡng” ở Mexico, lá đu đủ là 1 trong 14 thực phẩm chứa Cardemoid, có tác dụng chống nhiều loại ung thư ( Phổi, vú, tiền liệt tuyến, máu, não…). Nước sắc lá đu đủ không gây ác dụng phụ gì đáng kể. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ thì phải thận trọng khi dùng nước thuốc đó. Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày thì nên chia thành nhiều lần uống và loãng hơn để giảm kích thích.

Giáo sư Hiền giải thích: “Trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa được bệnh và cho rằng trên thế giới, đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw. Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”.

Chia sẻ về bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bằng lá đu đủ, lương y Nguyễn Đức Hai - Giám đốc công ty dược Hùng Vương, cho biết: “ Người ta thường dùng lá đu đủ để chữa ung thư phổi. Trong phổi chủ yếu về khí nên dùng các vị thuốc rỗng để chữa, với lá đủ đủ có các các xương và cuống rỗng nên là vị thuốc phù hợp để chữa bệnh này. Mặt khác, bản chất của tế bào ung thư chính là protein mà đu đủ lại có men (trong mủ đủ đủ) phân hủy protein (Men chủ yếu nằm trong phần cuống và lá). Do đó, khi lá đu đủ vào gặp ung thư thì nó phân hủy luôn tế bào ung thu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hết sức lưu ý khi sử dụng phương pháp này bởi khi men vào dạ dày để lọc chất dinh dưỡng thì nó sẽ bào mòn các bộ phận này trước rồi mới lên phổi. Nếu dạ dày và ruột non kém thì không nên dùng lá đu đủ. Ở Việt Nam, công dụng lá đu đủ cũng được cha ông ta lưu truyền để chữa ung thư, song hiệu quả của nó đến đâu và gây ra tác dụng phụ như thế nào thì cần được nghiên cứu lâm sàng một cách kỹ lưỡng hơn”.
 
Cách sắc lá đu đủ trị bệnh

Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), rửa sạch, lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh. Cách uống: Uống làm 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia thành 3 lần, uống lúc no. Sau khi uống, dùng thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền cũng lưu ý thêm, người bệnh muốn sử dụng lá đu đủ cần phải được sự hướng của người có chuyên môn bởi còn tùy thể trạng và loại bệnh của mỗi người mà hướng dẫn liều lượng và cách sắc, uống.

Thanh Hiên

thuytrangthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 23 phút trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Việc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.

Top