Tâm sự của người ở lại trước 'làn sóng' người lao động kéo nhau về quê
GiadinhNet - Nhìn dòng người "tay xách nách mang" lỉnh kỉnh những vật dụng cần thiết chất đầy xe máy rồi nối đuôi nhau hồi hương, những người chọn ở lại không nén nổi cảm xúc bồi hồi.
Những ngày gần đây, hàng nghìn người lao động ùn ùn kéo nhau hồi hương sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách. Đó là những người mất việc từ nhiều tháng nay, cố cầm cự đến giờ phút này và dùng hết số tiền còn lại chỉ mong được về quê sinh sống.
Không còn trụ nổi, vợ chồng đèo con cái, vật nuôi lên xe gắn máy về quê. Xót xa hơn, nhiều người còn gói ghém mang theo tro cốt người thân qua đời vì COVID-19.
Nhiều con hẻm có các nhà trọ đông đúc trước dịch, nay bỗng vắng hoe, chỉ còn lại vài người nhìn dòng xe kéo nhau về quê, bỏ lại mảnh đất đã từng cưu mang rất nhiều phận nghèo.
Chị Dương Thị Hồng Cúc (35 tuổi, quê Vĩnh Long) hiện đang là công nhân của một công ty tư nhân tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn chia sẻ, những ngày gần đây, chị theo dõi tin tức về hành trình những người công nhân như chị kéo nhau về quê mà thấy chạnh lòng, thương cho người về cũng khổ, thương cho mình ở lại cũng không sung sướng gì.
"Tôi theo dõi tin tức trên báo đài, trên mạng xã hội Facebook, Tiktok về hành trình về quê của đồng hương, của những người công nhân như mình mà chạnh lòng. Bản thân mình cũng muốn được về quê đoàn tụ với con cái, cha mẹ sau khoản thời gian dài chỉ có thể nhìn nhau qua điện thoại nhưng chồng tôi hiện tại đã đi làm lại, công ty tôi làm cũng sắp quay lại làm việc nên tôi đành ở lại đi làm, trang trải cuộc sống còn gửi tiền về quê lo cho con gái đi học", chị Cúc tâm sự.
Chị Cúc cho biết, dãy nhà trọ chị đang ở có gần 20 phòng nhưng cũng về quê gần hết vì không trụ nổi, chị cảm thấy may mắn hơn nhiều người vì dù vợ chồng chị thất nghiệp đã 4 tháng nay nhưng công ty chị làm vẫn cho ứng lương và các mạnh thường quân vẫn hay đến cho thực phẩm nên chị vẫn có thể cầm cự nổi.
"Con gái gọi hỏi mẹ có về không, tôi trả lời mẹ chưa về được mà nghẹn lòng. Bản thân tôi cảm thấy thời điểm này chưa thích hợp vì cạnh nhà tôi F0 rất nhiều, tôi không an tâm", chị Cúc nghẹn ngào nói.
Cũng chọn cách ở lại TP.HCM, chị Thành Nữ Anh Trúc (26 tuổi, quê Ninh Thuận) không nén được giọt nước mắt khi kể về ba mẹ. Chị cho biết chị là con út trong gia đình có 7 anh chị em, cha mẹ ở quê đều lớn tuổi và mắc bệnh tim, các con thì đều làm xa và ở những vùng có dịch như Hà Nội, Bình Dương, TP.HCM… khiến ông bà rất lo lắng. Nhìn dòng người về quê mà chị cảm thấy tủi thân rất nhiều.
"Ngày nào cha mẹ cũng gọi kêu tôi về đi, nhà có gì ăn đó chứ tôi ở trong này một mình cha mẹ không an tâm nhưng tôi không về được phần vì Ninh Thuận chưa đón người về bằng xe khách, phần vì công việc trong này còn dở dang", chị Trúc bộc bạch.
Chị Trúc kể, chị vào TP.HCM đã 3 năm và làm việc tại một trường mầm non tư nhân. Vì dịch, gần 5 tháng nay chị bị thất nghiệp, số tiền tích lũy chi trả sinh hoạt phí và trả góp ngân hàng đến nay đã cạn kiệt nên hiện tại chị dự định sẽ đi làm công nhân để trang trải cuộc sống của mình.
Khác với chị Cúc và chị Trúc, chị Đạo Nữ Mari Dăm (23 tuổi, dân tộc Chăm, trú tại TP.Thủ Đức) cho biết, chị và chồng đã vào TP.HCM được một năm. Từ lúc bùng dịch, chị và chồng đều thất nghiệp, tháng đầu tiên công ty có hỗ trợ chị 70% lương, tuy nhiên, 2 tháng tiếp theo thì chưa thấy.
"Tôi và chồng đều không có ý định về quê bởi cả hai đều muốn gắn bó với TP.HCM, nếu chúng tôi muốn về thì đã về từ trước đó, hiện tại, mọi thứ đang dần bình thường trở lại, điều vợ chồng tôi quan tâm lúc này là có thể đi làm để trả tiền nhà trọ mà chủ trọ đã cho nợ lại mấy tháng nay", chị Dăm chia sẻ.
Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 11/10, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Văn Lâm cho biết, sau khi TP nới lỏng giãn cách, thực hiện Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM, nhiều ngành sản xuất đã hoạt động trở lại và có nhu cầu cần lao động. Các ngành có nhu cầu nhân lực lớn như kinh doanh thương mại (7.279 lao động), dịch vụ logistics - kho tải - dịch vụ cảng (4.834 lao động), kế toán - kiểm toán (3.351 lao động), cơ sở dịch vụ du lịch - lưu trú - ăn uống (1.975 lao động), kiến trúc kỹ thuật và công trình (1.620 lao động), dịch vụ tư vấn nghiên cứu khoa học phát triển (1.535 lao động), cơ khí tự động hoá (1.398 lao động), marketing (1.282 lao động)…
Đối với vấn đề đưa người lao động quay trở lại TP, hiện tại nhu cầu quay lại TP.HCM của người dân các tỉnh, thành chưa cao. TP.HCM đã xây dựng phương án đưa người lao động trở lại bằng xe đưa đón công nhân.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 15 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 35 phút trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 37 phút trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 37 phút trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 9 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 10 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 11 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.