Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của những nhà báo làm từ thiện

Thứ ba, 11:00 21/06/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Nhà báo làm từ thiện phải gánh hai vai: Vừa phải hoàn thành công tác nghiệp vụ của một nhà báo, vừa phải trăn trở nghĩ cách làm sao để bài viết của mình chạm đến trái tim của bạn đọc. Có như vậy, những nhân vật đang từng ngày, từng giờ vật lộn với sự nghiệt ngã của số phận mới có cơ hội được giúp đỡ, được chữa bệnh…

TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, TBT Báo GĐ&XH trong lần trao tiền cho bé Cẩm Nhung. Ảnh: PV
TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, TBT Báo GĐ&XH trong lần trao tiền cho bé Cẩm Nhung. Ảnh: PV

Rớt nước mắt khi gặp nhân vật

Trong một chuyến về thăm quê, PV chuyên mục Vòng tay nhân ái Báo GĐ&XH đã được thông tin về một cháu bé một tuổi chỉ nặng 4,5kg vì bệnh tật. Khi biết hoàn cảnh khó khăn của cháu bé, phóng viên đã ngay lập tức tìm về gia đình cháu ở xóm 3, thôn Quảng Uyên, xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Có mặt ở gia đình cháu Phan Hoàng Minh Đức, người viết bài đã không thể cầm lòng được khi thấy bé trai đã 1 tuổi nhưng cơ thể chỉ như đứa trẻ vài tháng. Chân tay co quắp, da bọc xương, ốm yếu, chốc chốc lại thở khò khè.

Chị Hoàng Thị Thắm (SN 1987) – mẹ của cháu Đức, nghẹn ngào khi nhắc đến bệnh tình của con. Vợ chồng chị sau ngày cưới, chạy chữa thuốc thang suốt 2 năm mới có “tin vui”. Hạnh phúc hơn, chị lại mang thai đôi. Các bác sỹ khuyên chị phải nghỉ ngơi vì sức khỏe chị không đảm bảo cho việc nuôi song thai. Song cuộc sống quê nghèo khó khăn, một mình người chồng không đủ trang trải sinh hoạt và chuẩn bị cho ngày con chào đời. Cùng lúc đó, bố chồng chị lại mắc bệnh ung thư. Biết là vậy, chị vẫn cố gắng đi làm công nhân giày tại KCN Phố Nối B, cách nhà hơn 10km.

Thật không may, sau một buổi đi làm về khi thai mới được 30 tuần tuổi, chị Thắm đau trở dạ. Chồng chị vội vã vay mượn họ hàng được mấy triệu đưa vào Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên. Chị Thắm sinh đôi, một cháu nặng 0.8kg và cháu Đức nặng 1kg. Sinh thiếu tháng, hai bé phải nuôi trong lồng kính, chị Thắm quá yếu phải nằm viện hồi sức. Điều đáng buồn là cháu bé thứ 2 bị suy hô hấp nên sau 8 ngày đã không qua khỏi. Một tháng nằm tại viện, cháu Đức được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vì sức khỏe yếu. Gần hai tháng trời, hai mẹ con chị Thắm mới được gần nhau.

Tưởng rằng sau những ngày được điều trị tích cực ở bệnh viện, sức khỏe của Đức sẽ tốt hơn. Nhưng về nhà được ít ngày, Đức có biểu hiện đêm ngủ hay giật mình, co giật và thường xuyên sốt kéo dài. Bệnh con ngày một nặng, vợ chồng chị Thắm đưa con đi khám thì đau đớn biết cháu bị viêm phế quản phổi, bại não. Đã hơn một tuổi, Đức như đứa trẻ mới sinh vài tuần với cân nặng 4,5kg, chỉ nằm một chỗ. Hai lần đi viện cấp cứu, bà nội Đức đã mua tiểu, quần áo mới chuẩn bị vì nghĩ cháu không thể qua khỏi. Éo le hơn, ông nội Đức bị ung thư trực tràng từ năm 2008, suốt ngày đi viện khiến gia đình càng thêm túng quẫn. Cuối năm ngoái ông mất. Hiện nhà còn bà nội tuổi đã cao và người bác không được minh mẫn như người khác nên không trợ giúp được là bao.

PV Phương Thuận của Báo GĐ&XH trao tiền cho cháu Phan Hoàng Minh Đức.
PV Phương Thuận của Báo GĐ&XH trao tiền cho cháu Phan Hoàng Minh Đức.

Ngoài việc viết về hoàn cảnh của cháu Đức, phóng viên của Báo đã trăn trở vận động các cá nhân, tổ chức để giúp cháu có điều kiện điều trị. Đầu tiên là share (chia sẻ) bài viết của mình lên các trang từ thiện để nhiều người biết hoàn cảnh, sau đó là kết nối với các nhóm hoạt động từ thiện để chung tay giúp đỡ cháu. Nhờ vậy, ngay khi bài báo “Sự sống lay lắt của bé trai 1 tuổi nặng 4,5kg” , mã số 184 đăng trên Báo điện tử Giadinh.net.vn đã nhận được sự đồng cảm từ bạn đọc. Và sự chia sẻ ấm áp đầy tình thương ấy không còn giới hạn trong phạm vi trong nước mà đã vươn xa ra thế giới. Nhiều cuộc điện thoại từ Hoa Kỳ, từ Canada... trực tiếp gọi vào số máy đường dây nóng của hoạt động Vòng tay nhân ái Báo GĐ&XH, mong muốn chuyển tiền về giúp đỡ cháu. Khó có thể diễn tả hết niềm hạnh phúc khi chứng kiến tấm lòng nhân ái của mọi người, khi biết tin bệnh nhân mà mình viết đã vượt qua bạo bệnh.

Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng có được niềm hạnh phúc như thế. Không ít lần, nhân vật đã không đủ sức lực để chống chọi với sự cay nghiệt của số phận dù đã nhận được giúp đỡ của rất nhiều của bạn đọc hảo tâm. Đến giờ hình ảnh cháu bé “chân voi” Bàng Thị Cẩm Nhung, 7 tuổi – nhân vật mang mã số 174 đăng trong chuyên mục Vòng tay nhân ái trên báo điện tử Giadinh.net.vn vẫn còn ám ảnh chúng tôi. Từ khi chào đời, chân phải cháu Nhung đã to bất thường. Càng lớn, chân đó càng phát triển mạnh. Năm 2 tuổi, gia đình cũng đã đưa cháu đi khám và được bác sỹ phẫu thuật. Suốt 7 năm ròng rã, cháu đã phải chịu đựng nhiều đau đớn bởi bên chân dị thường của mình, vì hoàn cảnh quá khó khăn bố mẹ cháu đã không có tiền đưa đi chạy chữa.

Biết được hoàn cảnh của cháu Nhung, phóng viên của Chuyên mục Vòng tay Nhân ái đã viết bài kêu gọi các tấm lòng hảo tâm chung tay giúp đỡ cho cháu. Song song, phóng viên liên hệ trực tiếp với các nhóm thiện nguyện Tâm nguyện Thiện Vy, Nồi cháo Yêu thương Bắc Giang giúp đỡ đưa cháu về BV Nhi Trung ương điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận cháu Nhung bị dị dạng mạch bạch huyết chân, cần phải phẫu thuật cắt bỏ bên chân bị phì đại. Nếu không xử lý, cháu sẽ không đi lại được và tính mạng còn nguy hiểm. Việc phẫu thuật chân rất phức tạp nhưng không còn cách nào khác.

Chỉ sau vài ngày hoàn cảnh của cháu Nhung được đăng tải, tổng số tiền bạn đọc hảo tâm giúp đỡ cháu Nhung đã lên tới hơn 100 triệu đồng, trong đó số tiền bạn đọc chuyển trực tiếp đến Tòa soạn Báo GĐ&XH là 53 triệu đồng, số còn lại các nhóm, nhà hảo tâm đã gửi tới tận tay gia đình cháu Nhung. Cháu Nhung được phẫu thuật. Nhưng niềm hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi bởi không bao lâu sau lần phẫu thuật cưa chân lần 1, cháu Nhung bị tai biến. Vì bệnh tình quá nặng cháu đã không thể qua khỏi. Khi nhận tin dữ từ gia đình cháu Nhung, chúng tôi cảm thấy bàng hoàng, cảm thấy bất lực vì đã không thể làm gì được trước sự nghiệt ngã của số phận dành cho nhân vật của mình.

Kết nối điều trị miễn phí cho nhiều bệnh nhân

PV Phương Thuận (ngoài cùng bên trái) cùng BS Mai (giữa) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trao tiền cho bé Vừ Mí Pó.
PV Phương Thuận (ngoài cùng bên trái) cùng BS Mai (giữa) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trao tiền cho bé Vừ Mí Pó.

Từ nhỏ, bé Vừ Mí Pó (SN 2003) trú tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, Hà Giang) đã khốn khổ vì căn bệnh lạ khiến đầu gối sưng to như cái trống. Do nhà nghèo nên bố mẹ bé đành để con ở nhà chịu bệnh, đôi đầu gối vì thế biến dạng, ngày đêm đau đớn, không ăn uống được, các chi teo dần. Bàn chân, cổ chân bé cứng, không cử động được như bình thường. Cả nhà chỉ có nguồn thu nhập ít ỏi từ việc đi làm thuê của bố bé Pó. Cứ kiếm được đồng tiền nào, bố bé lại bỏ ra và vay mượn thêm để chữa trị bệnh cho con trai. Là học sinh giỏi của Trường cấp II Dân tộc nội trú của huyện Đồng Văn, nhưng Pó đã phải nghỉ học thường xuyên do căn bệnh.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của những người làm báo chuyên mục Vòng tay nhân ái - Báo GĐ&XH và các cộng tác viên từ thiện, bé Vừ Mí Pó đã được vào khám ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Đi tới đâu, hồ sơ của bé Pó cũng được cộp dấu “ưu tiên”. Sau 1 ngày thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận bé Vừ Mí Pó bị bệnh máu không đông gây tràn dịch khớp gối, khiến hai đầu gối bị sưng to như cái trống con. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chuyển bé Pó sang Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ngay lập tức, chúng tôi lại tiếp tục kết nối với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để cháu có thể nhập viện một cách nhanh nhất.

Nghe hoàn cảnh của cháu Pó, các bác sỹ của Viện đã tạo điều kiện nhanh chóng làm thủ tục nhập viện và nhận điều trị miễn phí cho cháu.

ThS. BS Nguyễn Thị Mai - Giám đốc Trung tâm Hemophilla (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cho hay, trong thời gian nằm viện, các bác sĩ phát hiện bàn chân của bé Pó bị cứng, chỉ duỗi thẳng chứ không quay được cổ chân. Viện đã cho bé Pó đi Bệnh viện Bạch Mai chữa dây chằng ở chân đó, bé đang tập đi nạng.

Trước khi xuất viện, các bác sĩ đã hướng dẫn bố con bé Pó là khi thấy có triệu chứng chảy máu phải đưa con đi bệnh viện truyền yếu tố đông máu vào cơ thể ngay. Bệnh máu không đông sẽ theo bé Pó suốt đời nên bé phải học cách sống chung với bệnh. Chỉ cần truyền nhũ tương hàng tháng là có thể ổn định bệnh. Các bác sĩ của Viện huyết học còn nhiệt tình tìm cách tập huấn cho bác sĩ tuyến huyện giúp đỡ bé Pó điều trị bệnh tại chỗ, không phải hàng tháng về Hà Nội chữa trị.

Nhà báo Nguyễn Thùy Linh (ảnh phải) Báo Điện tử VTC New trao tiền cho cháu Lúa.
Nhà báo Nguyễn Thùy Linh (ảnh phải) Báo Điện tử VTC New trao tiền cho cháu Lúa.

Đặc biệt nhất, có lẽ là câu chuyện của mẹ con bé Ly Thị Lúa, SN 2006, ở thôn Giàng Trù A, xã Du Già, huyện Yên Minh (Hà Giang) đã nhận được sự giúp đỡ từ những nhà báo làm từ thiện ở các báo như VTC News, VietNamnet, chuyên mục Vòng tay nhân ái (Báo GĐ&XH) đăng tải với mã số 180.

Nhà báo Nguyễn Thùy Linh - Báo Điện tử VTC New là một trong những nhà báo tích cực đứng ra vận động cho cháu Lúa khi biết tới hoàn cảnh của cháu. Đến với từ thiện do nghề nghiệp run rủi, trong quá trình tác nghiệp nhà báo Thùy Linh có dịp đến các cơ sở y tế, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận, bại não... nên chị luôn đau đáu mình cần phải làm gì đó để giúp đỡ những hoàn cảnh đáng thương ấy.

Nhắc tới cháu Lúa, nhà báo Linh không giấu nổi xúc động chia sẻ: “Nhìn thấy cảnh cháu Lúa còn nhỏ mà phải “gánh” khối u khổng lồ trên lưng. Do những biến chứng của khối u này mà cháu không thể đi bằng đôi chân của mình, phải bò bằng 4 chân suốt 10 năm trong khi không có bố. Một mình người mẹ chăm sóc, cảnh quá nghèo không có tiền để cho Lúa điều trị. Biết đến hoàn cảnh của cháu, tôi đã cùng một đồng nghiệp tham gia giúp đỡ cháu. Chúng tôi đã phân công công việc từng người. Bạn đó phụ trách mảng ở địa phương, còn tôi liên hệ các đầu mối giúp đỡ ở Hà Nội.

Hoàn cảnh của cháu Lúa được chia sẻ ở nhiều nơi. Với sự chung tay của các nhà báo làm từ thiện ở các báo, bé Lúa đã được đưa xuống BV Nhi Trung ương. Về Hà Nội, cô bé được chuyển thẳng vào Khoa Thần kinh (Bệnh viện Nhi Trung ương). Và “phép màu kỳ diệu” đã đến với Lúa. Mẹ con bé Lúa được nhiều nhà hảo tâm tới thăm, hỗ trợ tiền bạc, vật chất. Các bệnh nhân xung quanh cũng chia sẻ bữa cơm hàng ngày. Đặc biệt, ngay sau khi biết thông tin về bé Lúa, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã quan tâm chỉ đạo Bệnh viện Nhi Trung ương tạo mọi điều kiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, hỗ trợ kinh phí để cô bé nghèo mắc quái bệnh được chăm sóc y tế tốt nhất.

“Khó khăn lớn nhất của chúng tôi lúc đó là mẹ con cháu Lúa không nói được tiếng Kinh, mỗi lần trao đổi với họ đều phải nhờ phiên dịch. Khi cháu Lúa nhận được gần 140 triệu đồng từ bạn đọc, được phẫu thuật cắt bỏ khối u, chứng kiến niềm vui trong mắt của cháu, tôi và những người làm báo từ thiện ở các báo cùng chung tay giúp cháu cảm thấy rất hạnh phúc. Điều tôi vẫn trăn trở là số tiền bạn đọc giúp đỡ cháu được sử dụng hiệu quả nhất. Việc phẫu thuật của cháu chỉ là ban đầu, sau đó còn cả một quá trình dài. Thôi thì chỉ biết ráng hết sức mình, tranh thủ tất cả những nơi mình quen biết để giúp được cháu”, nhà báo Thùy Linh chia sẻ.

Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp, những người viết báo cùng với việc tác nghiệp báo chí hàng ngày, đã âm thầm bền bỉ, trực tiếp tham gia các hoạt động từ thiện và cộng đồng. Những bài viết chân thật và đầy xúc cảm của người làm báo sau mỗi chuyến đi đã dấy lên trong lòng người đọc những cảm xúc thiện lương. Và người làm báo lại tiếp tục đến với những số phận kém may mắn chia sẻ chút ấm áp tình người bằng những con chữ.

Nhà báo đăng ký hiến tạng để nối dài sự sống

Với tinh thần tương thân tương ái, những người làm báo ngoài trách nhiệm thông tin sự kiện của mình, bằng nhiều cách khác nhau với “cái đầu sáng và trái tim ấm” dùng ngòi bút của mình âm thầm làm công tác từ thiện để trợ giúp những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.

Nhưng đôi khi công việc từ thiện của những người làm báo cũng gặp nhiều khó khăn. Sở dĩ như vậy là do cách thức làm từ thiện nhiều khi đơn giản chỉ “cho con cá” mà không chú trọng “tạo cần câu” tạo điều kiện sinh kế lâu dài cho người nhận. Bên cạnh đó, có một số đối tượng sau khi nhận được hỗ trợ, nhất là tiền mặt đã phát sinh tâm lý ỷ lại, có trường hợp còn chọn cách ngồi chờ tiền từ thiện tiếp từ cộng đồng, thay vì nỗ lực tự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Thậm chí, có không ít trường hợp tiền từ thiện bị thất thoát, sử dụng sai mục đích…

Để việc từ thiện ý nghĩa hơn, nhà báo Thùy Linh chia sẻ: “Nếu muốn làm từ thiện hiệu quả bạn cần đến tận nơi, trò chuyện với đối tượng và cả những người xung quanh để tìm hiểu xem họ cần điều gì nhất. Xin được tiền rất khó nhưng cho đúng nơi, đúng lúc, đúng nhu cầu còn khó hơn nhiều vì cần bỏ công sức, thời gian và cả sự thấu hiểu nữa”.

Làm từ thiện không chỉ ủng hộ về vật chất mà những người làm báo còn sẻ chia bằng cả tấm lòng với những số phận không may trong cuộc đời. Nhà báo Thùy Linh với mong muốn cứu giúp được nhiều người đã đăng ký hiến tạng. Chị còn đang ấp ủ ý tưởng có thể xây dựng một lớp học di động. Lớp học ấy có tình nguyện viên dạy kỹ năng sống, dạy tiếng Anh… Mỗi tháng sẽ đến một cơ sở để các em nhỏ có thể được theo học. Bởi theo chị, việc từ thiện bằng tiền chỉ mang tính chất nhất thời, để cho họ có kiến thức sẽ lâu dài hơn.

Với nguyên tắc hoạt động "Một đồng bạn đọc ủng hộ là một đồng được chuyển đi”, Chuyên mục Vòng tay nhân ái Báo Gia đình & Xã Hội đã liên tục thống kê và kết chuyển liên tục khoản tiền ủng hộ của bạn đọc tới các hoàn cảnh khó khăn. Tất cả tiền và quà ủng hộ của bạn đọc được chuyển toàn bộ đến tận tay các gia đình khó khăn và gửi thông tin, hình ảnh việc trao tiền đến cho các nhà hảo tâm dù rằng người ủng hộ không cần công khai. Hàng tỷ đồng đã được đại diện Chuyên mục Vòng tay nhân ái chuyển đến tận tay các mã số dưới sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương, đoàn thể nơi họ đang chữa bệnh hoặc cư trú.

Phương Thuận – Hà Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 20 giờ trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ

MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Căn bệnh suy thận cùng di chứng sau vụ tai nạn khiến sức khỏe của Trang suy kiệt. Éo le hơn khi hoàn cảnh gia đình em vô cùng khó khăn. Những gì có giá trị trong nhà, bố mẹ em đã cầm cố, bán đi nhưng vẫn không đủ tiền điều trị cho em.

Top