Tăng cường sự tiếp cận, phổ cập tới các dịch vụ SKSS: Sự đầu tư khôn ngoan, hiệu quả
GiadinhNet - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay, Liên Hợp Quốc đưa ra chủ đề “Tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe sinh sản”.
Tài liệu truyền thông chăm sóc SKSS về với học sinh Trường dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Dương Ngọc. |
TS Dương Quốc Trọng. |
Sự kiên trì thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đã giúp người dân tự nguyện thực hiện KHHGĐ.
Trong vòng 50 năm qua, chúng ta đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sinh sản: Từ việc sinh đẻ tự nhiên, mang tính bản năng sang sinh đẻ chủ động, có kế hoạch; từ việc sinh nhiều con sang sinh ít con; từ việc sinh đẻ chất lượng thấp sang chất lượng cao… Tất cả những điều đó được chứng minh qua những số liệu thống kê.
Chúng ta đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về dân số mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và Chiến lược Dân số giai đoạn 2001 – 2010 đã đề ra. Những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, cơ hội học tập, việc làm, thu nhập, địa vị xã hội của phụ nữ… Do những thành tựu giảm sinh, cơ cấu dân số nước ta đã có những thay đổi rất quan trọng: Tỉ lệ cũng như số lượng trẻ em đã giảm đáng kể, tạo điều kiện giảm tải cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc, tạo ra cơ cấu “dân số vàng” - cơ hội có một không hai về nhân khẩu học của mỗi một quốc gia để đưa đất nước cất cánh bay lên, vượt qua đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường bình đẳng giới... Nhờ vào những thành tựu về kinh tế - xã hội và công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện nên tuổi thọ người dân ngày càng tăng cao, tỷ lệ cũng như số lượng người cao tuổi tăng nhiều so với trước đây, tỷ lệ các cụ từ 65 tuổi trở lên đã chiếm trên 7% dân số nên Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số”, tạo ra những cơ hội cùng với những thách thức mới.
Cơ cấu dân số trong mấy năm qua đã có những thay đổi rất mau lẹ, trong đó có một vấn đề nóng, được dư luận xã hội hết sức quan tâm, đó là mất cân bằng giới tính khi sinh. Nếu như chúng ta không kiên quyết can thiệp sẽ để lại những hệ lụy rất nặng nề cho con cháu chúng ta sau này. Có nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề này, trong đó cần phải chặn đứng việc cung cấp các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh, nó liên quan chặt chẽ với những người thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cả đối với những người cung cấp dịch vụ và những người sử dụng dịch vụ, kết hợp với kiểm tra, thanh tra, giám sát các hành vi lựa chọn giới tính mà đã bị pháp luật nghiêm cấm. |
Mặc dù Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 nhưng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình và các phương tiện tránh thai (PTTT) vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới. Do mức sinh giai đoạn trước đây khá cao nên hằng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn gấp rưỡi số phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ và như vậy số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tiếp tục tăng cao, đạt cực đại vào khoảng những năm 2027 – 2028.
Trong những năm tới, dù mức sinh có tiếp tục giảm, dân số Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng mỗi năm gần 1 triệu người và đạt mức cực đại vào giữa thế kỷ này. Kết quả Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên (VTN,TN) Việt Nam (SAVY) lần thứ 2, tỉ lệ sinh hoạt tình dục ở VTN,TN tăng cao cũng khiến cho nhu cầu sử dụng PTTT cũng sẽ tăng lên.
Do tâm lý, tập quán của người Việt Nam vẫn mong muốn có đông con, nhiều cháu nên chúng ta không thể chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được. Hiện nay mức sinh còn rất khác nhau giữa các tỉnh và các vùng miền: Trong khi tổng tỷ suất sinh của các tỉnh miền Đông Nam bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức khá thấp (khoảng 1,45-1,8 con) thì các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên còn ở mức trên dưới 3 con. Vì vậy, cần phải có kế hoạch kiểm soát mức sinh rất cụ thể và linh hoạt đối với từng tỉnh, từng địa phương.
Ở Việt Nam, cơ cấu các biện pháp tránh thai chủ yếu vẫn là dụng cụ tử cung (chiếm trên 50% các BPTT); nguồn kinh phí nhà nước dùng để mua PTTT vẫn còn đang chiếm một tỷ trọng khá lớn. Trong thời gian tới, sẽ có sự thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng các BPTT, trong đó các BPTT phi lâm sàng tạm thời như bao cao su, viên uống tránh thai,… sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn; việc tiếp thị xã hội các PTTT sẽ ngày càng được đẩy mạnh, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.
Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, đạt mức kỷ lục về tỷ lệ thanh niên tham gia lực lượng lao động trong lịch sử. Hiện nay, thanh niên ở độ tuổi 10 - 24 chiếm gần 1/3 tổng dân số và lợi thế của nguồn lực dồi dào sẽ được khẳng định khi mỗi thanh niên đều được đảm bảo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ để họ có đủ điều kiện đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta của Việt Nam.
Trong những năm tới, quá trình di cư và đô thị hóa ở nước ta sẽ diễn ra ngày càng mạnh hơn, đó là một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển. Việc đảm bảo các dịch vụ xã hội cho những người di cư, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay chưa được xem là tốt và còn khá nhiều việc cần phải làm. Khi thanh niên được đảm bảo quyền về sức khỏe, giáo dục và điều kiện việc làm, thì họ trở thành một lực lượng vững mạnh phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta hoan nghênh và hưởng ứng chủ đề “Tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe sinh sản” mà Liên Hợp Quốc đưa ra nhân Ngày Dân số thế giới 11 tháng 7 năm nay. Các dịch vụ sức khỏe sinh sản, trong đó có kế hoạch hóa gia đình cần được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ. Thực hiện tình dục an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mang thai ngoài ý muốn sao cho mọi đứa trẻ sinh ra đều được mong muốn. Đẩy mạnh triển khai các mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, “sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sơ sinh” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những bệnh, tật của trẻ sơ sinh, nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam. Chăm sóc các bà mẹ trong khi mang thai, đỡ đẻ an toàn, tiếp tục giảm mạnh tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em, đạt và vượt mức các Mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã ký kết cùng cộng đồng quốc tế.
Hằng năm, mặc dầu đã có những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn tới hàng triệu bà mẹ và trẻ em trên thế giới tử vong do liên quan đến thai sản.
Việt Nam đã có những thành tựu to lớn, được thế giới ghi nhận về vấn đề này, các chỉ số liên quan tới sức khỏe bà mẹ và trẻ em của nước ta đều tốt hơn rất nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, chúng ta chưa thực sự hài lòng về những kết quả đã đạt được, nhất là còn có sự khác biệt rất lớn giữa các tỉnh, thành phố, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi,… đòi hỏi cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đầu tư của Nhà nước nhiều hơn nữa cùng với sự nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân. |
(Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế)
17 đối tượng dùng dao phóng lợn tấn công nhầm người
Pháp luật - 1 giờ trướcGây án nhầm người, 17 đối tượng ở An Giang bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng bị bắt ngay sau đó.
Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 người trong lúc tăng tốc vượt qua xe ô tô di chuyển cùng chiều thì bất ngờ mất lái, tông thẳng vào cửa nhà người dân bên đường.
2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc, cắt cabin đưa phụ xe ra ngoài
Thời sự - 1 giờ trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2025, người mắc các bệnh lý/tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ không được lái xe máy. Đó là những bệnh gì?
Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng
Thời sự - 3 giờ trướcĐám cháy xảy ra vào đêm qua, rạng sáng nay (24/11), thiêu rụi khu nhà xưởng của một công ty trong khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).
Làng hoa nổi tiếng Quảng Trị chong đèn xuyên đêm vào vụ Tết
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những ngày này, người trồng hoa ở Quảng Trị chong đèn xuyên đêm để hoa sinh trưởng, bung nụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm cung ứng ra thị trường.
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Thời sự - 4 giờ trướcTheo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Hai mẹ con bị phạt tù về tội 'mua bán trái phép chất ma tuý'
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Toà án nhân dân tỉnh An Giang vừa mở phiên xét xử các bị cáo Trần Đại Lý (SN 1989) và Nguyễn Thị Mum (SN 1957, mẹ ruột Lý) cùng trú tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".
Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH – Chỉ vì mâu thuẫn lặt vặt trong gia đình, một người mẹ trẻ đã nhẫn tâm ném con ruột mới hơn 3 tháng tuổi xuống mương nước...
Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước
Pháp luật - 5 giờ trướcMâu thuẫn với chồng và gia đình, Lê Thị Ngọc Huyền đem con mới chỉ 3 tháng tuổi ném xuống mương nước gần nhà. Thi thể cháu bé được người thân tìm thấy ngay sau đó.
Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy
Xã hộiGĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 xe máy khiến anh T. không qua khỏi, riêng anh H. bị thương nặng được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.