Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng học phí, sinh viên sắp phải “du học” trong nước?

Thứ sáu, 11:09 06/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Mức học phí đang áp dụng trong năm học 2014-2015 đã được nhiều trường ĐH tăng “kịch trần”. Và, trước thông tin khung học phí sắp sửa được điều chỉnh theo hướng tăng cao, sinh viên các trường công lập không khỏi lo lắng.

 

Khung học phí đại học tăng khiến nhiều sinh viên các trường lo lắng.	 Ảnh: Chí Cường
Khung học phí đại học tăng khiến nhiều sinh viên các trường lo lắng. Ảnh: Chí Cường

 

Tự chủ là tăng học phí?

Theo lãnh đạo Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), mức học phí ĐH với các trường tự chủ tài chính trong năm học 2014-2015 là 12 triệu đồng/năm, những năm sau đó có thể tăng lên đến 16,5 triệu đồng/năm. Bộ GD&ĐT cũng đang triển khai thí điểm tự chủ về tài chính tại các trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Hà Nội. Từ chủ trương này, nhiều trường ĐH đã “rục rịch” tăng học phí.

ĐH Kinh tế TPHCM đã công bố thu học phí ổn định theo kế hoạch, với mức thu áp dụng cho năm học 2014-2015 là 13 triệu đồng/năm. Mức học phí này sẽ tăng trong 2 năm học tiếp theo là 14,5 triệu đồng/năm và 16,5 triệu đồng/năm. Còn ĐH Hà Nội cho biết, dự kiến khoản thu học phí sẽ là 7,5 triệu đồng hoặc 8 triệu đồng/năm. Trong khi đó, ĐH Ngoại thương cũng đã xây dựng đề án tự chủ tài chính, lộ trình tăng học phí áp dụng ngay đối với sinh viên khóa mới nhập học năm 2014 – 2015, mức học phí mới vào khoảng 9 triệu đồng/năm đối với chương trình đại trà, mức thu ở các năm sau sẽ tiếp tục tăng dần. Năm học 2015 - 2016 có thể thu ở mức từ 11 - 12 triệu đồng/năm.

Hiện tại, nhiều trường ĐH, CĐ công lập trong cả nước đang áp dụng thu học phí theo Nghị định quy định về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng từ năm học 2010-2011, đến năm học này là năm cuối thực hiện lộ trình tăng học phí. Trong năm học 2014-2015, học phí các trường ĐH, CĐ đã tăng “kịch trần”, trong đó nhiều nhóm ngành đào tạo tăng gần gấp đôi so với năm đầu thực hiện.

Theo quy định nói trên, năm học 2014 – 2015 học phí nhóm ngành Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật và Nông, lâm, thủy sản là 550.000 đồng/tháng/sinh viên (năm học trước là 485.000 đồng/tháng/sinh viên). Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch có mức học phí là 650.000 đồng/tháng/sinh viên (năm học trước là 565.000 đồng/tháng/sinh viên). Mức học phí của nhóm ngành Y dược là 800.000 đồng/tháng/sinh viên (năm học trước là 685.000 đồng/tháng/sinh viên).

Học xong thành… “chúa chổm”?

Theo mức trần học phí của năm học 2014 – 2015, mỗi sinh viên phải đóng từ 5 – 10 triệu đồng/năm đã khiến nhiều sinh viên và gia đình “lao đao” mỗi dịp đầu học kỳ, nhất là những sinh viên ở vùng nông thôn. Nay lại nhận thông tin từ năm học sau, các trường tự chủ tài chính, trường công lập được tự điều chỉnh học phí khiến không ít sinh viên “choáng váng” bởi ngoài tiền học phí, chi phí học tập của sinh viên ngày càng tăng cao.

Khánh Nam (nhà ở Ba Vì, Hà Nội), sinh viên năm thứ 3 một  trường ĐH khối nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Năm học này em đã đóng hơn 6 triệu đồng học phí, tăng gần 1 triệu đồng so với năm trước. Học phí tăng, trong khi mọi thứ đều tăng so với năm ngoái. Mỗi tháng tiền thuê nhà trọ, tiền nước, tiền điện hết hơn 1 triệu. Tiền ăn tự nấu hết khoảng 750.000 đồng/tháng. Cộng với tiền mua vé xe bus, mua sách vở, quỹ lớp, điện thoại… tổng cộng mỗi tháng hết hơn 3 triệu đồng. Đấy là chưa tính tiền học phí”.

“Không riêng gì học phí, bây giờ cứ nghe thứ gì tăng là em thấy sợ. Nhà em ở vùng nông thôn, gia đình làm nông nghiệp nên đời sống không dư giả gì. Em được biết, để lo ăn học cho các con, mẹ em đã phải vay hơn 100 triệu đồng. Bây giờ mọi thứ đều tăng giá, không hiểu sau khi em ra trường, số nợ của nhà em sẽ là bao nhiêu nữa. Em cũng cố gắng để học tốt để có học bổng, đi làm thêm, nhưng cũng không đáng là bao”, Khánh Nam tâm sự.

Khi được hỏi về học phí, các khoản chi phí học tập, Thanh Nga (sinh viên năm thứ 2, Học viện Ngân hàng) cho biết: “Theo em, học phí như bây giờ cũng đã là cao rồi, tiếp tục tăng sẽ càng thêm khó khăn cho sinh viên và gia đình. Em thấy, đa phần sinh viên đều ở các tỉnh, vùng nông thôn và rất ít bạn gia đình khá giả, nên việc gia đình chu cấp tiền cho con học đại học là rất vất vả. Chi phí bây giờ mỗi ngày một tăng cho nhu cầu về đi lại, nhà trọ, ăn uống, học tập… nhìn chung là mỗi tháng trung bình một sinh viên tiêu tốn cũng phải 3-4 triệu đồng, một năm là vài chục triệu đồng”.

Dù mức học phí, chi phí học tập đại học ở Việt Nam vẫn thuộc nhóm thấp so với các nước trong khu vực, song trong bối cảnh thu nhập ở những vùng nông thôn vẫn chưa mấy cải thiện, nhiều phụ huynh “ví von” chuyện tăng học phí, các khoản chi phí phục vụ cho sinh viên bây giờ không kém là bao so với đi du học. Để có tiền cho con học đại học, nhiều gia đình đã phải vay mượn để lo cho con. Còn đối với sinh viên, khi họ ra trường là mối lo tìm việc làm, kèm theo đó là khoản nợ lớn phải trả, nếu có vay mượn khi học đại học.

 

Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước từ năm 2015 đến năm 2018. Theo dự thảo, đến năm 2015, mức giá được tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ. Đến năm 2016, giá dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước thêm chi phí quản lý chung của đơn vị. Đến năm 2018, mức giá tính đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 49 phút trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 50 phút trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 1 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhiều nước trên thế giới, lập trình Game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0, mang lại mức lương hấp dẫn hàng triệu người mơ ước.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 14 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Top