Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng học phí và chuyện bữa ăn sinh viên 8.000 đồng

Thứ sáu, 10:27 04/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Để có chi phí trang trải cho việc học tập và sinh hoạt tại Thủ đô, nhiều sinh viên nghèo phải cắt giảm chi tiêu, trong đó có cả khẩu phần ăn để “chống chọi” với giá cả phòng trọ, điện nước “nhảy múa”. Bởi vậy, chuyện tăng học phí cũng phần nào khiến đời sống của nhiều sinh viên nghèo ngày càng “teo tóp”.

 

Bữa cơm trưa của sinh viên Hoàng Tú (trái) và Lê Minh ở xóm trọ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Q.Anh
Bữa cơm trưa của sinh viên Hoàng Tú (trái) và Lê Minh ở xóm trọ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Q.Anh

 

Ăn uống cho… qua ngày

Trước đây, khi nhắc tới cảnh đời sống sinh viên có lẽ ai cũng thuộc lòng với mô tuýp “gầy ốm vì đói ăn, thiếu thốn” thủa nào. Sinh viên thời nay nói chung điều kiện ăn, ở tốt hơn, nhưng với nhiều sinh viên nghèo, gánh nặng tiền ăn, học luôn đè nặng lên vai những người thân trong gia đình và mối lo này trong bối cảnh giá cả leo thang, học phí “nhảy múa” khiến không ít sinh viên lao đao tìm cách cắt giảm chi tiêu.

Chúng tôi gặp Hoàng Tú (quê ở Ba Vì, Hà Nội) sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội và Lê Minh (quê ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) sinh viên Trường ĐH Mỏ - Địa chất trong khu xóm trọ ở phố Trần Cung, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trong lúc Tú vừa mới “đi chợ” về với mớ rau muống. Tôi hỏi về bữa trưa nay, Tú chỉ vào mớ rau rồi hóm hỉnh nói: “Dạo này hết tiền hai đứa em chỉ ăn rau với cơm thôi”. Thấy tôi có vẻ chưa hiểu và nghi ngờ, Tú nói tiếp: “Đùa vậy chứ ăn rau sao mà sống nổi, tụi em vẫn còn ít thịt gửi nhà chủ trọ, lát lấy về luộc. Hôm nay có thịt, chứ mọi khi toàn rau, đậu”.

Vừa nhặt rau, Tú vừa chia sẻ với tôi: “Bây giờ cái gì cũng tăng giá anh ạ, cũng đành tiết kiệm để cố lấy được tấm bằng, mong nhanh ra trường để còn kiếm tiền trả khoản nợ mấy trăm triệu mà gia đình đã vay cho em ăn học. Mỗi ngày, mỗi tháng em tiêu tiền của gia đình mà thấy xót xa. Riêng tiền nhà là 1,2 triệu đồng/tháng, em và bạn Minh “cưa đôi”, tiền nước 80.000đồng/người, tiền điện 4.000đồng/số. Buổi sáng dậy tranh thủ nấu mì tôm, hoặc mua tạm cái bánh mì ăn cho đỡ đói rồi đi học. Bữa trưa hôm thì tí thịt, hôm thì tráng 3 quả trứng, lúc thì vài miếng đậu rán sốt cà chua kèm với mớ rau, củ luộc. Buổi tối vẫn là những “món tủ” ấy, nhưng được nấu với số lượng nhiều hơn vì sợ đêm đói”.

Ngồi gần đấy Lê Minh xen vào: “Ăn uống dè xẻn, gạo mang từ quê lên, thế mà cộng cả tiền mắm, muối, gas nữa là cả tháng mỗi người tiền ăn cũng hết khoảng 750.000 đồng/người. Tụi em không bị đói, nhưng phải căn ke tiền để mua thức ăn cho đủ cả tháng, tiền này không được “động” vào. Mỗi năm em lại thấy mọi thứ đều tăng từ giá trọ đến các loại thực phẩm ngoài chợ, vé xe buýt cũng tăng… Dịp này lại tăng học phí, tính ra cả năm đến cả chục triệu tiền học phí, kinh tế gia đình em ở nông thôn trông chờ mấy sào lúa, với mấy lứa lợn gà, chắc em phải tìm cách tiết kiệm hơn nữa hoặc tính đi làm thêm”.

Chật vật xoay sở 25.000 đồng cho ba bữa ăn

Trước việc học phí tăng so với năm học trước, Thanh Nga (sinh viên Trường ĐH Ngân hàng, Hà Nội) chia sẻ: “Mấy năm trước mỗi năm đã phải đóng khoảng 7 triệu đồng tiền học phí, nay lại tăng lên chắc chắn đời sống sinh viên sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ riêng em mà các bạn ở các tỉnh về học, trong đó có rất nhiều bạn ở nông thôn. So với năm học trước, sang năm học mới mỗi tháng chi phí của em trong việc học đã tăng lên đáng kể, mỗi tháng cũng phải hết 3,5 triệu đồng, đó là chưa tính học phí. Tiền học phí tăng lên, chắc chắn em sẽ phải giảm chi tiêu trong ăn uống, đi lại, mua sách vở”.

“Nếu như tăng học phí 200.000 đồng/tháng, đây sẽ là tiền ăn của em trong cả chục ngày trời rồi” - Thu Hằng (quê ở Phú Thọ), sinh viên năm thứ 3 (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ. Theo Thu Hằng, hàng tháng em chỉ nhận được khoảng 2,5 triệu đồng tiền từ bố mẹ gửi lên để trang trải học tập. Số tiền này em sẽ chi cho các khoản: Tiền phòng trọ, vé xe buýt, mua sách học, hàng tiêu dùng… Như vậy, mỗi tháng cũng chỉ còn lại hơn 600.000đồng tiền ăn. Mỗi ngày em sẽ chỉ được tiêu trong phạm vi khoảng 25.000đồng gồm ăn sáng, trưa và tối. “Đợt này tăng học phí, chắc sẽ phải “cân đối” lại mọi thứ để còn tiền đóng học phí”.

Việc tăng học phí đối với nhiều sinh viên ở thành phố phần nào ít bị tác động nhưng với những sinh viên ở vùng nông thôn, việc mỗi tháng tăng thêm khoảng 100-300.000 đồng tiền học phí sẽ bị tác động rất lớn, điều này cũng khiến bữa ăn của sinh viên “teo tóp” hơn trước. Dạo quanh một vòng các căng tin, các quán ăn của các trường như: ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân… vào buổi trưa ngày 3/12, mỗi suất ăn của sinh viên “lèo tèo” miếng thịt, ít rau và chan thêm nước thịt kho tàu, bát canh nhưng vẫn có giá từ 20.000đồng/suất.

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, việc tăng học phí ĐH, CĐ từ năm học 2015-2016 ở mức độ phù hợp có thể tạo ra “cú hích” để nâng cao chất lượng đào tạo… Tuy nhiên, thực tế hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, đời sống kinh tế còn không ít khó khăn. Mỗi lần điều chỉnh tăng học phí cùng với giá cả, chi phí ăn học tăng cũng đè thêm sức nặng cho hàng triệu gia đình sinh viên.

 

Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí từ nay đến năm 2021 có hiệu lực từ ngày 1/12, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư giao động từ 1,75 - 4,4 triệu đồng/tháng từ năm học 2015-2016 đến 2016-2017; Đến năm 2020-2021 mức học phí từ 2,05-5,05 triệu đồng/tháng. Đối với trường ĐH công lập chưa tự chủ tài chính, mức học phí 600.000 - 880.000 đồng/tháng năm học 2015-2016; Đến năm học 2020-2021 sẽ là 980.000 đồng - 1,43 triệu đồng/tháng.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Giáo dục - 14 phút trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Điểm chú ý, Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi cao nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Xã hội - 16 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 10/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 20 phút trước

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Nữ quái 'nổ' là Việt kiều để lừa người đàn ông hơn 9 tỷ đồng

Nữ quái 'nổ' là Việt kiều để lừa người đàn ông hơn 9 tỷ đồng

Pháp luật - 55 phút trước

GĐXH - Đối tượng lập facebook tên Đào Ngọc Minh với nhiều hình ảnh là cô gái xinh đẹp, giàu có rồi tiếp cận, làm quen và lừa nạn nhân hơn 9 tỷ đồng.

Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân

Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú đang được Bộ Công an lấy ý kiến, có đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

Tội ác của kẻ giết cô gái, hiếp dâm vào 29 Tết ở TP Thủ Đức

Tội ác của kẻ giết cô gái, hiếp dâm vào 29 Tết ở TP Thủ Đức

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo cáo buộc, Nguyễn Đăng Khoa đã lừa chị T. qua phòng trọ của mình giúp khiêng đồ, rồi sát hại nạn nhân cướp tài sản, hãm hại, phân xác phi tang.

2 lỗi bảo quản sổ hồng thường gặp có thể khiến nhiều người bị mất tiền oan

2 lỗi bảo quản sổ hồng thường gặp có thể khiến nhiều người bị mất tiền oan

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc bảo quản sổ hồng không đúng cách khiến cho nội dung trên sổ bị nhoè, hay mất chữ,.. có thể kiến cho việc công chứng trở nên vô cùng khó khăn.

Người đàn ông dùng dao đâm 2 nữ hàng xóm thương vong

Người đàn ông dùng dao đâm 2 nữ hàng xóm thương vong

Pháp luật - 2 giờ trước

Do mâu thuẫn, Bắc dùng dao đâm 2 người hàng xóm. Vụ việc khiến một nạn nhân tử vong, một người trọng thương.

Điều tra nguyên nhân vụ 4 công nhân Công ty Điện lực Chợ Lớn bị điện giật

Điều tra nguyên nhân vụ 4 công nhân Công ty Điện lực Chợ Lớn bị điện giật

Thời sự - 2 giờ trước

Các công nhân điện lực bị điện giật khi đang sửa đường dây cáp ngầm, phải chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, trong đó có 1 người bỏng nặng.

Nhận được tin này, công chức thấy tiếc khi một số khoản thu nhập sẽ không được nhận từ 1/7/2024

Nhận được tin này, công chức thấy tiếc khi một số khoản thu nhập sẽ không được nhận từ 1/7/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2024, chính sách cải cách tiền lương sẽ được thực hiện, trong đó có nhiều khoản thu nhập của công chức sẽ không còn. Vậy đó là những khoản nào?

Top