Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết nghèo trong ba gia đình cuối cùng làm nghề “chống lại hà bá” giữa Sài thành

Thứ hai, 19:25 16/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet – Qua bao con nước lớn nước ròng, trên những chiếc ghe cũ kỹ, rách bươm, những người dân xóm chài nghèo vẫn nương tựa vào nhau mà sống. Trái hẳn với cuộc sống sầm uất nơi phố thị, chốn nương thân của những phận đời khốn khổ nằm lọt thỏm giữa hai chân cầu Bình Lợi cũ và mới. Vòng xoáy mưu sinh khiến những phận đời lam lũ quên luôn cả thời khắc vạn vật đang giao mùa chuẩn bị đón năm mới...

Cuộc sống thiếu thốn trăm bề

Một chiều cuối năm, chúng tôi đến xóm chài nghèo nằm trên sông Sài Gòn, đoạn thuộc phường 13 (Q. Bình Thạnh). Xóm chài hiện giờ chỉ còn lại ba hộ gia đình với 8 người sống trên những chiếc ghe gỗ chắp vá, xiêu vẹo làm bằng tôn, phên và tre nứa. Họ đều là những người quê ở Vĩnh Phúc vào Sài Gòn lập nghiệp từ những năm 50 của thế kỷ trước và có họ hàng thân thiết với nhau. Công việc mưu sinh hàng ngày của những con người này là “đâm hà bá”.

Phải đi qua những chiếc cầu tạm bợ, chỏng chơ chúng tôi mới xuống đến  chiếc ghe nằm ngay đầu xóm. Đó là nơi cư ngụ của bà Nguyễn Thị Hai (82 tuổi) cùng gia đình vợ chồng cậu con trai. Hiện bà là người cao tuổi nhất và cũng là người gắn bó lâu nhất với xóm chài này. Bà tâm sự: “Mồ côi cha mẹ từ năm lên 7 tuổi, tôi cùng mấy người trong xóm hành nghề đan lưới, đánh cá đã hơn 70 năm. Năm 21 tuổi, tôi kết duyên với một người đàn ông cũng làm nghề chài lưới. Nhưng vì bệnh tật không có tiền chạy chữa, ông ấy qua đời cách đây 20 năm. Mấy mẹ con tôi vẫn cố bám lấy dòng sông này để mưu sinh”.

Một góc xóm chài nghèo.

Một góc xóm chài nghèo.

Mấy người con của bà lớn lên cũng quen với cảnh sông nước, với bèo, rác, mùi tanh tưởi của bùn sình… không được đến trường vì hoàn cảnh thiếu thốn. Họ đều theo mẹ làm nghề chài lưới. Đứa cháu trai của bà cũng vì nhà nghèo nên đành bỏ học giữa chừng. Cách đây mấy năm, người con gái duy nhất của bà trong một lần đem cá đi bán chẳng may bị xe đụng đã qua đời. Nhắc tới đứa con gái đoản mệnh, những giọt nước mắt mặn mòi khó nhọc lại lăn dài trên gò má khắc khổ của người mẹ nghèo. Bà bảo, sống lênh đênh trên chiếc ghe gỗ, nhiều lúc muốn thắp nén nhang ngày giỗ con cũng khó bởi sơ sẩy một chút hương nhang rơi xuống sàn có thể làm đồ đạc bị cháy sém.

Những chiếc ghe rệu rã, nằm dập dềnh trên sóng nước với từng làn khói bếp củi bay lên nghi ngút từ nồi cơm chiều đang được bà Hai khó nhọc nhen nhóm phía đuôi ghe. Khung cảnh ấy dễ làm lòng người thêm hoang hoải khi mà ngoài kia năm mới đang đến gần. Bữa cơm chiều mà bà Hai chuẩn bị, ngoài những đọt rau muống luộc chín nhừ còn có một vài con tép, con tôm anh con trai Nguyễn Ngọc Ái quăng lưới được từ lúc sáng. Vội lấy vạt áo quệt ngang những giọt mồ hôi đang chực rơi, bà tâm sự: “Sáng nay con trai tôi mới đi bắt được mấy con cá. Con nào to đem ra chợ bán, con nhỏ thì để lại ăn. Tôm cá ngày một ít dần, phải ra giữa dòng mới có. Hôm nào trời mưa gió, không bắt được cá thì cả nhà lại ăn nước tương qua bữa”.

Dù vất vả nhưng vợ chồng ông Chúc vẫn hạnh phúc.

Dù vất vả nhưng vợ chồng ông Chúc vẫn hạnh phúc.

Sống lênh đênh trên sóng nước, về đêm thấy trăng non trăng già, hừng sáng thấy mặt trời mọc, cuộc sống tưởng chừng như nhàn nhã. Nhưng thực tế, họ luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày là cả một nỗi lo. Nương theo hoàn cảnh, trước đây từ việc tắm rửa, giặt giũ đến nấu ăn, gia đình bà đều sử dụng nguồn nước sông. Nước đen ngòm, có khi sặc mùi tanh tưởi vẫn được bà đem vo gạo thổi cơm mỗi ngày. “Biết là ăn uống nước sông vào sẽ sinh ra nhiều bệnh tật nhưng không dùng thì chả biết lấy đâu cả. Khi có tiền, tôi cũng đi mua nước sạch nhưng hết tiền lại dùng nước sông. Bởi vậy mà bệnh tật ngoài da, ghẻ lở đối với tôi và mấy đứa con lúc nào cũng thường trực đe dọa”, bà cho hay.

Nước còn không có thì đèn điện – nguồn sáng văn minh đối với họ lại càng xa xỉ hơn. Đêm đến, những bóng người lại lom khom chui ra chui vào trong không gian chật chội của chiếc ghe được rọi sáng bằng chiếc đèn dầu leo lét. Bà bảo, ba năm trở lại đây, nhờ có ông Ba Chúc chia sẻ cả nhà mới được sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn, còn tắm rửa thì vẫn là nước sông. Ánh sáng ban đêm giờ đây được “sáng sủa” hơn nhờ có ánh đèn điện hắt vào từ chiếc cầu Bình Lợi mới được xây dựng. Cách nơi con ghe gia đình bà Hai neo đậu là “ngôi nhà” của ông Nguyễn Văn Chúc (SN 1957, còn gọi Ba Chúc).

Chiếc ghe gỗ của ông Chúc được phủ những tấm bạt và mái tôn phía trên xem chừng bớt tạm bợ hơn của gia đình hàng xóm. Các con ông đều đã lập gia đình và chuyển lên bờ sinh sống, ở dưới ghe chỉ còn ông với người vợ là bà Nguyễn Thị Hinh. Như bao người dân chài khác, công việc của ông bất kể ngày đêm, theo con nước lên xuống chèo thuyền dọc sông để quăng chài. Cạnh nơi ở của vợ chồng ông là chiếc bè rách nát của hai người em trai.

Tết có còn Xuân?

Có một điều đặc biệt về cuộc sống mưu sinh của ba hộ gia đình còn lại trong xóm chài nghèo đó là bao nhiêu năm sống ở khúc sông này cũng là ngần ấy năm họ gắn bó với nghề… vớt xác chết. Mới nghe qua, bất cứ ai cũng có thể rùng mình nhưng với những số phận nghèo khổ nơi đây thì đó là việc rất đỗi bình thường. Bởi đây không chỉ là cái nghề mà còn là cái nghiệp. Họ xem vớt xác chết là việc làm thiêng liêng, an ủi linh hồn người đã khuất. Ông Nguyễn Văn Chúc là một ngư dân khá nổi tiếng ở Sài thành vì với “sự nghiệp” gần 40 năm vớt xác, cả hai vợ chồng ông đã cứu vớt hơn 400 người bị tai nạn, tử tự trên sông. Những nếp nhăn xô nhau hiện trên khuôn mặt chất phác, ông trầm ngâm nhớ lại: “Hồi nhỏ, tôi đã theo ba đi quăng chài, không ít lần hai cha con bắt gặp xác chết trôi sông hay người tự vẫn. Thấy thế, hai cha con lôi xác vào và đem lên bờ loan tin để người nhà nạn nhân đến hoặc giao cho công an. Ban đầu mình còn nhỏ thấy người chết trôi cũng sợ lắm nhưng rồi sống trên sông nước lâu năm cũng thành quen. Giờ lấy vợ, mỗi lần gặp cảnh tương tự cả hai lại cùng nhau đưa xác vô bờ an toàn”.

Bà Nguyễn Thị Hai trên chiếc ghe, tài sản quý giá nhất của gia đình.

Bà Nguyễn Thị Hai trên chiếc ghe, tài sản quý giá nhất của gia đình.

Với cái nghề đặc biệt, không kể đêm hôm chỉ cần nghe có người gọi điện đâu đó có người cần giúp đỡ là họ bỏ ngay công việc đánh cá lại để đi cứu giúp thì cái Tết của ho cũng “đặc biệt”. Không giấu diếm, bà Nguyễn Thị Hinh (vợ ông Ba Chúc) chia sẻ: “Mỗi lần cứu người, chúng tôi được người nhà nạn nhân cho vài trăm, dăm trăm… Thú thực, họ đưa cũng được mà không đưa cũng chả sao, bởi vậy chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi. Nhiều khi 30 Tết rồi mà còn đi vớt xác, chỉ trừ ngày mồng Một là không đi. Không phải vì kiêng kị gì mà ngày này con cháu ở trên bờ đều xuống ghe thăm hai thân già. Không muốn tụi nhỏ buồn nên chúng tôi ở nhà ngày này nhưng cũng may chưa năm nào mồng một Tết mà có người gặp nạn”.

Khi nghe chúng tôi nhắc đến Tết, những người dân chài nơi đây lại lặng thinh. Trầm ngâm chốc lát, bà Hai tâm sự: “Gia đình tôi ở đây ba đời rồi mà chưa lên nổi đất liền. Tết nhất cũng chẳng có gì nên chúng tôi không dọn dẹp gì cả, cả năm ở sao thì để vậy. Tết cũng có người trên bờ ghé qua cho gạo, dầu ăn, nước mắm chứ tôi dành dụm cũng chỉ mua được cặp bánh chưng. Tết ở đây buồn lắm, nhất là tôi già cả rồi mà vẫn sống cảnh sông nước nên lại càng buồn”.

Bà Hinh cũng trải lòng: “Ở đây ăn Tết xoàng lắm. Lúc mấy đứa con còn bé, Tết người ta trên bờ được 10 thì mình cũng cố lấy 2. Cái hai ở đây là mua cho mỗi đứa con bộ quần áo, có được nồi thịt kho trứng và bánh kẹo. Khi chưa bắt ké điện, nước ở trên bờ, buổi tối buồn và hiu hắt lắm. Nhất là mấy ngày tết chỉ có ngọn đèn dầu, nhìn con ăn cơm mà bố mẹ rớt nước mắt. Chỉ bốn năm trở lại đây là sáng sủa hơn mà thôi. Hai vợ chồng tôi giờ không còn nghĩ đến tết nữa, chỉ lo ba bữa ăn no là mừng rồi”.

Khôi Nguyên

Khôi Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?

Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối

Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối

Đời sống - 1 giờ trước

Lực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.

Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện

Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 9 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 11 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 11 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Top