Tết Việt rườm rà (3): Vẫn còn "đàn ông mâm trên, đàn bà mâm dưới"!
GiadinhNet - Những đứa trẻ trong gia đình phân biệt mâm trên-mâm dưới sẽ nghĩ gì khi bà chúng, mẹ chúng phải chờ đàn ông "đụng đũa" mới được ăn hoặc giữa ngày xuân các bà, các mẹ tuyệt nhiên không được một chén rượu mừng, một lời chúc tụng?...
Chờ mâm trên "đụng đũa" mới được ăn
Ngày Tết, ở nhiều làng quê Việt vẫn duy trì phong tục mâm trên - mâm dưới một cách khắt khe. Theo đó, toàn bộ đàn ông thường được ngồi mâm trên còn phụ nữ thì ngồi mâm dưới. Hễ mâm trên "đụng đũa" thì mâm dưới mới được "ăn theo". Tất nhiên không phải 100% các gia đình đều như thế nhưng phong tục nặng nề này đã tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng miền phía Bắc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nguồn gốc của phong tục này bắt nguồn từ việc ăn uống đông đúc với nhiều thế hệ trong gia đình, dòng họ nên thường chia ra nhiều mâm, mỗi mâm sẽ có sự tương đồng về vai vế, độ tuổi để tiện bề xưng hô, giao tiếp. Sau này, việc đàn ông ngồi mâm riêng cũng được lý giải theo cách dễ chấp nhận là để tiện rượu chè, chúc tụng.
Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của mỗi vùng miền mà phong tục này đã phân hóa một cách đa dạng, phức tạp. Thậm chí, cách thức sum họp dịp lễ Tết này còn dây dưa sang cả lề lối ngày thường. Đó là những người chồng đến bữa cơm ngồi ngất ngưởng trên phản cao bên cút rượu, con cái và vợ hoặc chui vào xó bếp hoặc rải manh chiếu dưới nền nhà chờ chồng "đụng đũa". Giữa ngày Tết đòi hỏi không khí vui vẻ, chan hòa mà chuyện mâm trên-mâm dưới bị mang ra đe nẹt, phân biệt thì vui sao cho được.
Trao đổi với Báo Gia đình & Xã hội, chị Nguyễn Thu An - một phụ nữ gốc Nam làm dâu xứ Bắc tâm sự: "Ở quê chồng tôi, một làng quê thuộc vùng chiêm trũng tỉnh Hà Nam cứ ngày Tết đến là nhao nhác vì chuyện chia mâm, đợi mâm. Theo đó, ngoài lo việc cỗ bàn thì phụ nữ trong nhà phải cố nhớ cho được vai vế của từng người đàn ông trong họ mạc để mời họ lên mâm. Các bậc trưởng lão mời ngồi phản giữa nhà, kế hai bên là con trưởng, con trai, cháu trai, sau tất cả là đàn bà con dâu con gái và tất nhiên phải chờ đủ người mới ngồi, ngồi đủ mới dọn cỗ. Mỗi bữa cơm Tết như vậy thường mất rất nhiều thời gian, nghi lễ. Chưa kể đàn ông không có con trai sẽ không được ngồi cùng".
Trong nhà chị Thu An, em chồng chị là con thứ, lại sinh con một bề thành ra chỗ ngồi bên mâm cỗ Tết được mặc định là mâm dưới. Chị kể, dù là người đàn ông có sự nghiệp thành đạt, vợ đẹp con khôn, ở công ty có uy "hét ra lửa" nhưng mỗi lần về Tết quê lại đối diện với nỗi ngậm ngùi. Khi ngồi cạnh chị em, vợ con, anh ta thường nói vui rằng: "Nếu không có đàn bà con gái lo bếp núc đến mâm dưới cũng chẳng có mà ăn!". Nhưng đâu phải người đàn ông nào cũng bình thản được như thế.
Bằng chứng là nhiều gia đình, giữa ngày xuân vẫn nhiếc móc, cạnh khóe nhau vì mỗi cái vị trí ngồi. Nào: Tại sao ông được ngồi cùng tôi? Chỗ của ông phải ở đằng, của tôi đằng kia này mới đúng vai vế... rồi đến cả những người đàn ông ấm ức vì "nỗi đau thị mẹt" khi bị phân biệt thì đỏ mặt tía tai gây gổ ngay. Dân gian có câu "Trời đánh tránh miếng ăn" nhưng nhiều gia đình, rạn vỡ bắt đầu từ chỗ ngồi ăn!

Niềm vui ngày Tết đầy mộc mạc
Phụ nữ có cần được chúc rượu?
Đương nhiên là cần! Thậm chí nhiều người đàn ông vẫn ý thức rõ tình yêu với mẹ, với vợ vì họ nặng gánh hi sinh, vất vả. Trong mái nhà đầy hương vị Tết, nếu không có những người phụ nữ dậy từ tinh mơ gà gáy nấu cỗ cúng gia tiên đến cuối ngày vẫn còn vục đầu rửa từng mâm bát đĩa thì ngày Tết có gì mà nhớ mà thương? Ấy thế nhưng tại sao đến một mâm cơm sum vầy, một chén rượu xuân đúng nghĩa họ không có quyền hưởng?
Hẳn sẽ có người buột miệng nói rằng uống thì cứ uống thôi, ai cấm! Nhưng điều những người đàn bà quen ngồi mâm dưới cần đâu phải cái chén rượu nghĩa đen dốc thẳng vào cổ họng mà là sự chia sẻ, chung vui và tôn trọng trong giờ khắc thiêng liêng giao hòa giữa năm cũ, năm mới; giữa lối sống cổ truyền và hiện đại. Ngay cả mâm trên - mâm dưới ở góc độ văn hóa, tâm lý cũng không đơn thuần là sự khác biệt về vị trí nữa mà nhiều khi đó là nỗi ám ảnh, mặc cảm sâu xa.
Những đứa trẻ trong gia đình phân biệt mâm trên-mâm dưới sẽ nghĩ gì khi bà chúng, mẹ chúng phải chờ đàn ông "đụng đũa" mới được ăn hoặc giữa ngày xuân các bà, các mẹ tuyệt nhiên không được một chén rượu mừng, một lời chúc tụng?... Trong khi đời sống hiện đại đã tân tiến đến mức các thiết kế bồn rửa bát cũng hướng ra ngoài để người phụ nữ khỏi "cô đơn" với bức tường trước mặt với nỗi buồn của dáng lưng cong cong như ong thợ tất tưởi lo dọn dẹp lau chùi.
Có thể, nếu mặc kệ những người phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ thôn quê), họ sẽ vẫn "tình nguyện" ngồi mâm dưới vì tâm lý, quan niệm hay đơn giản để tiện chăm sóc con cái trong bữa ăn hay mẹ con, chị em nói chuyện cho hợp nhưng hỏi những người đàn ông mâm trên đang đỏ mặt tía tai vì rượu hay rung đùi hãnh diện về danh phận đàn ông niềm hạnh phúc sum vầy đúng nghĩa đang thường trực trong ý nghĩ, trong niềm trắc ẩn của mình, hẳn sẽ mong manh lắm.
Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút
Đời sống - 6 giờ trướcCú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 22 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sốngGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.