Thái Nguyên: Vì sao trong 2 năm chuyển đổi trên 4.000 ha đất nông nghiệp?
GiadinhNet - Dư luận cho rằng việc HĐND tỉnh Thái Nguyên ra Nghị quyết chuyển đổi trên 4.000 ha đất nông nghiệp với hơn 1.400 ha đất chuyên lúa sang mục đích sử dụng khác đang đi ngược với chủ trương chung của Quốc hội và Chính phủ.
Đi ngược lại chủ trương chung của Quốc hội và Chính phủ?
Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương bảo vệ 3,8 triệu hecta đất nông nghiệp, Luật Đất đai cũng đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm qua, tỉnh Thái nguyên lại liên tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Riêng năm 2018, tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi tới 1.476 ha đất nông nghiệp. Không dừng lại ở đó, ngày 8/12/2018, HĐND tỉnh này lại ra Nghị quyết sẽ tiếp tục chuyển đổi thêm 3.356 ha đất nông nghiệp trong năm 2019.
Nghị quyết 25 ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất thông qua 303 công trình, dự án chuyển tiếp từ năm 2018 sang thực hiện năm 2019 với diện tích sử dụng đất là 1.555 ha, trong đó có sử dụng 632 ha đất chuyên trồng lúa và 0,44 ha đất rừng phòng hộ.

Xẻ đất rừng khai thác vàng ở Thái Nguyên. (ảnh: HC)
HĐND tỉnh Thái Nguyên cũng đã thông qua 352 công trình dự án đăng kí mới trong năm 2019 với diện tích sử dụng đất là 2.589 ha có sử dụng 825 ha đất chuyên trồng lúa và 0,03 đất rừng đặc dụng.
Điều đáng nói là trong số 825 ha đất chuyên lúa mà công trình dự án đăng kí mới năm 2019 chỉ có 14 dự án sử dụng đến 209 ha đất lúa mà tỉnh Thái Nguyên xác định phải trình Thủ tướng Chính Phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Còn phần lớn diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi đều do HĐND tỉnh tự quyết thông qua.
Dư luận cho rằng việc HĐND tỉnh Thái Nguyên ra Nghị quyết chuyển đổi trên 4.000 ha đất nông nghiệp với hơn 1.400 ha đất chuyên lúa sang mục đích sử dụng khác đang đi ngược với chủ trương chung của Quốc hội và Chính phủ.
Dư luận tại Thái Nguyên nghi ngại việc chuyển đổi này có dấu hiệu để phục vụ cho một nhóm lợi ích và cần phải được xác định rõ có trái pháp luật hay không? Để tìm hiểu vấn đề chuyển đổi đất này, phóng viên đã ghi nhận ở những dự án sử dụng đất nông nghiệp với quy mô diện tích lớn.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, nhiều dự án có chuyển đổi đất lúa được tỉnh Thái Nguyên phê duyệt như: Mỏ vàng sa khoáng Khắc Kiệm và mỏ vàng sa khoáng Nam Thung lũng Khắc Kiệm; Nhà máy gạch Tuynel xóm Bún 1; Mở rộng mỏ đá Núi Chuông; Khai thác khoáng sản quặng sắt mỏ Linh Sơn; Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Sơn Cẩm 3…
Trong đó, mỗi dự án mỏ cũng lấy đi cả chục ha đất lúa; mỗi dự án khu dân cư, khu cụm công nghiệp cũng lấy đi ít nhất vài chục ha. Chỉ tính riêng hai dự án khu đô thị của một doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn cũng đã khiến tỉnh Thái Nguyên mất gần trăm ha đất lúa.
Việc tỉnh Thái Nguyên liên tục cấp phép cho các doanh nghiệp lấy đi hàng ngàn ha đất trồng lúa khiến nhiều năm nay người dân phải sống trong cảnh phập phồng, bất an, chẳng biết khi nào mất ruộng.
UBND tỉnh Thái Nguyên lách luật?

Khai trường khai thác mỏ vàng của doanh nghiệp được tỉnh Thái Nguyên giao mỏ. (ảnh: HC)
Hiện hai mỏ vàng sa khoáng gồm mỏ cánh đồng Khắc Kiệm và mỏ Nam thung lũng Khắc Kiệm được UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho Công ty Thăng Long khai thác. Tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 799/2009, mỏ Khắc Kiệm có diện tích là 42,09 ha, trong đó diện tích khu vực khai thác trên 34 ha đất trồng lúa 2 vụ thuộc cánh đồng Khắc Kiệm.
Theo luật đất đai 2013 tại Khoản 1, Điều 58 quy định, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên; từ 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa; dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
UBND tỉnh Thái Nguyên đã chia diện tích đất lúa chuyển đổi thành các giai đoạn để trình HĐND thông qua kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và kế hoạch sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh, trong đó chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất khai thác khoáng sản của dự án mỏ vàng sa khoáng Khắc Kiệm thành công trình, dự án đã được phê duyệt bổ sung, chuyển tiếp trong năm 2018 (tại Phụ lục 01, số thứ tự 306) với diện tích đợt một là 10 ha, trong đó đất trồng lúa là 8 ha. Trong năm 2019 tiếp tục sử dụng 8ha đất trồng lúa (Phụ lục 06, số thứ tự 15) chuyển mục đích sang khai thác mỏ sa khoáng và công trình phụ trợ (đợt 2).
Như vậy tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khai thác khoáng sản của dự án mỏ vàng sa khoáng Khắc Kiệm trong 2 đợt theo Nghị quyết số 25/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thái Nguyên là 16 ha, vượt diện tích đất lúa mà HĐND tỉnh được phép chuyển đổi theo Luật Đất đai.
Luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn luật sư TP. Hà Nội:
“Luật đất đai 2013 quy định rõ ràng tại Khoản 1, Điều 58 rằng: Việc chuyển đổi từ 10 ha đất trồng lúa trở lên; từ 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên thì phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ được phép chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa; dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Nhưng thực tế hiện nay, để lách luật, có hiện tượng các địa phương chia nhỏ diện tích chuyển đổi để phù hợp với thẩm quyền để địa phương tự quyết. Đây là một cách lách luật đang diễn ra ở một số địa phương làm tiêu hao đất nông nghiệp cho lợi ích phát triển trước mắt.
Ngay trong Luật Đất đai 2013 tiêu chí không rõ ràng vì vậy dẫn tới hiện trạng là bất kỳ một dự án kinh tế nào cũng có thể đẩy người dân ra khỏi nhà, mất đất sản xuất để giao đất cho một số chủ đầu tư thực hiện dự án.
Cụm từ “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia” trong Điều 62 của Luật Đất đai 2013 rất chung chung và không có sự phân loại cụ thể, không quy định rõ được thế nào là lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và dự án phát triển kinh tế.
Hiện nay, quy trình được thực hiện theo cơ chế Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất được nhiều nơi áp dụng. Theo đó, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc gia…, còn đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì nhà đầu tư được tự thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên, vấn đề này còn nhiều bát cập” - luật sư Thu phân tích.
Hà Châu

Người thân của kẻ giết con để trục lợi bảo hiểm: 'Tôi sốc không ngủ được...'
Pháp luật - 1 giờ trướcNgười nhà cho hay, khi biết Tô Thị Ty Na chơi bời, bài bạc thì có khuyên bảo nhưng bản tính ngang bướng, không ai chuyện trò được. Bà này thường xuyên vắng nhà, không chăm sóc con cái, đến ngày giỗ chồng, giỗ con cũng chỉ thuê người nấu đồ cúng chứ không về nhà.

'Biển người' hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Thời sự - 3 giờ trướcChiều 6/4 (9/3 Âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lễ, vãn cảnh trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Người mẹ giết con trục lợi bảo hiểm từng đi tù vì tội trộm cắp
Pháp luật - 4 giờ trướcTô Thị Ty Na - người mẹ ác quỷ nghi giết con trai để trục lợi bảo hiểm từng lĩnh mức án 40 tháng tù giam vì tội trộm cắp tài sản.

Nhiều người văng xuống đường sau cú va chạm giữa xe khách và xe đầu kéo ở Tuyên Quang
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe đầu kéo xảy ra trên đoạn đường qua huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) khiến 4 người trên xe khách rơi xuống đường, nhiều người khác bị thương.

Con giáp hay dính phải thị phi chỉ vì quá ưu tú
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Sự ưu tú, nổi trội hơn người khiến những con giáp này dễ trở thành tầm ngắm của những kẻ tiểu nhân. Quả thật là "nằm không cũng trúng đạn" mà!

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.

Đến công viên tập thể dục, người đàn ông bị 'cuỗm' hàng chục triệu đồng
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Bỏ hơn 52 triệu đồng trong cốp xe máy để ở công viên đi tập thể dục, khi ra về phát hiện mất tài sản, người đàn ông trình báo công an.

Thanh Hóa có bao nhiêu công chức cấp xã trước khi sát nhập?
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH – Tính từ năm 2017 đến nay, Thanh Hóa là địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước. Đến ngày 1/3/2025, toàn tỉnh có 10.799 công chức xã.

Hai xe máy đấu đầu trên quốc lộ 1A, 3 người thương vong
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Hai xe máy đấu đầu khi đang di chuyển trên quốc lộ 1A trong đêm làm 2 người tử vong, 1 người thương nặng, phương tiện hư hại nghiêm trọng.

'Thông chốt' lao xe vào CSGT, nam thanh niên bị khởi tố
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra của CSGT mà tăng tốc, lao xe vào một cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ sau đó bỏ chạy khỏi hiện trường.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương
Xã hộiGĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.