Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thắt ống dẫn trứng - cách tránh thai "không có đường lui"

Thứ tư, 04:50 26/08/2015 | Dân số và phát triển

Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai ở nữ giới (còn gọi là triệt sản nữ). Đây là biện pháp vĩnh viễn nên bạn sẽ không thể thay đổi sau đó.

Thưa bác sĩ, em sinh được một em bé năm 2013, sau đó vợ chồng em dùng bao cao su để tránh thai. Đến nay, em muốn  chuyển sang biện pháp tránh thai là . Tuy nhiên, em chưa hiểu nhiều về biện pháp này. Mong bác sĩ tư vấn thêm giúp em. Em xin cảm ơn! (Hoàng Ly)

Trả lời:

Bạn Hoàng Ly thân mến!

Ở tình trạng sức khỏe bình thường, mỗi tháng, ống dẫn trứng đưa một trứng từ buồng trứng tới tử cung. Nếu thuận lợi, trứng gặp tinh trùng thì có thể thụ thai. Nhưng nếu đã thắt ống dẫn trứng, việc thụ thai sẽ không thể diễn ra do trứng không đi qua ống và gặp tinh trùng. Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai ở nữ giới (còn gọi là triệt sản nữ). Thắt ống dẫn trứng là thủ thuật ngoại khoa bao gồm cắt đoạn, tiêu hủy bằng dao đốt điện, kẹp lại bằng vòng khoen hay kẹp, đút nút hoặc làm đông lạnh để trứng không thể đi qua ống và tinh trùng không thể đến được với trứng, nên không thể thụ thai được.

thắt ống dẫn trứng

Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai ở nữ giới (còn gọi là triệt sản nữ).  Ảnh minh họa

Thắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện ngay sau khi sinh hoặc đợi 3-6 tháng sau. Thắt ống dẫn trứng ngay sau đẻ thường thuận tiện vì thành bụng của bạn đang giãn và đáy tử cung nằm gần ngang rốn, đường vào của vết mổ nên dễ tiếp cận với ống hơn. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ gây mê tại chỗ cho bạn trong thời gian ngắn. Thủ thuật này có thể có nguy cơ phản ứng với thuốc tê, hơi khó chịu trong thời gian liền vết mổ, nhiễm trùng vùng chậu, tổn thương mạch máu trong ổ bụng, tổn thương ruột hoặc bàng quang,…

Trong năm đầu tiên sau thủ thuật, khả năng có thai là dưới 1%. Quá thời gian này, hai mỏm ống dẫn trứng có thể liền vào nhau khiến bạn có thể có thai.

Thắt ống dẫn trứng không ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt bình thường và thường thấy thoải mái hơn khi quan hệ tình dục vì không còn lo lắng có thai ngoài ý muốn. Thắt ống dẫn trứng chỉ có hiệu quả tránh thai chứ không thể phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nếu bạn muốn dùng biện pháp tránh thai này, hãy tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám, tư vấn cẩn thận. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc một điều: Vì đây là biện pháp vĩnh viễn nên bạn sẽ không thể thay đổi sau đó. Sau khi thắt ống dẫn trứng, nếu muốn có thai, bạn chỉ còn cách thụ tinh ống nghiệm.

Bạn hãy cân nhắc trước khi quyết định nhé!

Theo Afamily

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Top